Lớp tàu ngầm I-361 (伊三百六十一型潜水艦 I-san-byaku-roku-jū-ichi-gata Sensuikan?), còn được gọi là tàu ngầm Type D (丁型/潜丁型潜水艦 Tei-gata/Sen-Tei-gata sensuikan?) hay tàu ngầm kiểu Sen'yu/Sen'yu-Dai (潜輸型/潜輸大型潜水艦 Sen'yu-gata/Sen'yu-Ōgata sensuikan?) là một lớp tàu ngầm hạng nhất phục vụ cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của lớp tàu được gọi ngắn gọn là YuSensuikan Ō-gata (水艦 Tàu ngầm Vận tải-Kiểu Lớn?).[Ghi chú 1]

Tàu ngầm I-361 ngày 23 tháng 5, 1945
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Tàu ngầm Type D
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Lớp con
  • Lớp I-361 (Đề án số S51)
  • Lớp I-372 (Đề án số S51B)
  • Lớp I-373 (Đề án số S51C)
Kinh phí
  • Lớp I-361: 9.426.000 JPY [1]
  • Lớp I-372 và lớp I-373: 9.719.000 JPY [2]
Thời gian đóng tàu 1943-1945
Thời gian hoạt động 1944-1945
Dự tính 18
Hoàn thành 13
Hủy bỏ 5
Bị mất 9 + 1 (sau chiến tranh)
Nghỉ hưu 3
Đặc điểm khái quátLớp I-361 (tàu ngầm Type D)
Kiểu tàu Tàu ngầm vận tải
Trọng tải choán nước
  • 1.440 tấn Anh (1.463 t) (nổi)
  • 2.215 tấn Anh (2.251 t) (lặn)
Chiều dài 73,50 m (241 ft 2 in) chung
Sườn ngang 8,90 m (29 ft 2 in)
Mớn nước 4,76 m (15 ft 7 in)
Công suất lắp đặt
  • 1.850 (nổi)
  • 1.200 shp (lặn)
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 15.000 nmi (28.000 km) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h) (nổi)
  • 120 nmi (220 km) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h) (lặn)
Độ sâu thử nghiệm 75 m (246 ft)
Sức chứa
  • I-361 - I-371 khi chế tạo
  • 85 tấn hàng hóa
  • I-372 khi chế tạo
  • 90 tấn xăng
  • I-369 vào tháng 7, 1945[3]
  • 100 tấn xăng
Thủy thủ đoàn tối đa 55
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • 1 × radar Type 22 dò tìm mặt biển
  • 1 × radar Type 13 cảnh báo sớm
Vũ khí
Đặc điểm khái quátLớp I-373 (tàu ngầm Type D Cải tiến)
Kiểu tàu Tàu ngầm vận tải
Trọng tải choán nước
  • 1.660 tấn Anh (1.687 t) (nổi)
  • 2.240 tấn Anh (2.276 t) (lặn)
Chiều dài 74,00 m (242 ft 9 in) chung
Sườn ngang 8,90 m (29 ft 2 in)
Mớn nước 5,05 m (16 ft 7 in)
Công suất lắp đặt
  • 1.750 (nổi)
  • 1.200 shp (lặn)
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 5.000 nmi (9.300 km) ở tốc độ 13 hải lý trên giờ (24 km/h) (nổi)
  • 100 nmi (190 km) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h) (lặn)
Độ sâu thử nghiệm 100 m (330 ft)
Sức chứa
  • khi chế tạo
  • 110 tấn hàng hóa
  • I-373 vào tháng 6, 1945[3]
  • 200 tấn xăng
Thủy thủ đoàn tối đa 55
Vũ khí
  • khi chế tạo
  • 2 × súng cối Type 3 81 mm (3 in)
  • 7 × pháo phòng không 25 mm Type 96

Lớp tàu ngầm I-373 (伊三百七十三型潜水艦 I-san-byaku-nana-jū-san-gata Sensuikan?), còn được gọi là tàu ngầm Type D Cải tiến (丁型改潜水艦 Tei-gata Kai sensuikan?) khác biệt đáng kể so với lớp I-361, nhưng do I-373 được phát triển dựa trên thiết kế của lớp I-361, chúng được gọi chung là Type D.

Thiết kế và chế tạo

sửa

Sau trận Midway, Hải quân Đế quốc Nhật Bản lập tức lên kế hoạch cho một kiểu tàu ngầm vận tải. Kiểu tàu này dựa trên chiếc U-155 Deutschland của Hải quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, có khả năng vận chuyển lực lượng (110 binh lính, 10 tấn tiếp liệu và hai xuồng đổ bộ) đến các khu vực mà đối phương chiếm ưu thế trên không. Sau đó đặc tính về tải trọng yêu cầu được thay đổi, và yêu cầu sau cùng được đưa ra có thể vận chuyển 65 tấn bên trong lườn tàu và 25 tấn bên trên boong tàu (chỉ cho hàng hóa). Thoạt tiên Hải quân Nhật Bản không trang bị ống phóng ngư lôi cho các tàu này, nhưng do đòi hỏi mạnh mẽ từ các chỉ huy tiền phương, chúng được trang bị ngư lôi để tự vệ. Lớp I-372 được thiết kế như tàu ngầm chở dầu dựa trên thiết kế của lớp I-361, nên nó không được trang bị ngư lôi.

