Vương Chính Vĩ

Chính trị gia Trung Quốc

Vương Chính Vĩ (tiếng Trung giản thể: 王正伟; bính âm Hán ngữ: Wáng Zhèng Wěi; tiểu nhi kinh: وْا ﺟْﻊ وِ; sinh tháng 6 năm 1957, người Hồi) là chuyên gia kinh tế, chuyên gia các vấn đề Hồi giáo và chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân khóa XIII. Ông là Phó Chủ tịch Chính Hiệp khóa XII, Ủy viên Trung ương các khóa XVI, XVII, XVIII, là Ủy viên dự khuyết khóa XVI được bầu bổ sung chính thức từ 2004. Vương Chính Vĩ từng là Phó Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia; Phó Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Ninh Hạ, Phó Chủ tịch thường vụ; Bí thư Thành ủy Ngân Xuyên; và Thường vụ Khu ủy, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Khu ủy Ninh Hạ.

Vương Chính Vĩ
王正伟
Vương Chính Vĩ, 2014.
Chức vụ
Nhiệm kỳ15 tháng 3 năm 2013 – nay
11 năm, 19 ngày
Chủ tịchDu Chính Thanh
Uông Dương
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ16 tháng 3 năm 2013 – 28 tháng 4 năm 2016
2 năm, 43 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Tiền nhiệmDương Tinh
Kế nhiệmBagatur
Nhiệm kỳ12 tháng 5 năm 2007 – 23 tháng 4 năm 2013
5 năm, 346 ngày
Bí thư Khu ủyTrương Nghị
Lý Kiến Hoa
Tiền nhiệmMã Khải Trí
Kế nhiệmLưu Tuệ
Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 2002 – nay
21 năm, 147 ngày
Dự khuyết khóa XVI, chính thức từ 20 tháng 9 năm 2004, chính thức khóa XVI, XVII, XVIII, XIX
Tổng Bí thưHồ Cẩm Đào
Tập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Phó Chủ tịch thường vụ Ninh Hạ
Nhiệm kỳ
13 tháng 1 năm 2004 – 12 tháng 5 năm 2007
3 năm, 119 ngày
Lãnh đạoMã Khởi Trí
Bí thư Thành ủy Ngân Xuyên
Nhiệm kỳ
27 tháng 4 năm 2001 – 29 tháng 12 năm 2003
2 năm, 246 ngày
Lãnh đạoMao Như Bách
Trần Kiến Quốc
Tiền nhiệmTrần Dục Ninh
Kế nhiệmThôi Ba
Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Khu ủy Ninh Hạ
Nhiệm kỳ
15 tháng 4 năm 1998 – 27 tháng 4 năm 2001
3 năm, 12 ngày
Lãnh đạoMao Như Bách
Tiền nhiệmMã Khởi Trí
Kế nhiệmLý Đông Đông
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 6, 1957 (66 tuổi)
Đồng Tâm, Ngô Trung, Ninh Hạ, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHồi
Tôn giáoHồi giáo
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnCử nhân Trung văn
Tiến sĩ Luật học
Trường lớpĐại học Ninh Hạ
Đại học Dân tộc
Trường Đảng Trung ương
WebsiteVương Chính Vĩ

Vương Chính Vĩ là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Trung văn, Tiến sĩ Luật học. Ông là người Hồi xuất thân từ Ninh Hạ, công tác ở đây hơn 30 năm cho đến khi trở thành lãnh đạo quê nhà và tiến về trung ương. Ông được biết đến với nhiều quan điểm đã nêu, phân tích, nghiên cứu cũng như áp dụng trong thực tế về văn hóa xã hội và kinh tế Hồi giáo ở Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục sửa

