Vô tính luyến ái

không có hấp dẫn tình dục với bất kỳ ai
(Đổi hướng từ Vô tính)

Vô tính luyến ái (tiếng Anh: Asexuality)[1][2][3] là sự không bị hấp dẫn tình dục, hoặc không hay ít quan tâm đến các hoạt động tình dục.[4][5][6] Nó có thể được xem là sự không có, hoặc là một trong những xu hướng tính dục, bên cạnh dị tính, đồng tính, song tínhtoàn tính.[7][8][9] Đây cũng có thể là một thuật ngữ rộng hơn để chỉ một loạt các loại hình vô tính khác nhau. Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy tỉ lệ người vô tính trong dân số Anh là 1%.[7][10]

Vô tính luyến ái
Một nhóm người cầm biểu ngữ tự hào là người vô tính luyến ái
Manifestación WorldPride 2017, Madrid
Định nghĩaThiếu hấp dẫn tình dục với người khác; ít hoặc thiếu nhu cầu tình dục hoặc hứng thú thực hiện hoạt động tình dục của con người
Viết tắtace
Thể loại con
Cờ
Cờ của cộng đồng người Vô tính
Cờ của cộng đồng người Vô tính
Tên cờCờ của cộng đồng người Vô tính
Ý nghĩaMàu đen đại diện cho Vô tính luyến ái; màu ghi đại diện cho Bán vô tính luyến ái; màu trắng đại diện cho Hữu tính luyến ái; màu tím đại diện cho cộng đồng

Vô tính khác với kiêng tình dụcsống độc thân[11][12] ở chỗ cả hai dạng sau đều thuộc về hành vi và đến từ quan điểm cá nhân hay tôn giáo,[13] trong khi vô tính là một thiên hướng tình dục và có khuynh hướng lâu dài hoặc vĩnh viễn.[14] Một số người vô tính vẫn có hoạt động tình dục mặc dù thiếu ham muốn cũng như hấp dẫn tình dục bởi vì họ muốn làm thỏa mãn đối tác, để làm cho mình dễ chịu, để sinh con, hoặc vì một số lý do nào khác.[6][11]

Sự chấp nhận vô tính như là một thiên hướng tình dục và là một lĩnh vực của nghiên cứu khoa học vẫn còn khá mới,[4][6][8] bởi những nghiên cứu về mặt xã hội cũng như tâm lý học về chuyện này mới chỉ mới bắt đầu.[6] Trong khi một vài nhà nghiên cứu khẳng định đây là một thiên hướng tình dục, số khác lại không xem như vậy.[8][9]

Với đà phát triển của Internet và mạng xã hội, nhiều cộng đồng vô tính khác nhau đã được hình thành. Nổi tiếng nhất và đông đảo hơn cả là Asexual Visibility and Education Network (AVEN), thành lập năm 2001 bởi David Jay.[9][15]

Định nghĩa, tình trạng và những mối quan hệ

sửa

Do có sự khác nhau đáng kể giữa những người tự xem mình là vô tính cho nên vô tính có thể xem là một khái niệm rộng.[16] Các nhà nghiên cứu nhìn chung coi vô tính là sự không cảm thấy hấp dẫn tình dục hoặc không quan tâm đến tình dục,[4][6][9] nhưng các định nghĩa của họ thì khác nhau, đại loại như "các cá nhân có ít hoặc không có ham muốn tình dục, cảm thấy ít hoặc không thấy hấp dẫn tình dục, có ít hoặc không có hành vi tình dục; các mối quan hệ thuần túy lãng mạn không tình dục; hoặc kết hợp giữa không có ham muốn lẫn hành vi tình dục."[6]