Phục vụ

sửa

Từ năm 1944, những tàu ngầm Type D bắt đầu làm nhiệm vụ vận tải từ chính quốc Nhật Bản đến các đảo biệt lập. Chúng tỏ ra ít thành công và chịu thiệt hại nặng. Trong tổng số 13 tàu ngầm chỉ có bốn chiếc sống sót qua cuộc xung đột.

Tàu ngầm mang ngư lôi Kaiten

sửa

Vào năm 1945, nhiều chiếc được cải biến thành tàu ngầm mẹ mang ngư lôi tự sát Kaiten và tham gia các chiến dịch tấn công tự sát cùng Shinchō Tokubetsu Kōgekitai (神潮特別攻撃隊 Lực lượng Tấn công Đặc biệt Sinchō?). Khẩu hải pháo trên boong tàu được tháo dỡ, và chúng lắp đặt các bộ gá trên boong tàu để mang theo năm ngư lôi Kaiten.

Các biến thể

sửa

Tàu ngầm Type D được chia thành bốn phân lớp:

  • Type D/Sen'yu (丁型/潜輸(伊三百六十一型 Tei-gata/Sen'yu, lớp I-361?)
  • Type D/Sen'yu Cải tiến (丁型/潜輸改(伊三百七十二型 Tei-gata/Sen'yu-Kai, lớp I-372 ?)
  • Type D Cải tiến (丁型改(伊三百七十三型 Tei-gata Kai, lớp I-373 ?)
  • Type D Cải tiến 2/Type D 2 (Kiểu S60) (丁型改2/潜丁2型(第2968号艦型) Tei-gata Kai-2/Sen-Tei-2-gata, lớp tàu số 2968 (Dai-2968-Gō kan-gata)?). Những chiếc thuộc lớp tàu số 2968 không được chế tạo và chỉ là thiết kế.

Lớp I-361

sửa
Số hiệu Tên Xưởng chế tạo Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
5461 [Ghi chú 2] Xưởng vũ khí Hải quân Kure 16 tháng 2, 1943 30 tháng 10, 1943 25 tháng 5, 1944 Cải biến thành tàu ngầm mang ngư lôi Kaiten, 7 tháng 2, 1945. Bị máy bay từ tàu sân bay hộ tống USS Anzio đánh chìm phía Đông Okinawa, 30 tháng 5, 1945.
5462 I-362 Mitsubishi, Xưởng tàu Kōbe 17 tháng 3, 1943 29 tháng 11, 1943 23 tháng 5, 1944 Bị tàu hộ tống khu trục USS Fleming đánh chìm tại quần đảo Caroline, 18 tháng 1, 1945.
5463 I-363 Xưởng vũ khí Hải quân Kure 1 tháng 5, 1943 12 tháng 12, 1943 8 tháng 7, 1944 Cải biến thành tàu ngầm mang ngư lôi Kaiten, 30 tháng 3, 1945. Đắm do trúng thủy lôi ngoài khơi Miyazaki, 29 tháng 10, 1945.
5464 I-364 Mitsubishi, Xưởng tàu Kōbe 26 tháng 7, 1943 15 tháng 2, 1944 14 tháng 6, 1944 Bị tàu ngầm USS Sea Devil đánh chìm tại bán đảo Bōsō, 15 tháng 9, 1944.
5465 I-365 Xưởng vũ khí Hải quân Yokosuka 15 tháng 5, 1943 17 tháng 12, 1943 1 tháng 8, 1944 Bị tàu ngầm USS Scabbardfish đánh chìm trong vịnh Tokyo, 28 tháng 11, 1944.
5466 I-366 Mitsubishi, Xưởng tàu Kōbe 26 tháng 8, 1943 29 tháng 3, 1944 3 tháng 8, 1944 Cải biến thành tàu ngầm mang ngư lôi Kaiten, 3 tháng 3, 1945. Xuất biên chế 30 tháng 11, 1945. Đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi quần đảo Gotō 1 tháng 4, 1946.
5467 I-367 22 tháng 10, 1943 28 tháng 4, 1944 15 tháng 8, 1944 Cải biến thành tàu ngầm mang ngư lôi Kaiten, 1 tháng 1, 1945. Xuất biên chế 30 tháng 11, 1945. Đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi quần đảo Gotō 1 tháng 4, 1946.
5468 I-368 Xưởng vũ khí Hải quân Yokosuka 15 tháng 7, 1943 29 tháng 1, 1944 25 tháng 8, 1944 Cải biến thành tàu ngầm mang ngư lôi Kaiten, đầu năm 1945. Bị máy bay từ tàu sân bay hộ tống USS Anzio đánh chìm phía Tây Iwo Jima, 27 tháng 2, 1945.
5469 I-369 1 tháng 9, 1943 9 tháng 3, 1944 9 tháng 10, 1944 Cải biến thành tàu ngầm chở dầu, tháng 6, 1945.[3] Đầu hàng lực lượng Đồng Minh tại Yokosuka. Xuất biên chế 15 tháng 9, 1945. Tháo dỡ sau đó.
5470 I-370 Mitsubishi, Xưởng tàu Kōbe 4 tháng 12, 1943 26 tháng 5, 1944 4 tháng 9, 1944 Cải biến thành tàu ngầm mang ngư lôi Kaiten, đầu năm 1945. Bị tàu hộ tống khu trục USS Finnegan đánh chìm phía Nam Iwo Jima, 26 tháng 2, 1945.
5471 I-371 22 tháng 3, 1944 21 tháng 7, 1944 2 tháng 10, 1944 Bị tàu ngầm USS Lagarto đánh chìm trong eo biển Bungo 24 tháng 2, 1945.

