Tuổi trẻ và Tổ quốc
Tuổi trẻ và Tổ quốc là một cuộc thi truyền hình cho thanh niên được phối hợp sản xuất giữa Ban Thanh thiếu niên VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam và ANTV - Truyền hình Công an Nhân dân. Chương trình ra mắt số đầu tiên lúc 19h50 thứ sáu, ngày 13/1/2012 trên kênh VTV6.
Đối tượng chương trình hướng đến là các bạn trẻ[1] có ý tưởng hoặc các dự án vì cộng đồng.
Giới thiệu
sửaChương trình là nơi tụ họp của những ý tưởng đóng góp cho cộng đồng, cổ vũ những người trẻ phát triển phẩm chất lãnh đạo. Tuổi trẻ và Tổ quốc đã thu hút sự tham gia của 28 nhà lãnh đạo trẻ cùng 28 dự án thuộc 8 hạng mục, đã cho những nét phác họa phản ánh bức tranh toàn cảnh về đất nước Việt Nam ngày nay cùng chân dung của những con người trẻ đang chung tay góp sức xây dựng Tổ quốc.
Các dự án tham gia
sửaSTT | Hạng mục | Lãnh đạo[2] | Dự án |
---|---|---|---|
1 | Văn hóa | Trần Thúy Hằng | My Hà Nội (Việt Nam - ký ức qua những hình ảnh) |
2 | - | Đoàn Tuấn Linh | Rhapsody Philharmonic (Âm nhạc là để thay đổi) |
3 | - | Trần Nhật Trọng | Bảo tồn văn hóa dân gian (phát triển ý thức cộng đồng cho trẻ em) |
4 | Môi trường | Hoàng Đức Minh | RAECP - Tôi ghét nylon[3] |
5 | - | Phạm Hoàng Diễm | Blog radio môi trường |
6 | - | Đoàn Việt Tiến | Túi tái chế vì môi trường |
7 | Từ thiện | Nguyễn Tuấn Khởi[4] | Vườn rau sạch vì cộng đồng[5] |
8 | - | Đào Thị Quỳnh Trang | Tăng cường tiếp cận nước sạch tới người dân miền núi |
9 | - | La Thị Hoàn | Chung tay tiếp sức cho bệnh nhân nghèo |
10 | - | Trần Chánh Tín | Tiếp sức cho trẻ em đến trường |
11 | - | Dương Thị Nhàn | Thiệp nhân ái |
12 | - | Cao Ngọc Thiên Trúc | Vì ta là đồng bào |
13 | Kinh tế | Nguyễn Quang Huy | Dự án S&M - Phát triển sản xuất muối và cây bần vùng Cần Giờ |
14 | - | Tòng Thị Lan | Arabica Sơn La – Giá trị của những hạt café hàng đầu |
15 | - | Nguyễn Ngọc Giao | Brownee - Phát triển trồng Cà phê Tây Nguyên |
16 | Kinh tế | Tăng Thị Duyên Hồng[6] | Marine Gift (Quà tặng của biển) |
17 | - | Phạm Thị Thùy Linh | Liquid fish - Chế biến phân bón từ phụ phẩm cá[7] |
18 | - | Lò Văn Chỉnh | Phát triển cây chít trên vùng cao[8] |
19 | Quyền con người | Vũ Tuấn Anh[9] | Tăng cường liêm chính trong thanh niên, hướng tới một xã hội minh bạch |
20 | - | Nguyễn Thanh Tùng | Một ngày cùng Thủ tướng |
21 | - | Huỳnh Minh Thảo[10] | dự án Taoxanh.net[11] |
22 | Giáo dục | Nguyễn Thanh Tuyền | Faster - hãy để trẻ em vui chơi |
24 | - | Nguyễn Quang Vinh | Mô hình phát triển giáo dục mầm non OQ |
25 | - | Lê Minh Công | Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên nghiện Internet |
Giải thưởng
sửaBan tổ chức sẽ thực hiện sơ loại chọn 30 thí sinh/ dự án. Cuộc thi bao gồm 4 vòng thi chính:
Vòng thi | Tỉ lệ chọn |
---|---|
Vòng Đối chất | 10/24 |
Vòng game show | 2/10 |
Vòng thi Trải nghiệm thực tế | 2/2 |
Vòng chung kết | 1/2 |
Ban giám khảo và khán giả sẽ bầu chọn ra các thí sinh/dự án xuất sắc nhất bước vào vòng trong; Cuối cùng sẽ có 2 bạn trẻ thi tài trong trận chung kết để chọn ra người đoạt danh hiệu "Hiệp sĩ vì Cộng đồng" cùng giải thưởng 100 triệu đồng.
Đêm chung kết và lễ trao giải thưởng được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV6 tối 07/10/2012.
Nội dung
sửaChương trình được thiết kế là sự kết hợp các định dạng của trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế và phóng sự truyền hình thực tế.
Trò chơi truyền hình (Game show)
- Số 1, 2, 3: Vòng sơ loại tại miền Bắc, Trung, Nam
- Số 4, 5, 6, 7, 8, 9: Đấu loại trực tiếp và tính điểm chọn ra 6 đội có số điểm cao nhất.
- Số 10, 11, 12: Đấu loại trực tiếp và tính điểm chọn ra 3 đội có số điểm cao nhất.
- Số 13: Truyền hình thực tế: huấn luyện, giao 3 máy quay cho 3 đội tiếp tục trở về thực hiện dự án.
Phóng sự thực tế
Các số 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25: Cập nhật sự tiến triển của 3 dự án thông qua các clip đồng hành của các dự án gửi về.
