UEFA Women's Champions League
UEFA Women's Champions League là giải đấu bóng đá nữ dành cho các câu lạc bộ thuộc các quốc gia thành viên Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Lúc đầu giải mang tên là UEFA Women's Cup, nhưng từ mùa giải 2009-10 được đổi thành tên như hiện nay. Kể từ đó, câu lạc bộ chiến thắng sẽ được quyết định chỉ trong một trận đấu chung kết ở cùng thành phố với trận đấu chung kết UEFA Champions League dành cho nam, thay vì đá 2 trận như trước.
![]() | |
Thành lập | 2001 |
---|---|
Khu vực | Châu Âu (UEFA) |
Số đội | 41 |
Đội vô địch hiện tại | ![]() |
Câu lạc bộ thành công nhất | ![]() |
Trang web | Trang web chính thức |
![]() |
Đương kim vô địch hiện nay là câu lạc bộ Olympique Lyonnais của Pháp.
Thể thứcSửa đổi
UEFA Women's CupSửa đổi
Ban đầu sẽ có một vòng sơ loại để giảm số đội xuống còn 32. Mùa giải đầu tiên chỉ có hai đội thi đấu lượt đi lượt về, các mùa giải sau là giải đấu nhỏ gồm bốn đội thi đấu vòng tròn một lượt để chọn đội đầu bảng vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết các đội được chia làm tám bảng bốn đội. Mỗi bảng đấu được tổ chức tại một địa điểm cố định và thi đấu trong vòng năm ngày. Các đội đầu bảng lọt vào tứ kết. Các vòng đấu loại trực tiếp thi đấu lượt đi và về (ngoại trừ trận chung kết năm 2012 khi chỉ tổ chức một lượt duy nhất).
Trong mùa giải 2004-05 vòng bảng gồm bốn bảng với hai đội đầu bảng của mỗi bảng vào tứ kết.
Champions LeagueSửa đổi
Vào ngày 11/12/2008, UEFA công bố giải đấu sẽ được tổ chức lại và đổi tên là UEFA Women's Champions League.[1] Giải đấu mới được tạo ra để các đội á quân quốc gia châu Âu được tham dự,[2] trong khi trận chung kết sẽ được thi đấu một lần duy nhất.
Trước đó ngày 31 tháng 3 năm 2008 UEFA xác nhận rằng 8 quốc gia hàng đầu dựa trên Hệ số UEFA từ mùa 2003–04 tới 2007–08 sẽ được trao hai suất dự giải[2], bao gồm:
- Bundesliga, Đức
- Damallsvenskan, Thụy Điển
- Women's Premier League, Anh
- Division 1 Féminine, Pháp
- 3F Ligaen, Đan Mạch
- Top Division, Nga
- Toppserien, Na Uy
- Serie A, Ý
Đội đương kim vô địch có quyền được dự giải năm sau nếu họ không giành quyền tham dự thông qua giải quốc nội, và sẽ bắt đầu tại vòng 32 đội. Giải đấu mở rộng đối với 54 nước thành viên của UEFA, tuy nhiên, không phải liên đoàn nào cũng có một giải bóng đá nữ quốc gia, ví dụ như Andorra, Liechtenstein, San Marino và Gibraltar là các nước chưa từng tham dự. Do sự tham dự không đồng đều, số đội dự vòng sơ loại và vòng 32 đội mỗi năm một khác.