Lớp I-372

sửa

Đề án số S51B. Thoạt tiên dự định là chiếc dẫn đầu của Type D Cải tiến (lớp I-373); tuy nhiên do Hải quân Nhật Bản cần có một tàu ngầm càng sớm càng tốt, nên nó được chế tạo như một tàu ngầm chở dầu dựa theo thiết kế của I-361 được sửa đổi.

Số hiệu Tên Xưởng chế tạo Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
2961 I-372 Xưởng vũ khí Hải quân Yokosuka 10 tháng 2, 1944 22 tháng 6, 1944 8 tháng 11, 1944 Bị máy bay từ tàu sân bay Lực lượng Đặc nhiệm38 đánh chìm ngoài khơi Yokosuka, 18 tháng 7, 1945.

Lớp I-373

sửa

Đề án số S51C. Một phiên bản cải biến dựa trên lớp I-361. Hơn nữa, Hải quân Nhật Bản còn dự định tiếp tục cải tiến thêm cho lớp I-373.[Ghi chú 3] Tuy nhiên tất cả đều bị hủy bỏ.

Số hiệu Tên Xưởng chế tạo Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
2962 I-373 Xưởng vũ khí Hải quân Yokosuka 15 tháng 8, 1944 30 tháng 11, 1944 14 tháng 4, 1945 Cải biến thành tàu ngầm chở dầu, tháng 6, 1945.[3] Bị tàu ngầm USS Spikefish đánh chìm trong biển Hoa Đông, 13 tháng 8, 1945.
2963 I-374 24 tháng 10, 1944 Việc chế tạo tạm dừng 17 tháng 4, 1945 (hoàn tất 40%), tháo dỡ sau đó.
2964 I-375 Hủy bỏ ngày 17 tháng 4, 1945.
2965 - 2967

Tham khảo

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ 潜輸大 được đọc như là "Sen'yu-Dai", nhưng 潜輸大型 được đọc như là "Sen'yu-Ō-gata" trong tiếng Nhật.
  2. ^ 伊号第361潜水艦 (I-Gō Dai-361 Sensuikan?). Tên tương tự được áp dụng.
  3. ^ Đề án số S60, tàu ngầm Type D II (潜丁2型 Sen Tei Ni-Gata?)

Chú thích

sửa
  1. ^ Senshi Sōsho Vol.88 (1975), p.50–51
  2. ^ Senshi Sōsho Vol.88 (1975), p.94–95
  3. ^ a b c d Senshi Sōsho Vol.88 (1975), p.272–273
  4. ^ Campbell (1985), tr. 191.

Thư mục

sửa
  • Bagnasco, Erminio (1977). Submarines of World War Two. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-962-6.
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-0870214592.
  • Carpenter, Dorr B. & Polmar, Norman (1986). Submarines of the Imperial Japanese Navy 1904–1945. London: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-396-6.
  • Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922–1946. Greenwich, UK: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
  • “Rekishi Gunzō”., History of Pacific War Vol.17 "I-Gō Submarines", Gakken (Japan), January 1998, ISBN 4-05-601767-0
  • “Rekishi Gunzō”., History of Pacific War Vol.36 "Kairyū and Kaiten", Gakken (Japan), May 2002, ISBN 4-05-602693-9
  • “Rekishi Gunzō”., History of Pacific War Vol.62 Ships of The Imperial Japanese Forces, Gakken (Japan), January 2008, ISBN 4-05-605008-2
  • “Rekishi Gunzō”., History of Pacific War Vol.63 Documents of IJN submarines and USN submarines, Gakken (Japan), January 2008, ISBN 978-4-05-605004-2
  • The Maru Special, Japanese Naval Vessels No.43 Japanese Submarines III, Ushio Shobō (Japan), September 1980, Book code 68343-43
  • Senshi Sōsho Vol.88, Naval armaments and war preparation (2), "And after the outbreak of war", Asagumo Simbun (Japan), October 1975