Trần Cao Vân

Nhà yêu nước Việt Nam thời Pháp thuộc

Trần Cao Vân (1866 - 1916) là một quan Việt Nam của nhà Nguyễn được biết đến vì tinh thần yêu nước thời Pháp thuộc. Ông thuộc nhóm người cùng vua Duy Tân lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung Kỳ Việt Nam do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng, nhưng bị thất bại và bị người Pháp xử tử.

Trần Cao Vân
Trần Công Thọ
Tên khácTrần Cao Đệ
Biệt hiệuHồng Việt, Chánh Minh, Bạch Sĩ
Pháp danhNhư Ý
Binh nghiệp
Phục vụPhong trào Duy Tân
Việt Nam Quang Phục Hội
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh1866
Nơi sinhLàng Tư Phú, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Đại Nam (nay là xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam)
Mất
Ngày mất1916 (49–50 tuổi)
Nơi mấtPháp trường An Hòa (gần Huế), Trung Kỳ, Đại Nam, Liên bang Đông Dương
Nguyên nhân mấtBị xử chém
Giới tínhnam
Nghề nghiệpNhà hoạt động cách mạng
Dân tộcKinh
Quốc tịchViệt Nam
Quốc giaViệt Nam
Triều đạiNhà Nguyễn

Tóm tắt tiểu sửSửa đổi

Trần Cao Vân quê làng Tư Phú, tổng Đa Hòa (nay là xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam). Cuộc đời ông là một chuỗi dài hành động: bị bắt giam ở các ngục Phú Yên, Bình Định do tham gia cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và liên quan tới "vụ án Trung thiên dịch", bị đày ra Côn Đảo, cùng các đồng chí lập ra Việt Nam Quang phục hội, liên lạc với vua Duy Tân để khởi nghĩa năm 1916… Cơ mưu bại lộ, Trần Cao Vân là cố vấn trong chính phủ lâm thời bị bắt cùng với Phan Thành Tài (thống lãnh quân đội toàn quyền, giữ ấn Kinh lược Nam Ngãi), Lê Đình Dương (Bộ trưởng ngoại giao, giữ ấn Tổng trấn Nam Ngãi), Thái Phiên (Tổng trấn Kinh thành Huế)… Do Trần Cao Vân và Thái Phiên nhận hết trách nhiệm về mình nên vị vua trẻ yêu nước Duy Tân thoát chết. Khi lên đoạn đầu đài, Trần Cao Vân đã ung dung đọc bốn câu thơ: Trời chung không đội với thù Tây/ Quyết trả ơn vua nợ nước này/ Một mối ba giềng xin giữ chặt/ Thân dù thác xuống rạng đài mây.

Văn họcSửa đổi

Khi sắp bị hành hình, ông làm bài thơ này để tỏ nghĩa khí:[1]

Đứa nào muốn chết, chết như chơi,
Chết vị non sông, chết vị Trời.
Chết thảo, bao nài xương thịt nát,
Chết ngay, há ngại cổ đầu rơi.
Chết trung, tiếng để ngoài muôn dặm,
Chết nghĩa, danh lưu đến vạn đời.
Chết được như vầy là hả lắm,
Ta không sợ chết, hỡi ai ơi!

Lưu danhSửa đổi

Trong chiến tranh chống Pháp 1945 - 1954, từng có một đơn vị thanh niên kháng chiến lấy tên là Thanh niên Tiền phong đoàn Trần Cao Vân.

Tên ông được đặt cho các đường phố và trường học tại nhiều nơi trên cả nước như Hà Nội, thành phố Hạ Long, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam,Bình Định…

Xem thêmSửa đổi

Trần Cao Vân là ông của anh hùng LLVTND Trần Thị Lý.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Trần Bích San. Văn học Việt Nam. New Orleans, LA: Trần Gia Thái, 2018. Tr 846