Trác Văn Quân (Hán tự: 卓文君), còn có tên Văn Hậu (文後), là một tài nữ nổi danh thời Tây Hán, thê tử của Tư Mã Tương Như.

Trác Văn Quân
卓文君
Trác Văn Quân, minh họa trong Lịch triều danh viện thi từ (歷朝名媛詩詞)
Tên khácVăn Hậu (文後)
Tên húyWenhou
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húy
Wenhou
Ngày sinh
175 TCN
Nơi sinh
Hàm Đan
Mất121 TCN
Giới tínhnữ
Gia quyến
Phu quân
Tư Mã Tương Như
Nghề nghiệpnhà thơ, nhà văn
Dân tộcngười Hán
Quốc giaHán
Quốc tịchTây Hán
Thời kỳTây Hán

Nổi tiếng qua điển tích Khúc Phượng cầu hoàng (鳳求凰) với Tư Mã Tương Như, Văn Quân cùng Tiết Đào, Hoa Nhị phu nhânHoàng Nga được xưng là Thục trung Tứ đại tài nữ (蜀中四大才女).

Cuộc đời sửa

Tổ tiên Trác thị nguyên quán ở Hàm Đan, chuyên làm đun đúc vũ khí. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, cưỡng bách phú hộ nước Triệu phải di dời đến vùng Lâm Cùng, Thục Quận (蜀郡临邛; nay là Cung Lai, Tứ Xuyên). Trác Văn Quân là con gái của Trác Vương Tôn (卓王孫)[1], tư sắc diễm lệ lạ thường, biết chơi đàn cầm và biết làm thơ, nổi tiếng có tài ứng đối[2].

Năm 16 tuổi, Văn Quân được gả đi lấy chồng (không rõ tên họ), nhưng năm sau thì chồng chết, nàng được đưa về nhà mẹ đẻ. Khi ấy, có danh sĩ Tư Mã Tương Như, đi theo Lương Hiếu vương. Sau khi Lương Hiếu vương qua đời, Tư Mã Tương Như quay về Thành Đô, nhưng do gia cảnh bần hàn, không đủ sức duy trì nếp sống thường nhật, nên phải ở cùng Huyện lệnh Lâm Cùng là Vương Cát (王吉)[3].

Một hôm, Trác Vương Tôn cùng nhà họ Trịnh nghe được nhà huyện lệnh có khách quý, bèn bàn nhau mở tiệc và mời Tư Mã Tương Như đến nhà Trác Vương Tôn dự yến tiệc[4]. Khi đó, Tương Như vẫn là từ chối, nhưng Vương Cát tự đích thân đến mời, nên Tương Như miễn cưỡng đến nhà họ Trác. Vào dự yến, Tương Như cùng Vương Cát và họ Trác, họ Trình trò truyện, Vương Cát ngẫu hứng mời Tương Như đàn một khúc góp vui, không tiện từ chối, thế là Tương Như đàn một khúc Phượng cầu hoàng (鳳求凰)[5]. Phượng cầu kì hoàng là chim phượng đi tìm chim hoàng. Như vậy, đây là khúc hát tình yêu. Đây nhìn tuy vô tình, nhưng lại hữu ý. Vốn dĩ Tương Như nghe nhà họ Trác có cô con gái còn trẻ mà đã sớm thành góa phụ, trong lòng bèn có hứng thú. Lại nghe Văn Quân thích nghe đàn, Tương Như sắp xếp thật tự nhiên nhất để mình có thể bày tài nghệ ra. Trác Văn Quân ở trong phòng nghe thấy, tò mò nhìn trộm trông ra, vừa nhìn đã đem lòng si mê, nhưng cũng sợ không xứng với Tương Như[6]. Sau khi yến tiệc tàn, Tương Như ngầm hẹn tỳ nữ của Văn Quân, chuyển đạt tình ý của mình. Ngay đêm đó, Văn Quân gói tư trang cùng Tương Như chạy trốn[7].

Trác Vương Tôn biết chuyện, cực kỳ giận dữ, quyết từ con gái[8]. Sau khi đến Thành Đô, 2 vợ chồng sống cảnh bần hàn không chịu được, bèn đến Lâm Cùng mở một quán rượu buôn bán[9]. Về sau, Trác Vương Tôn biết chuyện, cảm thấy bị sỉ nhục, đóng cửu không ra khỏi nhà. Trong họ Trác có tới mấy người đến khuyên bảo:"“Ông có một con trai hai con gái, trong nhà không thiếu tiền tài. Hiện giờ, Văn Quân đã thành thê tử của Tư Mã Trường Khanh, Trường Khanh vốn dĩ cũng đã chán ghét rời nhà bôn ba kiếp sống, tuy rằng bần cùng, nhưng hắn xác thật là một nhân tài, hoàn toàn có thể dựa vào. Huống hồ hắn lại là khách quý của Huyện lệnh, vì cái gì mà ông cố tình làm cho bọn họ chịu ủy khuất như vậy!”. Trác Vương Tôn ngẫm nghĩ, sau mới ra tay giúp đỡ, đem cho Văn Quân 100 gia nô, tiền 100 vạn lượng, y theo của hồi môn xuất giá của Trác gia mà chuẩn bị cho nàng vật dụng tư trang. Sau đó, Văn Quân cùng Tương Như trở lại Thành Đô, mua đồng ruộng phòng ốc, trở nên giàu có[10].

