Triệu Tiệp dư (Hán Vũ Đế)

(Đổi hướng từ Triệu Tiệp Dư)

Hiếu Vũ Triệu Tiệp dư (chữ Hán: 孝武趙婕妤; 113 TCN - 88 TCN), thường gọi Câu Dặc phu nhân (钩弋夫人), Hán thư gọi là Hiếu Vũ Câu Dặc Triệu Tiệp dư (孝武鉤弋趙婕妤), là một phi tần của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, còn được biết đến là mẹ đẻ của Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng.

Câu Dặc Triệu Tiệp dư
钩弋趙婕妤
Hán Chiêu Đế sinh mẫu
Thông tin chung
Sinh113 TCN
Vũ Viên, Hà Giang quốc
Mất88 TCN
Vân Dương cung (雲陽宮)
An tángVân lăng (雲陵)
Phu quânHán Vũ Đế
Lưu Triệt
Hậu duệHán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng
Thụy hiệu
Hoàng thái hậu
(皇太后)
Tước hiệuCâu Dặc phu nhân
(钩弋夫人)

Truyền thuyết về cái chết của bà rất nổi tiếng trong lịch sử. Tương truyền khi đó, Hán Vũ Đế tuổi đã cao, chỉ định con út Lưu Phất Lăng làm Thái tử. Lo sợ việc Thái tử kế vị còn quá nhỏ tuổi, [Tử ấu mẫu tráng; 子幼母壯]; mà Triệu Tiệp dư còn trẻ sẽ làm Hoàng thái hậu, lâm triều xưng chế như Lữ hậu trước kia, nên Hán Vũ Đế đã ra lệnh xử tử bà.

Tiểu sử sửa

Triệu Tiệp dư người huyện Vũ Viên (武垣县) thuộc Hà Giang quốc (河间国, nay là huyện Túc Ninh, tỉnh Hà Bắc). Cha của bà vốn bị phạm tội, bị xử cung hình trở thành Hoạn quan, làm "Trung hoàng môn", chết ở Trường An, được táng ở Ung môn[1]. Bà nổi tiếng trong vùng vì nắm tay của bà từ khi lọt lòng cứ luôn nắm chặt.

Hán Vũ Đế thị sát vùng Hà Giang, nghe một quẻ bói nói rằng ở đây Hoàng đế sẽ có đại cát, vì vùng này có kỳ nữ, Hán Vũ Đế lập tức sai người tìm kiếm[2]. Sau đó, Hán Vũ Đế câu chuyện lạ của Triệu thị bèn triệu kiến. Khi gặp Vũ Đế, tay của Triệu thị bỗng nhiên xòe ra được, bên trong tay nắm rõ một cái móc bằng ngọc, từ đó bà có biệt danh Quyền phu nhân (拳夫人)[3]. Quyền phu nhân Triệu thị tiếp tục được phong làm Tiệp dư, cư ngụ tại Câu Dặc cung (鉤弋宮), được gọi là Câu Dặc phu nhân (钩弋夫人), rất được sủng ái (Đại hữu sủng; 大有宠)[4].

Năm Thái Thủy thứ 3 (94 TCN), Triệu Tiệp dư sinh hoàng tử Lưu Phất Lăng (刘弗陵), hiệu [Câu Dặc tử; 钩弋子]. Hoàng tử Lưu Phất Lăng là con trai thứ 6 và là con trai út của Hán Vũ Đế. Tương truyền, Triệu thị mang thai tới 14 tháng, bằng số thời gian mà Đế Nghiêu được mang thai; sử quan biết chuyện tâu lên chúc mừng lên, Hán Vũ Đế tuổi già nghe tin ấy mà mừng vui, hạ chiếu đổi tên cửa của Câu Dặc cung làm Nghiêu Mẫu môn (堯母門)[5].

Năm Chinh Hòa thứ 2 (91 TCN), phát sinh Họa Vu cổ. Lệ Thái tử Lưu Cứ cùng Hoàng hậu Vệ Tử Phu đều bị hạ bệ, ngôi vị Thái tử của Hán Vũ Đế bị để trống[6]. Vào lúc này, những người con trai khác của Hán Vũ Đế bắt đầu có ý ngó đến ngôi vị Thái tử. Khi ấy, ngoại trừ Lệ Thái tử Lưu Cứ, Hán Vũ Đế còn có con trai thứ Tề Hoài vương Lưu Hoành và Xương Ấp vương Lưu Bác đều do sủng thiếp sinh ra, nhưng cả hai đã sớm mất, Yên vương Lưu Đán và Quảng Lăng vương Lưu Tư không được sủng ái, còn con trai của Triệu thị là Lưu Phất Lăng lại rất nhỏ. Trong khoảng năm Chinh Hòa thứ 3 đến thứ 4 (90 TCN đến 89 TCN), Hán Vũ Đế cho rằng Lưu Phất Lăng tuy chỉ mới 6 tuổi, nhưng rất thông minh, dự bị lập làm Thái tử[7].

