Trào lưu nghệ thuật

(Đổi hướng từ Trào lưu mỹ thuật)

Trào lưu mỹ thuật hay trường phái mỹ thuật là một xu hướng hoặc phong cách mỹ thuật tuân theo một mục đích hoặc triết lý cụ thể, trào lưu mỹ thuật được những nhóm các nghệ sĩ theo đuổi trong một khoảng thời gian nhất định. Trong mỹ thuật phương Tây, khái niệm trào lưu mỹ thuật có vai trò phân loại quan trọng, đặc biệt là cho mỹ thuật phương Tây thế kỷ 20 vì có rất nhiều trào lưu và nhóm nghệ sĩ khác nhau coi họ là trào lưu mang tính tiên phong. Khi triết lý của trào lưu không chỉ dừng lại ở các hình thức nghệ thuật thị giác như hội họa, điêu khắc, kiến trúc mà còn là một phần của trào lưu nghệ thuật lớn hơn trong văn học, âm nhạc, trào lưu mỹ thuật thường được coi là một phần của trào lưu hay chủ nghĩa nghệ thuật.

Trào lưu mỹ thuật phương Tây

sửa

Mỹ thuật phương Tây thường được đánh dấu bằng thời kỳ Phục Hưng mà tiên phong là các họa sĩ và nhà điêu khắc Ý. Dưới đây là danh sách các trào lưu mỹ thuật chính của phương Tây từ thời kỳ Phục Hưng đến cuối thế kỷ 20.