Vương Chính Vĩ sinh tháng 6 năm 1957 tại huyện Đồng Tâm, nay thuộc địa cấp thị Ngô Trung, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong một gia đình người Hồi. Ông lớn lên ở Đồng Tâm, tốt nghiệp cao trung năm 1974, sau đó thuộc diện thanh niên trí thức trong phong trào Vận động tiến về nông thôn, về quê nhà lao động nông nghiệp và là kế toán viên cũng như Bí thư Chi đoàn của thôn.[1] Sau khi phong trào kết thúc, cao khảo mở lại năm 1977, ông thi đại học năm 1978 và thi đỗ Đại học Ninh Hạ, tới thủ phủ Ngân Xuyên nhập học Khoa Trung văn vào tháng 9 cùng năm và tốt nghiệp Cử nhân Trung văn vào tháng 7 năm 1982.[1] Tháng 9 năm 2000, ông thi đỗ Đại học Dân tộc Trung ương, là nghiên cứu sinh luật học theo hướng về chế độ kinh tế Hồi giáo, tại Viện nghiên cứu Kinh tế dân tộc thiểu số, được hướng dẫn bởi giáo sư Thi Chính Nhất, bảo vệ thành công luận án đề tài "Luận cương chế độ kinh tế Hồi giáo" (伊斯兰经济制度论纲) và trở thành Tiến sĩ Luật học vào năm 2003.[2] Luận cương kinh tế Hồi giáo của ông được xuất bản năm 2004, công trình đưa ra lập luận cho rằng hệ thống kinh tế Hồi giáo là một hình thái kinh tế đặc biệt, khác với cả kinh tế tư bản và kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế dựa trên "nguồn luật Hồi giáo"; phân tích cơ sở pháp lý của kinh tế Hồi giáo, triết lý kinh tế Hồi giáo; phân tích và giải thích tính đặc thù của nền kinh tế này về quyền sở hữu, sản xuất, tiêu dùng, tổ chức doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng Hồi giáo.[3]

Vương Chính Vĩ được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại học Ninh Hạ vào tháng 10 năm 1981,[4] ông từng theo học khóa chính trị tiến tu cán bộ từ tháng 9 năm 1994 đến tháng 1 năm 1995 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[5]

Sự nghiệp sửa

Ninh Hạ sửa

Tháng 9 năm 1976, Vương Chính Vĩ được tuyển dụng làm công vụ viên chính thức với vị trí cán bộ hương Vương Đoàn (王团乡, nay là trấn Vương Đoàn) của huyện Đồng Tâm, bắt đầu sự nghiệp của mình ở đây. Đến 1982, sau khi tốt nghiệp Đại học Ninh Hạ, ông quay trở về đây và là thư ký của Bộ Tuyên truyền Huyện ủy Đồng Tâm, Ninh Hạ. Sáng năm sau, ông được điều lên Khu ủy Ninh Hạ làm thư ký của Sảnh Văn phòng Khu ủy, thăng bậc chức vụ là thư ký cấp phó xứ từ 1986, rồi cấp chính xứ, giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng của Văn phòng nghiên cứu Chính sách Khu ủy từ 1989.[5] Năm 1993, ông là Phó Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu Chính sách, cho đến năm 1997 thì chuyển sang Bộ Tuyên truyền Khu ủy chậm chức Phó Bộ trưởng thường vụ. Năm sau, ông được thăng chức làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Khu ủy, được bầu vào Ban Thường vụ Khu ủy Ninh Hạ, cấp phó tỉnh, tiếp tục chuyển chức về thủ phủ Ngân Xuyên và là Bí thư Thành ủy Ngân Xuyên từ năm 2001.[6]

Thời kỳ công tác ở Ninh Hạ, kể từ năm 1979 khi còn ở giảng đường đại học, Vương Chính Vĩ đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu nền kinh tếvăn hóa người Hồi, đã xuất bản nhiều tác phẩm báo chí, sách hơn 1 triệu từ, nội dung về các luận thuyết học thuật chủ đề này. Năm 1988, ông được mời đến Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia Hội nghị chuyên đề văn hóa quốc tế Hồi giáo. Từ những năm 1990, ông đặc biệt quan tâm đến nền kinh tế và văn hóa Hồi giáo, ông tin rằng: sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Hồi giáo nghèo nàn và lạc hậu ở Trung Đông đã dựa vào lợi thế về tài nguyên dầu mỏkhí đốt tự nhiên như Kuwait, Qatar, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có mức bình quân đầu người có thể so sánh với Hoa Kỳ, và kinh tế Hồi giáo trở thành một chủ đề nóng của nghiên cứu học thuật thế giới. Ông cho rằng đây là một trong những điểm nóng của hoạt động nghiên cứu, nhưng giới học thuật ở Trung Quốc đại lục thời điểm đó dành quan tâm nhiều hơn đến kinh tế học Liên Xô và kinh tế học phương Tây.[7]