Năm Hậu Nguyên nguyên niên (88 TCN), Triệu Tiệp dư đột ngột qua đời. Cái chết của Triệu Tiệp dư cho đến nay vẫn là một truyền thuyết nổi tiếng trong lịch sử. Sách Hán thư lại ghi rằng, khi ấy Hán Vũ Đế nghỉ ở Cam Tuyền cung, Triệu Tiệp dư theo hầu làm sai, bị quở trách, Tiệp dư buồn bực mà chết[8].

Nguyên nhân cái chết sửa

Tuy Hán thư của Ban Cố ghi lại Triệu thị vì bị khiển trách, sinh buồn bực mà mất, thế nhưng truyền thuyết lưu truyền lại hoàn toàn khác biệt, đều cho rằng chính Hán Vũ Đế đã giết chết Triệu Tiệp dư. Câu chuyện của đại thần Chủ Thiếu Tôn (褚少孙) được ghi trong Sử ký đặc biệt có thuật lại sự việc này, và thường được xem là nguyên nhân thật sự dẫn đến cái chết của bà như sau[9]:

Năm Hậu Nguyên thứ 2 (87), mùa xuân, trong lúc hấp hối, Hán Vũ Đế quyết định lập Lưu Phất Lăng làm Thái tử. Nhậm Phụng xa tướng quân Hoắc Quang làm Đại tư mã, Đại tướng quân, phụ tá Tân hoàng đế[10]. Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng sau khi lên ngôi đã truy phong Triệu Tiệp dư làm Hoàng thái hậu. Ông ra lệnh cho 2 vạn nhân công xây lăng mộ cho mẹ mình, gọi là Vân lăng (雲陵) hoặc Nữ lăng (女陵). Đồng thời truy tôn ngoại tổ phụ làm Thuận Thành hầu (顺成侯)[11][12].

Về sau, triều đại Bắc Ngụy dựa vào điển tích Hán Vũ Đế giết Câu Dặc phu nhân, mà đề ra quy định trong hậu cung; khi một Hoàng tử được lập làm Thái tử, thì người mẹ phải chết, được gọi là [Sát mẫu lập Tử; 杀母立子]. Quy định này làm hậu cung Bắc Ngụy ai oán một thời, vô số cung phi xem việc sinh hạ Thái tử trở thành ác mộng[13].

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ ​《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:先是,其父坐法宫刑,为中黄门,死长安,葬雍门。
  2. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:武帝巡狩过河间,望气者言此有奇女,天子亟使使召之。
  3. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:既至,女两手皆拳,上自披之,手即时伸。由是得幸,号曰拳夫人。
  4. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:拳夫人进为婕妤,居钩弋宫。大有宠
  5. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:太始三年生昭帝,号钩弋子。任身十四月乃生,上曰:“闻昔尧十四月而生,今钩弋亦然。”乃命其所生门曰尧母门。
  6. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:卫太子废後,未复立太子。
  7. ^ ​《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:後衛太子敗,而燕王旦、廣陵王胥多過失,寵姬王夫人男齊懷王、李夫人男昌邑哀王皆蚤薨,钩弋子年五六岁,壮大多知,上常言“类我”,又感其生与众异,甚奇爱之,心欲立焉,以其年稚母少,恐女主颛恣乱国家,犹与久之。
  8. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:钩弋婕妤从幸甘泉,有过见谴,以忧死,因葬云阳。
  9. ^ Sử Ký, quyển 49, Ngoại thích thế gia
  10. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:后上疾病,乃立钩弋子为皇太子。拜奉车都尉霍光为大司马大将军,辅少主。
  11. ^ Tam phụ hoàng đồ - 三輔黃圖 - quyển 6
  12. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》:昭帝即位,追尊钩弋婕妤为皇太后,发卒二万人起云陵,邑三千户。追尊外祖赵父为顺成侯,诏右扶风置园邑二百家,长丞奉守如法。顺成侯有姊君姁,赐钱二百万,奴婢第宅以充实焉。诸昆弟各以亲疏受赏赐。赵氏无在位者,唯赵父追封。
  13. ^ 《魏书·卷十三·列传第一》:钩弋年稚子幼,汉武所以行权,魏世遂为常制。子贵母死,矫枉之义不亦过哉!