Trung Anh
Trung Anh (tên khai sinh là Bùi Trung Anh, sinh ngày 14 tháng 6 năm 1961 tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) là nam diễn viên người Việt Nam. Với vai diễn trong bộ phim Những đứa con của làng (2015), Trung Anh giành giải "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Việt Nam. Ông từng hoạt động nghệ thuật tại Nhà hát kịch Việt Nam.[1][2]
Trung Anh | |
---|---|
Nghệ sĩ Trung Anh vào năm 2020 | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Bùi Trung Anh |
Ngày sinh | 14 tháng 6, 1961 |
Nơi sinh | Đức Thọ, Hà Tĩnh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp |
|
Gia đình | |
Vợ | Minh Hiếu |
Con cái | Đức Việt Thục Anh |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Ưu tú (2007) Nghệ sĩ Nhân dân (2019) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1995 – nay |
Vai diễn | Ông Sơn trong Về nhà đi con |
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1982 – 2021 |
Thành viên của | Nhà hát Kịch Việt Nam |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 Nam diễn viên chính xuất sắc | |
Cánh Diều Vàng 2017 Nam diễn viên phụ xuất sắc | |
Sinh bình
sửaTrung Anh sinh trưởng tại huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Năm 7 tuổi, mẹ, dì và chị ông không may qua đời trong một đợt oanh tạc, có mỗi ông sống sót. Trung Anh sau đó ra Hà Nội đoàn tụ với cha và hai anh.[1] Vì mất mẹ từ nhỏ nên ông trầm tính và rất kiệm lời.[3]
Năm 1978, lúc 17 tuổi, Trung Anh giấu gia đình đăng kí thi và được tuyển chọn vào học lớp diễn viên đầu tiên của Nhà hát Kịch Việt Nam.[3] Sau bốn năm học, ngày 30 tháng 8 năm 1982, Trung Anh tốt nghiệp lớp diễn viên khóa 1 của Nhà hát kịch Trung ương Việt Nam.[3] Sau khi tốt nghiệp đúng 8 ngày, ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với các nghệ sĩ khác như Quốc Khánh, Đỗ Kỷ, Trọng Trinh, Việt Thắng.[3][4] Ông đóng quân ở tỉnh Quảng Ninh.[3] Ông phục vụ quân đội trong vòng hai năm thì được xuất ngũ sớm do lập được nhiều thành tích trong quân ngũ, và trở lại với nghề diễn viên.[1][3] Một năm sau đó, ông chỉ đóng các vai quần chúng.[3] Năm 1995, ông tham gia phim "Mê lộ" dài hai tập trong vai một người lính xuất ngũ bị chấn thương về tinh thần.[3] Năm 2017, ông đóng vai Lương Bổng trong phim Người phán xử.[3] Năm 2019, ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Năm 2021, ông được nhận quyết định nghỉ hưu theo chế độ tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
Trung Anh kết hôn vào năm 1998, lúc đó ông đã 37 tuổi. Ông có hai con, một gái một trai. Người con trai là sinh viên một trường đại học Phần Lan, con gái ông trúng tuyển đại học Northern Kentucky ở Hoa Kỳ.[1][5]
- Năm 1997, vai bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật Luận trong phim truyền hình Ảo ảnh trắng và ngay sau đó là vai một anh thương binh loạn trí đã khiến gương mặt nghệ sĩ Trung Anh xuất hiện trên khắp mặt báo. Cả hai bộ phim đều bị cấm tái chiếu vì nội dung quá ám ảnh. Tuy vậy, lối diễn của ông đã định hình phong cách đĩnh đạc mà về sau in đậm trong trí nhớ người ái mộ điện ảnh.
- Vào năm 2018, ngay khi phim truyền hình Người phán xử đang gây sốt thì mạng xã hội xôn xao vì vụ quệt xe của nghệ sĩ Trung Anh ở đường Nguyễn Xiển Hà Nội. Sự việc khiến ông bị thương tích nhẹ ở mu bàn tay, vậy là các trang nhất đua nhau giật tít Tài xế taxi đụng độ Lương Bổng hoặc Đón xem Lương Bổng xử xe dù du côn. Người tài xế sau đó đã chủ động tìm gặp ông để xin lỗi vì hành vi rút dao đe dọa giữa chốn đông người.