Asexual Visibility and Education Network (AVEN) định nghĩa người vô tính là "những ai không cảm thấy hấp dẫn tình dục" và phát biểu "một ít số ít sẽ nghĩ mình là vô tính trong một khoảng thời gian ngắn khi họ tìm hiểu giới tính thật sự của mình" và "không có một phép thử quỳ tím nào có thể xác định một người là vô tính hay không. Vô tính – như các thiên hướng khác, chỉ là một từ người ta dùng nhằm giúp xác định bản thân mình. Nếu tại thời điểm nào đó có ai đó thấy từ vô tính thích hợp để miêu tả mình thì chúng tôi khuyến khích họ sử dụng, chừng nào việc làm đó còn có ý nghĩa."[17]

Một số người vô tính, dù không cảm thấy hấp dẫn tình dục từ bất cứ giới nào vẫn có thể tham gia vào các mối quan hệ lãng mạn thuần túy, trong khi số khác thì không.[9][18][19] Một số xác nhận họ cảm thấy bị hấp dẫn tình dục nhưng không có khuynh hướng thực hiện chúng bởi họ không có ham muốn thực sự hoặc không thấy cần thiết phải tham gia vào. Một số hoàn toàn không có hoạt động tình dục lẫn phi tình dục (âu yếm, nắm tay...), trong khi số khác vẫn tham gia vào các hành vi phi tình dục.[6][11][12][16] Một số hoạt động tình dục chỉ vì tò mò.[6] Một số có thể thủ dâm để bản thân cảm thấy dễ chịu, số khác lại không thấy cần phải làm vậy.[16][20][21]

Nói riêng về hoạt động tình dục, cộng đồng vô tính xem sự cảm thấy cần thiết hoặc muốn thủ dâm là một ham muốn tình dục, tách bạch khỏi hấp dẫn tình dục và không có nghĩa là có ham muốn; những người vô tính mà thủ dâm thường xem nó như một sản phẩm bình thường của cơ thể chứ không phải là dấu hiệu của bản năng tình dục ngấm ngầm, và một số thậm chí không thấy khoái cảm khi làm việc đấy.[6] Một vài người nam vô tính không thể thực hiện việc xuất tinh và hoạt động thâm nhập tình dục là không thể đối với họ.[22] Quan điểm của những người vô tính về việc hành vi tính dục cũng khác nhau: một vài không có ý kiến gì và có thể tham gia quan hệ tình dục vì đối tác của mình, số khác lại chống đối dữ dội, mặc dù nói chung họ không ghét những người khác vì việc quan hệ tình dục.[6][16][21]

Các dạng vô tính luyến ái

sửa
 
Cờ của cộng đồng người Vô tính vô ái
  • Vô tính luyến ái hợp giới:
    • Vô tính dị ái (Heteroromantic Asexual hay Hetace): Không có hấp dẫn tình dục, nhưng có hấp dẫn lãng mạn với người khác giới/bản dạng giới
    • Vô tính đồng ái (Homoromantic Asexual hay Homoro-ace): Không có hấp dẫn tình dục, nhưng có hấp dẫn lãng mạn với người cùng giới/bản dạng giới
    • Vô tính song ái (Biromantic Asexual hay Biro-ace): Không có hấp dẫn tình dục, nhưng có hấp dẫn lãng mạn với hai giới/bản dạng giới
    • Vô tính toàn ái (Panromantic Asexual hay Panro-ace): Không có hấp dẫn tình dục, nhưng có hấp dẫn lãng mạn với mọi giới/bản dạng giới
    • Vô tính bán ái (Greyromantic Asexual hay Greyro-ace): Không có hấp dẫn tình dục, nhưng xu hướng lãng mạn nằm giữa hữu ái và vô ái
    • Vô tính vô ái (Aromantic Asexual hay Aroace, AA): Không có hấp dẫn tình dục, tình cảm lãng mạn với mọi giới/bản dạng giới
  • Vô tính luyến ái chuyển giới: Vô tính và có bản dạng giới khác với giới tính sinh học của mình
  • Vô tính luyến ái phi nhị nguyên giới: Vô tính và có bản dạng giới nằm ngoài hệ nhị nguyên giới.
    • Vô tính vô ái vô giới (Aroace Agender hay Aroaceage, AAA): Không có hấp dẫn về tình dục, tình cảm lãng mạn và có bản dạng giới là vô giới