Thời gian Trào lưu Đại diện tiêu biểu
g. TK 15 - g. TK 16 Chủ nghĩa Phục hưng Giotto di Bondone, Botticelli, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael, Titian (Ý), Jean Fouquet (Pháp), Albrecht Dürer (Đức)
g. TK 16 - d. TK 17 Nghệ thuật kiểu cách Pontormo, Giulio Romano, Bronzino (Ý), Le Greco (Tây Ban Nha), Ambroise Dubois (Pháp), Cornelisz Van Haarlem (Hà Lan)
c. TK 16 - d. TK 18 Chủ nghĩa Cổ điển Annibale Carrache, Guido Reni, Domenico Zampieri (Ý), Nicolas Poussin, Philippe de Champaigne, Charles Le Brun (Pháp)
c. TK 16 - g. TK 17 Trường phái Caravagio Caravagio, Orazio Borgianni, Bartolomeo Manfredi (Ý), Diego Velázquez (Tây Ban Nha), Valentin, Georges de La Tour (Pháp), Dirck Van Baburen (Hà Lan)
g. TK 17 - g. TK 18 Trường phái Baroque Pietro Berrettini, Giovanni Lanfranco, Baciccio, Andrea Pozzo (Ý), Pierre Paul Rubens (Hà Lan)
d. TK 18 - c. TK 18 Trường phái Rococo Giambatista Tiepolo (Ý), Antoine Watteau, François Boucher (Pháp)
g. TK 18 - d. TK 19 Chủ nghĩa Tân cổ điển Jean-François Peirre Peyron, Jacques Louis David (Pháp), Anton Raphael Mengs (Đức), Gavin Hamilton (Anh)
d. TK 19 - g. TK 19 Chủ nghĩa Lãng mạn Antoine-Jean Gros, Théodore Géricault, Jean Auguste Dominique Ingres, Eugène Delacroix (Pháp), Francisco Goya (Tây Ban Nha), Johann Heinrich Füssli, Joseph Mallord William Turner, William Blake (Anh)
c. TN 1820 - d. TN 1860 Trường phái Barbizon Théodore Rousseau, Jean-François Millet (Pháp)
c. TN 1840 - g. TN 1870 Chủ nghĩa Kinh viện Alexandre Cabanel, Dominique Papety, Jean-Léon Gérôme, Paul Baudry (Pháp)
d. TN 1850 - c. TN 1890 Chủ nghĩa Hiện thực Jean-François Millet, Gustave Courbet (Pháp), Ilya Efimovitch Repin (Nga), Jozef Israels (Hà Lan)
d. TN 1850 - c. TN 1890 Chủ nghĩa Ấn tượng Camille Pissarro, Edouard Manet, Edgar Degas, Paul Cézanne, Alfred Sisley, Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Paul Gauguin, Henri Toulouse-Lautrec (Pháp), Vincent Van Gogh (Hà Lan), Johann Heinrich Füssli, Joseph Mallord William Turner (Anh)
d. TN 1880 - c. TN 1890 Trường phái Tự nhiên Jules Bastien-Lepage, Adolf Roll, Jean-Charles Cazin (Pháp), Max Liebermann (Đức), Constantin Meunier (Bỉ)
TN 1880 Glasgow Boys William York Macgregor, John Lavery, George Henry, James Guthrie (Scotland)
TN 1880 Trường phái Hồn nhiên Douanier Rousseau, Séraphine de Senlis, Camille Bombois (Pháp)
d. TN 1880 - d. TN 1900 Chủ nghĩa Tân ấn tượng Camille Pissarro, Georges-Pierre Seurat, Paul Signac (Pháp), Théo Van Rysselberghe (Bỉ)
TN 1890 Trường phái Tượng trưng Pierre Puvis de Chavannes, Gustave Moreau (Pháp), Adria Gual-Queralt (Tây Ban Nha), Edward Burne-Jones (Anh), Edvard Munch (Na Uy), Martiros Sergeievitch Sarian (Nga), Arnold Böcklin (Thụy Sĩ)
TN 1890 Trường phái Pont-Aven Paul Gauguin, Paul Sérusier (Pháp)
c. TN 1890 Art nouveau Otto Eckmann (Đức), Gustav Klimt (Áo), Jan Toorop (Hà Lan)
d. TN 1900 - d. TN 1930 Chủ nghĩa Biểu hiện Chaïm Soutine (Pháp), Ernst Ludwig Kirchner, Erich Heckel (Đức), Oskar Kokoschka, Egon Schiele (Áo), Alexei von Jawlensky (Nga)
TN 1900 Trường phái Dã thú Henri Matisse, Maurice De Vlaminck, Georges Braque, André Derain (Pháp)
d. TN 1900 - c. TN 1910 Trường phái Lập thể Georges Braque, Albert Gleizes, Jean Jean Metzinger (Pháp), Pablo Picasso, Juan Gris (Tây Ban Nha)
c. TN 1900 - c. TN 1920 Trường phái Vị lai Giacomo Balla, Gino Severini, Umberto Boccioni (Ý)
c. TN 1900 - c. TN 1920 Chủ nghĩa Trừu tượng Vasily Kandinsky, Kazimir Severinovitch Malevitch (Nga), Piet Mondrian (Hà Lan)
d. TN 1910 - g. TN 1920 Chủ nghĩa Dada Marcel Duchamp (Pháp), Man Ray (Hoa Kỳ)
TN 1920 Art déco André Lhote, Jean Dupas (Pháp), Pablo Picasso (Tây Ban Nha), Tamara de Lempicka, Alexandre Alexandrovitch Deineka (Nga), Charles Meere (Anh), Charles Sheeler (Hoa Kỳ)
d. TN 1920 - g. TN 1940 Chủ nghĩa Siêu thực René Magritte (Bỉ), Joan Miró, Salvador Dalí, Antoni Tàpies (Tây Ban Nha), Dado (Nam Tư), Josef Sima, Adolf Hoffmeister (Tiệp Khắc)
d. TN 1930 - c. TN 1980 Chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa Boris Mikhailovitch Koustodiev, Issak Izrailevitch Brodski, Aleksandr Mikhailovitch Guerassimov, Alexandre Alexandrovitch Deineka (Liên Xô)
d. TN 1940 - c. TN 1950 Trường phái Biểu hiện trừu tượng Willem De Kooning, Arshile Gorky, Marl Rothko, Franz Kline, Clifford Still (Hoa Kỳ)
g. TN 1940 - g. TN 1950 Action Painting Willem De Kooning, Franz Kline, Jackson Pollock (Hoa Kỳ)
g. TN 1950 - c. TN 1960 Pop art Roy Lichtenstein, Andy Warhol (Hoa Kỳ), Ronald Kitaj (Anh)

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  • Patricia Fride-Carrassat, Isabelle Marcadé (2008). Les mouvements dans la peinture. Larousse. ISBN 978-203-583969-5.

Liên kết ngoài

sửa
  • WebMuseum, Paris - Giới thiệu về các trào lưu mỹ thuật cùng cách phân loại