Sự nghiệp
sửaSự nghiệp của nghệ sĩ Trung Anh rất đa dạng: Từ kịch trường đến điện ảnh và truyền hình. Bên cạnh công tác diễn xuất, ông còn tham gia tổ hợp lồng tiếng do nghệ sĩ ưu tú Hương Dung làm chủ nhiệm kể từ năm 1990. Chất giọng chan chát rất đặc trưng của ông đã làm nổi bật nhiều nhân vật trong các bộ phim truyền hình của không chỉ Việt Nam mà cả Brasil và Nhật Bản.
Kịch
sửa- Vụ án Tống Văn Sơ ... Tống Văn Sơ
- Hamlet .... Claudius
Phim truyền hình
sửaNăm | Nhan đề | Vai | Kênh | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1995 | Những người sống bên tôi | Ông giáo Kha | VTV1 | [6][7] | |
1996 | Sống mãi với thủ đô | Lý Trung Anh | H1 | ||
1997 | Ảo ảnh trắng
|
* Luận
|
VTV1 | [8] | |
1998 | Cầu thang nhà A6 | Văn Hoàng | |||
2001 | Nước mắt chảy xuôi | ||||
Thương yêu | Bố Tiến | ||||
2002 | Minu xinh đẹp | Đức | |||
Nhà có cánh cổng sắt | VTV3 | ||||
2003 | Những người bạn cũ | ||||
Niệm khúc cuối | [9][10] | ||||
Món quà đến từ giấc mơ | Bố Long | ||||
Lối về | |||||
Hạnh phúc đợi chờ | Hữu Đức | ||||
Truyện học đường | Nhà văn thương binh | ||||
2004 | Những cánh hoa mong manh | Thái | |||
Vẫn còn đó tình yêu | Ông bán cóc | ||||
Cánh gió đầu đông | Thùy | ||||
2005 | Ngôi nhà cũ | VTV3 | |||
Tia nắng mong manh | Ông Thông | ||||
Nắng trong mắt bão | Đậu | H1 | |||
Đời chè | Luân | VTV3 | |||
Trò đùa của số phận | Đình | VTV1 | |||
2006 | Chuyện ở tỉnh lẻ | Trưởng | |||
2007 | Cỏ lông chông | Kiểng | |||
2008 | Nhà có nhiều cửa sổ | Tuấn | [11][12][13] | ||
2010 | Nếp nhà | Việt | [2] | ||
2011 | Cảnh sát hình sự: Ngôi biệt thự màu tro lạnh | Ông Vĩnh | [14][15][16][17][18] | ||
2012 | Chân trời trắng | Giáo sư Quỳ | VTV3 | ||
Đàn trời | Vương | VTV1 | |||
Những công dân tập thể | Xuân Ngô | [2][19][20][21][22][23] | |||
Khi chàng trai yêu | Ông Quang | SCTV14 | |||
2013 | Hương ngọc lan | Quang | VTV3 | ||
2015 | Hôn nhân trong ngõ hẹp | Ông Minh | [2][24][25][26][27][28] | ||
Viết tiếp bản tình ca | Bố Ngọc | ||||
Máy bay ký sự | Ông Long | [29][30][31][32] | |||
Bạch mã hoàng tử | Ông Tùng | [33][34][35][36][37] | |||
2016 | Ngự lâm không kiếm | Hoàng | VTV1 | [2][38][39][40][41][42] | |
2017 | Nơi ẩn nấp bình yên | Văn Phát | Phim sản xuất năm 2014 nhưng một số lý do nên phát sóng muộn | ||
Cảnh sát hình sự: Người phán xử | Lương Bổng | VTV3 | [2][43][44][45] | ||
Hoa cỏ may (phần 3) | Phát | VTV1 | Phim sản xuất năm 2013 nhưng một số lý do nên phát sóng muộn | [46][47][48] | |
Ngược chiều nước mắt | Giáo sư | ||||
2019 | Về nhà đi con | Ông Sơn | [2][49][50][51] | ||
2020 | Những ngày không quên | ||||
Tháng năm dữ dội | Ông Nhâm | Web Drama | |||