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Asexual”. TheFreeDictionary.com. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ “Nonsexual”. TheFreeDictionary.com. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ Harris, Lynn (ngày 26 tháng 5 năm 2005). “Asexual and proud!”. Salon. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ a b c Bogaert, Anthony F (2006). “Toward a conceptual understanding of asexuality”. Review of General Psychology. 10 (3): 241–250. doi:10.1037/1089-2680.10.3.241. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ Kelly, Gary F. (2004). “Chapter 12”. Sexuality Today: The Human Perspective (ấn bản thứ 7). McGraw-Hill. tr. 401. ISBN 978-0-07-255835-7  Asexuality is a condition characterized by a low interest in sex. Chú thích có tham số trống không rõ: |separator= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  6. ^ a b c d e f g h i j Prause, Nicole; Cynthia A. Graham (tháng 8 năm 2004). “Asexuality: Classification and Characterization” (PDF). Archives of Sexual Behavior. 36 (3): 341–356. doi:10.1007/s10508-006-9142-3. PMID 17345167. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2007.
  7. ^ a b Bogaert, Anthony F. (2004). “Asexuality: prevalence and associated factors in a national probability sample”. Journal of Sex Research. 41 (3): 279–87. doi:10.1080/00224490409552235. PMID 15497056.
  8. ^ a b c Melby, Todd (tháng 11 năm 2005). “Asexuality gets more attention, but is it a sexual orientation?”. Contemporary Sexuality. 39 (11): 1, 4–5. ISSN 1094-5725. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011  The journal currently does not have a websiteQuản lý CS1: postscript (liên kết)
  9. ^ a b c d e Marshall Cavendish biên tập (2010). “Asexuality”. Sex and Society. 2. Marshall Cavendish. tr. 82–83. ISBN 978-0-7614-7906-2. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2013.
  10. ^ “Study: One in 100 adults asexual”. CNN. ngày 15 tháng 10 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.
  11. ^ a b c Margaret Jordan Halter, Elizabeth M. Varcarolis (2013). Varcarolis' Foundations of Psychiatric Mental Health Nursing. Elsevier Health Sciences. tr. 382. ISBN 1-4557-5358-0. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ a b DePaulo, Bella (ngày 26 tháng 9 năm 2011). “ASEXUALS: Who Are They and Why Are They Important?”. Psychology Today. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2011.
  13. ^ The American Heritage Dictionary of the English Language (3d ed. 1992), entries for celibacy and thence abstinence
  14. ^ “Sexual orientation, homosexuality and bisexuality”. American Psychological Association. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2013.
  15. ^ Swash, Rosie (ngày 25 tháng 2 năm 2012). “Among the asexuals”. The Guardian. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2013.
  16. ^ a b c d Karli June Cerankowski, Megan Milks (2014). Asexualities: Feminist and Queer Perspectives. Routledge. tr. 89–93. ISBN 1-134-69253-6. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  17. ^ “Overview”. The Asexual Visibility and Education Network (AVEN). 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2016.
  18. ^ Christina Richards, Meg Barker (2013). Sexuality and Gender for Mental Health Professionals: A Practical Guide. SAGE. tr. 124–127. ISBN 1-4462-9313-0. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  19. ^ Relationship FAQ Lưu trữ 2009-08-27 tại Wayback Machine The Asexual Visibility and Education Network (AVEN), 2008. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011.
  20. ^ Westphal, Sylvia Pagan (2004). “Feature: Glad to be asexual”. New Scientist. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.
  21. ^ a b Bridgeman, Shelley (ngày 5 tháng 8 năm 2007). “No sex please, we're asexual”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  22. ^ Carrigan, Mark (tháng 8 năm 2011). “There's More to Life Than Just Sex? Difference and Commonality Within the Asexual Community”. Sexualities. 14 (4): 462–478. doi:10.1177/1363460711406462.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa
Video
Một phim hư cấu liên quan tại Amazon Studios
  Antisex: No Sex and the City