Vũ Công Trấn (chữ Hán: 武公鎮; 16851755)[1][2][a] là tả thị lang[3] bộ Binh thời Lê trung hưng, từng đỗ tiến sĩ[4] năm 1724,[5][6] được đánh giá là "cương trực", "cứng cỏi", đã từng bị bãi chức rồi lại được triệu về. Ông rất được Trịnh Doanh trọng vọng.[7]

Vũ Công Trấn
Bộ quận công
Thông tin cá nhân
Sinh1685
Mất1755 (69–70 tuổi)[a]
Giới tínhNam
Chức quanThượng thư
Tước hiệuBộ quận công
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳNhà Lê trung hưng

Thân thế sửa

Vũ Công Trấn là người làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai[2] (nay thuộc thôn Đôn Thư, xã Kim Thư,[1] Thanh Oai,[8] Hà Nội, Việt Nam).[7]

Sự nghiệp sửa

Lúc trẻ, ông học trường Giám, đỗ khoa Sĩ vọng[1] và nổi tiếng là giỏi văn chương,[2] học rộng,[9] đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân[6] khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái năm 1724[1][5][10][11] vào thời vua Lê Dụ Tông. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, năm 1728 ông làm chức hiệu thảo và tạm giữ chức giám sát Thanh Hoa, ông còn dự trúng khoa thi Đông các, có ba người được thưởng là Phạm Khiêm Ích, ông và Nguyễn Công Thái.[12][13] Năm Long Đức đời Lê Thuần Tông Vũ Công Trấn làm tế tửu coi công phiên, sau bị chúa Trịnh Cương bãi chức do có lúc xử kiện không vừa ý chúa.[7]

Thời Trịnh Doanh nắm quyền ông lại được triệu về[9] vào năm 1740 khiến ông nổi tiếng và được chúa Trịnh trọng vọng. Khi chức tả hữu pháp ty được đặt ra vào năm 1749 thì ông được sai giữ chức này và rất được chúa tin cậy.[7]

Sau Vũ Công Trấn được trải làm chức tả thị lang bộ Binh,[6] tước hầu, về hưu thì lại được triệu ra. Ông còn dạy học khi không làm quan, có nhiều người theo học và đã có nhiều người thành đạt.[2][7]

Khi qua đời ông được tặng thượng thư, tước Bộ quận công.[3][7]

Nhận định sửa

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có nhận xét ông "giữ pháp luật không a dua với ai", "người cương trực, bướng, cứng cỏi, thẳng thắn nên bị kẻ quyền hành ghét". Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã xếp ông vào hàng những "nhà Nho có đức nghiệp".[7]

Ghi chú sửa

  1. ^ a b Có nguồn cho là không rõ năm mất.[3]

Tham khảo sửa

Thư mục sửa

  1. Hoài Anh (1996), Có công mài sắt, Nhà xuất bản Trẻ
  2. Trần Hồng Đức (1999), Hội khoa học lịch sử Việt Nam (biên tập), Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  3. Nguyễn... (2000), Làng mỹ tục Hà Tây, Sở văn hóa thông tin Hà Tây
  4. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  5. Ngô Văn Phú (2003), Danh nhân Việt Nam qua các đời: Tập truyện ngắn, tập 4, Nhà xuất bản Hội nhà văn
  6. Trịnh Xuân Tiến (2003), Ân vương Trịnh Doanh, Nhà xuất bản Lao động
  7. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo; Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  8. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  9. Vũ Thúy; Võ Văn Liên; Vũ Duy Mền; Ban liên lạc họ Vũ (Võ) Việt Nam (2005), Tộc phả họ Vũ (Võ): Thế kỷ IX-XIX, Nhà xuất bản Thế giới
  10. Ngô Văn Phú (2006), Truyện danh nhân Việt Nam: Thời Lê - Tây Sơn, Nhà xuất bản Công an nhân dân
  11. Vũ Ngọc Khánh (2006), Văn thần Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  12. Tủ sách Thăng Long 1000 năm (2010), Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội
  13. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2[liên kết hỏng]