Các trận chung kếtSửa đổi
Chung kết UEFA Women's CupSửa đổi
Chung kết UEFA Women's Champions LeagueSửa đổi
(*sau khi đá Hiệp phụ; **đá luân lưu 11 m)
Thống kêSửa đổi
Xếp hạng các quốc gia có số lần vô địch nhiều nhấtSửa đổi
Quốc gia | Vô địch | Hạng nhì | Vào bán kết | Vô địch | Hạng nhì | Vào bán kết |
---|---|---|---|---|---|---|
Đức | 9 | 5 | 7 |
|
|
|
Pháp | 5 | 4 | 6 |
|
| |
Thụy Điển | 2 | 5 | 4 |
|
|
|
Anh | 1 | 0 | 7 |
|
| |
Đan Mạch | 0 | 1 | 3 |
|
| |
Nga | 0 | 1 | 0 |
|
||
Na Uy | 0 | 0 | 2 |
| ||
Phần Lan | 0 | 0 | 1 |
| ||
Ý | 0 | 0 | 1 |
|
Xếp hạng theo câu lạc bộSửa đổi
Câu lạc bộ | Vô địch | Hạng nhì | Năm Vô địch | Năm hạng Nhì |
---|---|---|---|---|
Olympique Lyon | 4 | 2 | 2011, 2012, 2016, 2017 | 2010, 2013 |
Umeå IK | 2 | 3 | 2003, 2004 | 2002, 2007, 2008 |
Turbine Potsdam | 2 | 2 | 2005, 2010 | 2006, 2011 |
Wolfsburg | 2 | 1 | 2013, 2014 | 2016 |
Arsenal | 1 | 0 | 2007 | |
Duisburg | 1 | 0 | 2009 | |
Paris Saint-Germain | 0 | 2 | 2015, 2017 | |
Fortuna Hjørring | 0 | 1 | 2003 | |
Djurgården/Älvsjö | 0 | 1 | 2005 | |
Zvezda Perm | 0 | 1 | 2009 | |
Tyresö | 0 | 1 | 2014 |
Vua phá lướiSửa đổi
Mùa | Tên cầu thủ (Câu lạc bộ) | Số bàn |
---|---|---|
2001-02 | Gabriela Enache (FC Codru Anenii Noi) | 12 |
2002-03 | Hanna Ljungberg (Umeå IK) | 10 |
2003-04 | Maria Gstöttner (SV Neulengbach) | 11 |
2004-05 | Conny Pohlers (1. FFC Turbine Potsdam) | 14 |
2005-06 | Margrét Lára Viðarsdóttir (Valur Reykjavík) | 11 |
2006-07 | Julie Fleeting (Arsenal LFC) | 9 |
2007-08 | Vira Dyatel (Zhilstroy-1 Karkhiv) Patrizia Panico (ASD CF Bardolino Verona) Margrét Lára Viðarsdóttir (Valur Reykjavík) |
9 |
2008-09 | Margrét Lára Viðarsdóttir (Valur Reykjavík) | 14 |
2009-10 | Vanessa Bürki (FC Bayern München) | 11 |
2010-11 | Inka Grings (FCR 2001 Duisburg) | 13 |
2011-12 | Camille Abily (Olympique Lyonnais) Eugénie Le Sommer (Olympique Lyonnais) |
9 |
2012-13 | Laura Rus (Apollon Limassol) | 11 |
2013-14 | Milena Nikolić (ŽFK Spartak) | 11 |
2014-15 | Célia Šašić (Frankfurt) | 14 |
2015-16 | Ada Hegerberg (Olympique Lyonnais) | 13 |
2016-17 | Zsanett Jakabfi (Wolfsburg) Vivianne Miedema (FC Bayern München) |
8 |
Tiền thưởngSửa đổi
Tiền thưởng được trao lần đầu năm 2010 cho hai đội lọt vào chung kết. Năm 2011 tiền thưởng được trao cho cả các đội thua bán kết và tứ kết.[4] Cơ cấu tiền thưởng hiện nay là:
- €250.000 cho đội vô địch
- €200.000 cho đội á quân
- €50.000 cho đội thua bán kết
- €25.000 cho đội thua tứ kết
Các đội cũng nhận 20.000 euro cho mỗi vòng thi đấu. Tuy nhiên các con số trên bị coi là quá ít, không đủ bù vào phí đi lại.[5]
Hình ảnhSửa đổi
Chú thíchSửa đổi
- ^ “Women's Champions League launches in 2009”. Ngày 11 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.
- ^ a ă “Women's Champions League details confirmed” (PDF). Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.
- ^ uefa.com - UEFA Women's Cup
- ^ “UEFA Women's Champions League factsheet” (PDF). UEFA. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2013.
- ^ “British teams competing in Women's Champions League receive 'farcical' funding from Uefa”. telegraph.co.uk. Ngày 6 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013.
Xem thêmSửa đổi
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về UEFA Women's Champions League. |
- UEFA Women's Champions League
- UEFA Women's Champions League trên Women's Soccer United