Về sau, Tư Mã Tương Như viết "Tử Hư phú" (子虚赋) rất được Hán Vũ Đế yêu thích. Sau nữa vì viết "Thượng Lâm phú" (上林赋) mà Tương Như trở thành quan viên Thị tòng cho Hoàng đế. Khi Tư Mã Tương Như y cẩm vinh quy, đến Lâm Cùng bái lạy cha vợ Trác Vương Tôn.

Bạch đầu ngâm sửa

Tương truyền, Tư Mã Tương Như sau khi làm bài Trường Môn phú (長門賦) nói lên nỗi lòng Trần A Kiều, giúp Hoàng hậu lấy lại được sủng ái của Hán Vũ Đế, thì chàng cũng trở thành người trong mộng của bao nhiêu tiểu thư mệnh phụ chốn kinh thành, chàng quên mất Trác Văn Quân tài hoa đa tình đang mỏi mắt chờ chàng ở chốn Thành Đô.

Rồi một hôm, Trác Văn Quân đang ngồi tựa cửa, chợt có người dâng đến một phong thư của chàng, mở bức lụa trắng tinh mà lòng những xốn xang. Nào ngờ trên mảnh lụa chỉ vỏn vẹn vài chữ "Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười trăm ngàn vạn". Thưa thớt như bước chân người trở về, lạt lẽo như lòng kẻ phụ phàng. Người đưa thư còn bảo chàng dặn lấy hồi âm ngay.

Tâm cuồng ý loạn, vừa hận vừa đau nàng cầm bút đề luôn một mạch.

Tư Mã Tương Như nhận thư giật mình, chiều hôm ấy xe ngựa cao quý nhằm hướng Thành Đô mà trở về. Thành ngữ "Nguyện đắc nhất tâm nhân, Bạch đầu bất tương li" (愿得一心人,白头不相离) nổi tiếng về tấm chân tình trong văn thi là vốn từ bài thơ này của nàng[11]. Tương truyền, Văn Quân có 1 con gái, được Hoàng hậu ban tên Nguyên Xuân (元春).

Văn hoá đại chúng sửa

Cô được đóng vai bởi Park Si-yeon trong bộ phim truyền hình Trung Quốc năm 2004 Feng Qiu Huang.

Tư liệu trưng bày sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:临邛县里富人多,如卓王孙家就有家奴八百人。
  2. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:卓王孙有女文君新寡,好音。
  3. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:会梁孝王卒,相如归,而家贫,无以自业。素与临邛令王吉相善,吉曰:“长卿久宦游不遂,而来过我。”于是相如往,舍都亭。临邛令缪为恭敬,日往朝相如。相如初尚见之,后称病,使从者谢吉,吉愈益谨肃。
  4. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:临邛县里富人多,如卓王孙家就有家奴八百人,程郑家也有数百人。至日中,谒司马长卿,长卿谢病不能往,临邛令不敢尝食,自往迎相如。
  5. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:相如不得已,强往,一坐尽倾。酒酣,临邛令前奏琴曰:“窃闻长卿好之,愿以自娱。”相如辞谢,为鼓一再行。
  6. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:是时卓王孙有女文君新寡,好音,故相如缪与令相重,而以琴心挑之。相如之临邛,从车骑,雍容闲雅甚都;及饮卓氏,弄琴,文君窃从户窥之,心悦而好之,恐不得当也。
  7. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:既罢,相如乃使人重赐文君侍者通殷勤。文君夜亡奔相如,相如乃与驰归成都。
  8. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:卓王孙大怒曰:“女至不材,我不忍杀,不分一钱也。”人或谓王孙,王孙终不听。
  9. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:久之文君曰“长卿第俱如临邛,从昆弟假贷犹足为生,何至自苦如此!”相如与俱之临邛,尽卖其车骑,买一酒舍酤酒,而令文君当垆。相如身自着犊鼻裈,与保庸杂作,涤器于市中。
  10. ^ 《史记卷一百一十七·司马相如列传第五十七》:卓王孙闻而耻之,为杜门不出。昆弟诸公更谓王孙曰:“有一男两女,所不足者非财也。今文君已失身于司马长卿,长卿故倦游,虽贫,其人材足依也,且又令客,独奈何相辱如此!”卓王孙不得已,分予文君僮百人,钱百万,及其嫁时衣被财物。文君乃与相如归成都,买田宅,为富人。
  11. ^ 《白头吟》卓文君:皑如山上雪,皎若云间月。 闻君有两意,故来相决绝。 今日斗酒会,明旦沟水头。 躞蹀御沟上,沟水东西流。 凄凄复凄凄,嫁娶不须啼。 愿得一人心,白头不相离。 竹竿何袅袅,鱼尾何徒徒。 男儿重意气,何用钱刀为。
  • Hán thư - Tư mã Tương Như liệt truyện