2021 | Trở về giữa yêu thương | Ông Phương | VTV1 | Tham gia phần 2 thay cho NSND Hoàng Dũng phần 1 | [52] |
Mặt nạ hạnh phúc | Ông Huấn | SCTV6 | |||
Thương ngày nắng về | Ông Hùng | VTV3 | [53][54][55][56] | ||
2022 | Đấu trí | Đại tá Trần Giang | VTV1 | ||
Hành trình công lý | Bố Quân | VTV3 | |||
2023 | Nhà mình lạ lắm | Ông Hùng | K+ | ||
Chúng ta của 8 năm sau | Ông Quảng | VTV3 | |||
2024 | Không thời gian | Ông Cường | VTV1 |
Phim điện ảnh
sửaNăm | Nhan đề | Vai trò | Đạo diễn |
---|---|---|---|
1978 | Hà Nội mùa chim làm tổ | Lực | Đức Hoàn |
1984 | Trừng phạt | Trạch | Bạch Diệp |
1986 | Đứa con và người lính | Đàm | Châu Huế |
1994 | Hoa ban đỏ | Hoan | Bạch Diệp |
2001 | Hà Nội 12 ngày đêm | Gã mặt sẹo | Bùi Đình Hạc |
2015 | Thầu Chín ở Xiêm | Đặng Thúc Hứa | Bùi Tuấn Dũng |
Những đứa con của làng | Thập | Nguyễn Đức Việt | |
2018 | Vợ ba | Ông Văn (bố Tuyết) | Ash Mayfair |
2021 | Trạng Tí phiêu lưu ký | Ông lão ăn xin | Phan Gia Nhật Linh |
Sân khấu
sửaNăm | Tên chương trình | Tên nhân vật | Bạn diễn |
---|---|---|---|
2019 | Thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ | Vua | Bảo Thanh, Phùng Khánh Linh |
Vinh dự
sửaGiải thưởng | Năm | Hạng mục | Tác phẩm đề cử | Kết quả | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Liên hoan phim Việt Nam | 2015 | Nam diễn viên chính xuất sắc nhất | Những đứa con của làng | Đoạt giải | [57] |
Giải Cánh diều | 2017 | Nam diễn viên phụ xuất sắc | Người phán xử | Đoạt giải | [58] |
Ấn tượng VTV | Nam diễn viên ấn tượng | Đề cử | [59] | ||
2019 | Về nhà đi con | Đoạt giải | [60] |
Tham khảo
sửa- ^ a b c d “NSƯT Trung Anh đau đớn khi mất 3 người phụ nữ quan trọng nhất cùng lúc - tienphong.vn”.
- ^ a b c d e f g “Trung Anh biến hóa từ vai khắc khổ đến giang hồ - vnexpress.net”.
- ^ a b c d e f g h i Hà Thu. “Trung Anh: 'Tôi dành danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho vợ'”. VnExpress. 2019-08-20. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2019.
- ^ Podcast Hành trình Sáng tạo. “Chặng đường nghệ thuật đầy thú vị của NSND Việt Thắng”. VOV6 – Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2024.
- ^ Quỳnh An (11 tháng 7 năm 2021). “Lời xúc động NSND Trung Anh viết cho con gái”. Vietnamnet.
- ^ Di Ca (18 tháng 11 năm 2015). “Dàn diễn viên 'Những người sống bên tôi' ngày ấy - bây giờ”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Những nấc thang của phim truyền hình VN”. Tuổi Trẻ. 3 tháng 8 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Di Ca (28 tháng 5 năm 2016). “Dàn sao phim 'Bao giờ cho đến tháng mười' ngày ấy - bây giờ”. VnExpress.