Truyền hình thực tế (Reality show)
- Số 26: Xem lại quá trình thực hiện dự án và những thử thách trước.
- Số 27: 3 đội thi thiết kế Poster
- Số 28: 3 đội gặp nhà chức trách thuyết phục tham gia dự án
- Số 29, 30, 31: 3 đội mời ngôi sao cùng tham dự dự án.
- Số 32, 33,34: 3 đội tổ chức 3 sự kiện để vận động xã hội
- Số 35: 3 đội làm 3 TVC phóng sự để đưa lên internet.
- Số 36: thi kỹ năng, cộng điểm từ đầu mùa, loại 1 đội.
- Số 37: Chung kết giữa 2 đội, tìm ra đội vô địch. Tại đêm chung kết, có lãnh đạo Bộ chủ quản nhận đỡ đầu để dự án thành hiện thực.
Tuổi trẻ & Tổ quốc được kết hợp với các phương tiện truyền thông hiện đại như website báo chí, mạng xã hội, mạng chia sẻ video… Có thể tương tác với chương trình theo 4 hình thức như:
- bầu chọn cho thí sinh bằng cách gửi tin nhắn đến tổng đài,
- cập nhật các thông tin từ hậu trường qua Facebook Tuổi trẻ và Tổ quốc,
- theo dõi diễn biến của cuộc thi trên trang Youtube.com
- và website của chương trình http://tuoitrevatoquoc.com Lưu trữ 2012-05-30 tại Wayback Machine.
Thành viên ban giám khảo và người dẫn chương trình
sửaĐồng hành với các vòng thi, có:
- Nhà báo Tạ Bích Loan (trưởng ban),
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Tâm, Phó giám đốc Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM)
- Ca sĩ Mỹ Linh.
- Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược tập đoàn FPT
- MC Huỳnh Ngọc Linh
Đơn vị thực hiện
sửa- Ban Thanh thiếu niên VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam
- Tổng cục xây dựng lực lượng Bộ Công an
Tham khảo
sửa- Mời tham gia cuộc thi "Tuổi trẻ và Tổ quốc" với VTV6 Lưu trữ 2012-07-06 tại Wayback Machine, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội Sinh viên Việt Nam trường ĐH KHXH & NV - ĐHQGHCM, 13/12/2011.
- Chương trình Tuổi trẻ và Tổ Quốc Lưu trữ 2012-04-18 tại Wayback Machine, Website Đoàn Thanh Niên Trường Đại học Ngoại Thương, 13/11/2011.
- Cuộc thi Tuổi trẻ và tổ quốc, Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP), 16/11/2011 11:39:59 GMT+7
Liên kết ngoài
sửaChú thích
sửa- ^ Cuộc thi giới hạn độ tuổi thí sinh tham gia có ngày sinh từ 01/01/1980 đến 01/01/1994, căn cứ vào Giấy khai sinh
- ^ Theo thể lệ cuộc thi, người dự thi phải đăng ký với tư cách cá nhân, là người đang trực tiếp lãnh đạo và quản lý dự án xã hội mà mình đăng kí; các thành viên của dự án tham gia với tư cách hỗ trợ.
- ^ Với khẩu hiệu "Nylon là không phong cách", dự án "Tôi ghét nylon" là sự kết hợp của các tổ chức hoạt động vì môi trường ở Hà Nội (RAECP, 350 Việt Nam, SnE, C4E, 350.org - Hà Nội, 3R,...). Nhóm đã thu hút sự quan tâm rộng rãi từ cộng đồng qua chiến dịch khảo sát và sự kiện "Tết Xanh - Ông Táo ghét nylon"… nhằm thay đổi thói quen, nhận thức của người dân
- ^ chủ nhiệm Câu lạc bộ Vì cộng đồng
- ^ Dự án xuất phát từ ý tưởng ""cung cấp rau sạch cho các trẻ em mồ côi, viện dưỡng lão" khi CLB tham gia các hoạt động từ thiện. Dự án thực hiện bắt đầu từ cuối tháng 8/2011, thu hút hơn 100 thành viên.
- ^ Tăng Thị Duyên Hồng đoạt giải thưởng Doanh nhân xã hội 2010.
- ^ Dự án đã giúp đỡ hộ gia đình/ chủ đầm cá tại khu vực xã Văn Phúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên xử lý phụ phẩm để tạo ra phân bón vi sinh. Dự án mang tới lợi nhuận, nâng cao nhận thức và cải thiện tích cực các điều kiện môi trường
- ^ Lò Văn Chỉnh đã phát triển 20ha cây chít tại xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Dự án có mục tiêu gia tăng diện tích rừng phòng hộ, ổn định lưu lượng dòng chảy vùng đầu nguồn để giải quyết khó khăn về nghèo đói và thiếu thốn nguồn nước sinh hoạt; người dân cũng được trực tiếp thụ hưởng nguồn lợi từ các hoạt động của dự án.
- ^ Vũ Tuấn Anh (1989) là sáng lập viên Trung tâm Hỗ trợ giáo dục Thanh thiếu niên Việt Nam
- ^ Huỳnh Minh Thảo (1983), hiện là Giám đốc truyền thông và dịch vụ Trung tâm ICS, là thành viên sáng lập và điều hành trực tiếp diễn đàn Taoxanh.net Lưu trữ 2012-05-27 tại Wayback Machine
- ^ Mục tiêu hướng tới của Taoxanh.net là giúp cộng đồng đồng tính nam Việt Nam hiểu biết chính mình để sống tích cực, giúp xã hội nhìn nhận người đồng tính một cách đúng đắn. Trang web thu hút gần 70.000 thành viên tham gia.