Cuối năm 2002, Vương Chính Vĩ tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI,[8] được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI vào ngày 8 tháng 11.[9][10] Cuối năm 2003, tại Ninh Hạ, ông được miễn nhiệm ở Ngân Xuyên, được Nhân Đại Ninh Hạ bổ nhiệm và Tổng lý Ôn Gia Bảo phê chuẩn làm Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Tháng 9 năm 2004, tại kỳ họp thứ 4 của Ủy ban Trung ương, ông được bầu bổ sung làm Ủy viên Trung ương chính thức.[11] Đến 2007, ông là Phó Bí thư Khu ủy, Bí thư Đảng tổ, Quyền Chủ tịch rồi chính thức là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ từ tháng 1 năm 2008, giữ chức vụ này xuyên suốt một nhiệm kỳ 2008–13.[12] Giai đoạn này, vào tháng 10 năm 2007, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII.[13][14]

Trung ương sửa

 
Vương Chính Vĩ gặp Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tại Bắc Kinh, 2014.

Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII,[15] Vương Chính Vĩ tái đắc cử Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012–17.[16] Sang tháng 3 năm 2013, với tư cách là đại biểu, tại kỳ họp thứ nhất của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XII, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc,[17] lãnh đạo cấp phó quốc gia,[18] Thành viên Đảng tổ, đồng thời được phân công, bổ nhiệm làm Phó Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,[19] Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia[1] và Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ phối hợp công tác Tân Cương Trung ương từ ngày 16 tháng 3.[20] Tháng 4 năm 2016, ông được miễn nhiệm các chức vụ ở Bộ Thống Chiến và Ủy ban Sự vụ dân tộc, kế nhiệm bởi Bagatur, chuyển sang chuyên trách là Phó Chủ tịch Chính Hiệp. Tháng 10 năm 2017, ông tiếp tục tham gia đại hội đại biểu toàn quốc,[21][22][23] tái đắc cử Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.[24][25][26] Sau đó một năm, ông tái đắc cử Phó Chủ tịch Chính Hiệp khóa XIII nhiệm kỳ 2018–23.[5] Ông tiếp tục là đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu Hà Nam.[27]

Vấn đề về Hồi giáo sửa

Năm 2016, sau khi được miễn nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia và Phó Bộ trưởng Bộ Thống Chiến, Vương Chính Vĩ chỉ còn vị trí ở Chính Hiệp. Từ đây, nhiều ý kiến đánh giá, phê bình từ dư luận xã hội về ông được gia tăng, nhất là vấn đề về Hồi giáo ở Trung Quốc. Năm 2016, tờ Tinh Đảo nhật báoHồng Kông đăng bài nghiên cứu các mối quan hệ sắc tộc cho rằng trong nhiệm kỳ của mình, Vương Chính Vĩ đã tăng cường xác định sắc tộc, thúc đẩy mạnh mẽ việc đưa ra các quy định về quản lý thực phẩm halal, xây dựng thêm các nhà thờ Hồi giáo trên khắp đất nước và bị chỉ trích vì Hồi giáo hóa ở Trung Quốc, "quảng bá Hồi giáo bằng tư duy Akhund".[28] Trong khi đó, tờ Đông Phương nhật báo (Hồng Kông) cho rằng đây là lý do mà ông bị miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo Ủy ban Sự vụ dân tộc.[29] Ngoài ra, một số cư dân mạng ở Trung Quốc đại lục chế giễu và đặt biệt danh cho ông là "Akhund Vương" (王阿訇).[30] Tuy vậy, tờ Minh báo (Hồng Kông) cho rằng việc ông miễn nhiệm chức vụ này phần lớn bởi Trung ương điều chỉnh hệ thống, tương tự với Phó Chủ tịch Chính Hiệp Vuơng Gia Thụy, người cũng là Bộ trưởng Bộ Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương, và Lý Hải Phong, cũng là Chủ nhiệm Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện, đã được miễn nhiệm để chuyển sang Chính Hiệp. Vị trí của Vương Chính Vĩ bị thay đổi do cần chuyển giao cho cựu Chủ tịch Nội Mông Bagatur.[31]

Công trình sửa

Trong sự nghiệp của mình, Vương Chính Vĩ là chủ biên của nhiều công trình nghiên cứu kinh tế, văn hóa Hồi giáo, trong đó có:

  • Vương Chính Vĩ; Lý Thụ Giang (1985). 《回族民俗学概论》. Thượng Hải: Văn nghệ Thượng Hải. ISBN 7-227-01986-1.
  • Vương Chính Vĩ (1998). 《宁夏百科全书》. Ninh Hạ: Nhân dân Ninh Hạ. ISBN 7-227-01647-1.
  • Vương Chính Vĩ (2004). 《伊斯兰经济制度论纲》. Bắc Kinh: Đại học Dân tộc. ASIN B009Y6B41K. ISBN 7-105-06115-4.
  • Vương Chính Vĩ (2009). 《回族民俗学(共5册)》. Ninh Hạ: Nhân dân Ninh Hạ. ISBN 978-7-22704-164-1.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c 伊一 (ngày 15 tháng 4 năm 2015). “全国政协副主席、国家民委主任王正伟兼任中央统战部副部长(简历)”. Mạng Kinh tế (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ “伊斯兰经济制度论纲”. CNKI (bằng tiếng Trung). ngày 9 tháng 5 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ 马文锋 (ngày 10 tháng 5 năm 2005). “一部对伊斯兰经济制度进行开拓性研究的力作——《伊斯兰经济制度论纲》”. News Sina (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ 张建利 (ngày 17 tháng 3 năm 2018). “王正伟简历”. News Sina (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ a b c 聂晨静 (ngày 13 tháng 4 năm 2018). “王正伟简历”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ “崔波同志接替王正伟同志担任银川市委书记”. 新浪网. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  7. ^ “王正伟代理宁夏回族自治区主席郝林海任副主席 -”. 中国网. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ “中国共产党第十六次全国代表大会在京开幕”. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). ngày 20 tháng 11 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “中国共产党第十六届中央委员会第七次全体会公报”. Chính phủ Trung ương (bằng tiếng Trung). ngày 12 tháng 11 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ 由喜贵; 张晓庆 (ngày 9 tháng 12 năm 2002). “中国共产党第十六届中央委员会”. 12371 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ “中共十六届四中全会发表公报 胡锦涛作重要讲话”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 20 tháng 9 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ “宁夏回族自治区政府主席王正伟”. 大公网. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  13. ^ Đổng Vũ (董宇) (ngày 21 tháng 10 năm 2017). “中国共产党第十七届中央委员会候补委员名单 [Danh sách Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII]”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  14. ^ 杨媚 (ngày 21 tháng 10 năm 2007). “中国共产党第十七届中央委员会委员名单”. Mạng Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  15. ^ “十八大11月8日9时开始14日结束 共持续7日”. Đại hội Đảng XVIII (bằng tiếng Trung). ngày 7 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  16. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  17. ^ “中国人民政治协商会议第十二届全国委员会副主席王正伟”. 中国政协网. 11 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  18. ^ “中央统战部30多年后再现双副国级"配置". 网易. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  19. ^ “全国政协副主席王正伟不再兼任中央统战部副部长”. 澎湃新闻. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2016.
  20. ^ “中华人民共和国主席令第四十五号”. 新华网. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2016.
  21. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网. 新华网. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  22. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国网. 中国网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  23. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国政府网. 中国政府网. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  24. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  25. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ “十九届中央委员、候补委员、中央纪委委员名单”. 国际在线. 国际在线. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  27. ^ 王靖 (ngày 6 tháng 6 năm 2022). “河南省选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. Chính phủ Hà Nam (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  28. ^ “國家民委忽易主 王正偉被免職”. 星岛日报. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2016.
  29. ^ 乙志铭 (10 tháng 5 năm 2016). “西北掀"去清真"运动 左转风彰显投机劣根”. 东网. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  30. ^ 安得 (31 tháng 8 năm 2018). “从宁夏省到宁夏回族自治区”. 多维新闻. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  31. ^ “王正伟出了什么问题?”. 明报. 5 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa

Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Dương Tinh
(người Nội Mông)
Chủ nhiệm Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia Trung Quốc
2013–2016
Kế vị:
Bagatur
(người Nội Mông)
Tiền vị:
Mã Khởi Trí
Chủ tịch Ninh Hạ
2007–2013
Kế vị:
Lưu Tuệ
Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Trần Dục Ninh
Bí thư Thành ủy Ngân Xuyên
2001–2003
Kế vị:
Thôi Ba
Tiền vị:
Mã Khởi Trí
Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Khu ủy Ninh Hạ
1998–2001
Kế vị:
Lý Đông Đông