- ^ Vũ Văn Việt (1 tháng 5 năm 2015). “Dấu ấn của NSƯT Anh Dũng trên sân khấu và màn ảnh”. VnExpress.
- ^ “Nghệ sĩ ưu tú Anh Dũng: Còn mãi những vai diễn để đời”. Tiền phong. 9 tháng 5 năm 2015.
- ^ Hoàng Lê (19 tháng 12 năm 2009). “Nhà có nhiều cửa sổ: Vừa hấp dẫn vừa có thông điệp”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ N.N (20 tháng 8 năm 2008). “Từ 21-8: Phát sóng bộ phim Nhà có nhiều cửa sổ”. Tạp chí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hoàng Yên (27 tháng 7 năm 2009). “Nhà có nhiều cửa sổ: Phần 2 liệu có hay ?”. Báo Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Thiên Kim (9 tháng 5 năm 2011). “Đạo diễn Bùi Huy Thuần: Tôi thích làm phim về đề tài hình sự”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ N.H (8 tháng 10 năm 2021). “Series "Cảnh sát hình sự" trở lại”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hà Dương (27 tháng 7 năm 2011). “"Được mùa" phim về lính hình sự”. Hànộimới. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Bảo Phương (30 tháng 7 năm 2011). “Khung giờ cho phim: Chuyện cũ và diễn biến mới”. An ninh thủ đô. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Khánh Bằng (30 tháng 6 năm 2011). “"Lối mòn" của... diễn viên phim truyền hình”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Anh Dương (28 tháng 6 năm 2012). “'Những công dân tập thể': Món lạ cho người xem truyền hình”. Zing News. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ T.Minh. “"Những công dân tập thể" - câu chuyện về những góc khuất gia đình”. Hànộimới. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hoàng Lan Anh (9 tháng 8 năm 2012). “Bộ phim "Những công dân tập thể": Phim cũng như đời”. Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Yến Anh (18 tháng 2 năm 2022). “Cuộc sống bi hài của "Những công dân tập thể"”. Người lao động. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Phương Lan (6 tháng 6 năm 2012). “"Những công dân tập thể" và góc nhìn đa chiều về hiện thực đô thị”. Tin tức. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Đỗ An (29 tháng 7 năm 2015). “11 "bí mật" thú vị của phim "Hôn nhân trong ngõ hẹp"”. VietNamNet. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Đỗ An (7 tháng 8 năm 2015). “Khán giả khen ngợi kết phim 'Hôn nhân trong ngõ hẹp'”. Zing News. VietNamNet. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hoàng Lê (21 tháng 7 năm 2015). “Hôn nhân trong ngõ hẹp đi ra từ... thực tế”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Huy Phương (24 tháng 4 năm 2015). “"Hôn nhân trong ngõ hẹp" - những câu chuyện bi kịch của một gia đình”. Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ My Bùi (28 tháng 3 năm 2020). “Chí Nhân và dàn diễn viên 'Hôn nhân trong ngõ hẹp' hiện ra sao?”. Zing News. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ T.Minh (31 tháng 3 năm 2015). “Dở khóc, dở cười cùng câu truyện tình yêu trong "Máy bay ký sự"”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ Phương Lan (31 tháng 3 năm 2015). “Ra mắt bộ phim truyền hình "Máy bay ký sự"”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
- ^ H.Lê (3 tháng 4 năm 2015). “Máy bay ký sự kể chuyện "lệch pha"”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
- ^ CN (24 tháng 3 năm 2020). “"Máy bay ký sự" trở lại trên sóng VTV2”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
- ^ Lê Mai (8 tháng 10 năm 2015). “Đạo diễn"Chỉ có thể là yêu" tái xuất với "Bạch Mã hoàng tử"”. Lao động thủ đô. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
- ^ CA (17 tháng 10 năm 2015). “Phim 'Bạch mã hoàng tử' chính thức lên sóng VTV3”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Ra mắt bộ phim "Bạch Mã hoàng tử"”. Đài Phát Thanh và Truyền Hình Long An. Thông tấn xã Việt Nam. 10 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Bạch Mã hoàng tử- phim truyền hình dành cho tuổi Teen”. Báo Vĩnh Long. Sài Gòn Giải Phóng. 8 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
- ^ Thanh Hằng (7 tháng 10 năm 2015). “'Bạch mã hoàng tử'- Câu chuyện không chỉ của người trẻ”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
- ^ Hồng Liên (30 tháng 1 năm 2013). “Khởi quay phim Ngự lâm không kiếm”. Thế giới Điện ảnh. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
- ^ TL (15 tháng 12 năm 2016). “'Ngự lâm không kiếm': Câu chuyện đặc biệt về những người đàn ông ở rể”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
- ^ V.V.Tuân (13 tháng 12 năm 2016). “Cuộc chiến của bà ngoại vợ và những chàng ngự lâm không kiếm”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
- ^ CN (20 tháng 3 năm 2017). “Hôm nay (20/3), phát sóng tập cuối Ngự lâm không kiếm”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
- ^ Vân Chi (15 tháng 12 năm 2016). “"Ngự lâm không kiếm": Chuyện vui về những người đàn ông ở rể”. Báo Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
- ^ Chi Nguyễn (21 tháng 3 năm 2017). “Điểm danh dàn diễn viên hùng hậu trong phim hình sự Người phán xử”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
- ^ MyA (15 tháng 3 năm 2017). “Series 'Cảnh sát hình sự' trở lại với dự án 'bom tấn'”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
- ^ Việt Văn (19 tháng 3 năm 2017). “"Người phán xử" gợi lại hình bóng Năm Cam”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2018. Truy cập 24 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Phim truyện: Hoa cỏ may - Phần 3 - Tập cuối”. VTV.vn. 16 tháng 1 năm 2018.
- ^ Hồ An (9 tháng 10 năm 2017). “Phim Hoa cỏ may lên sóng phần 3”. Giao thông.
- ^ An Vy (8 tháng 10 năm 2017). “"Hoa cỏ may" trở lại với "những chuỗi ngày giông bão và cô đơn"”. Báo Bắc Giang.
- ^ “'Về nhà đi con' không kết thúc ở tập 85”. Vietnamnet. ngày 29 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
- ^ “Lý do phim 'Về nhà đi con' thu hút khán giả”. VnExpress. ngày 31 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
- ^ Đinh Hương (16 tháng 6 năm 2019). “Nhân Ngày của cha, 3 chị em "Về nhà đi con" lần đầu kể về bố ruột ngoài đời”. VTV.vn.
- ^ “Phần 2 của Trở về giữa yêu thương, NSND Trung Anh nối tiếp vai của NSND Hoàng Dũng”.
- ^ LĐO (10 tháng 11 năm 2021). “"Thương ngày nắng về" hứa hẹn gây bão trên sóng VTV3”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
- ^ PV (20 tháng 11 năm 2021). “Phim Hàn Quốc mới "Con gái của mẹ": Phản ánh hiện thực "trần trụi" của xã hội hiện đại Hàn Quốc”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
- ^ Di Py (25 tháng 10 năm 2021). “Phim mới nối sóng "11 tháng 5 ngày" có gì hấp dẫn?”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
- ^ T.T (11 tháng 11 năm 2021). “'Thương ngày nắng về': câu chuyện cảm động về 'mẹ siêu nhân' cùng gánh bún”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
- ^ Đông Du (20 tháng 2 năm 2021). “Sự nghiệp NSND Trung Anh - người thay thế vai Phương của NSND Hoàng Dũng”. Lao Động.
- ^ “Toàn cảnh Lễ trao giải Cánh diều năm 2017”. Công an Nhân dân. 16 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
- ^ P.V (30 tháng 6 năm 2017). “Lương Bổng của Người phán xử bất ngờ vì được đề cử tại VTV Awards”. VTV.
- ^ Linh Anh (7 tháng 9 năm 2019). “VTV Awards 2019: NSND Trung Anh xúc động nghẹn lời khi nhận giải "Diễn viên nam ấn tượng"”. VTV.