Viện Đại học Huế là một viện đại học công lập ở thành phố Huế, được thành lập vào năm 1957 dưới chính thể Việt Nam Cộng hoà. Sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1975, dưới chính quyền mới, viện đại học này bị giải thể.

Một tòa nhà của Viện Đại học Huế (nay là Đại học Huế), ở số 3 đường Lê Lợi, thành phố Huế. Vào thập niên 1920 đây là trụ sở của Viện Dân biểu Trung Kỳ

Viện Đại học Huế là tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Tổng hợp Huế (cũ), Trường Đại học Y khoa Huế, và sau này là Đại học Huế (1994).

Lịch sử

sửa
Số liệu sinh viên theo học Viện Đại học Huế[1]
Niên học Số sinh viên
1957-58 670
1958-59 752
1959-60 1.141
1960-61 1.421
1961-62 2.267
1962-63 2.488
1963-64 3.272
1964-65 3.561
1965-66 3.099
1966-67 3.314
1967-68 3.453
1968-69 3.214
1969-70 3.359

Tháng 3 năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế gồm 4 trường đại học (còn gọi là phân khoa đại học): Khoa học, Văn khoa, Luật khoa, và Sư phạm. Viện trưởng đầu tiên là giáo sư Nguyễn Quang Trình (1/3/1957–7/1957), kế nhiệm là linh mục Cao Văn Luận[2]. Đến năm 1959, Viện Đại học Huế mở thêm chương trình dự bị y khoa. Năm 1961 thì thành lập thêm Trường Đại học Y khoa.[3]

Ngay trong 12 năm đầu tiên, từ năm học 1957-1958 đến năm học 1968-1969, Viện Đại học Huế đã có những phát triển vượt bậc:[3]

  • Sinh viên: từ 670 tăng lên 2.491 (1963)[4] rồi 3.319 sinh viên - tăng 495 phần trăm;
  • Giáo sư: từ 6 giáo sư cơ hữu và 19 giáo sư thỉnh giảng tăng lên 60 giáo sư cơ hữu và 145 giáo sư thỉnh giảng - tăng 920 phần trăm;
  • Ngân sách: từ 3.700.000 đồng/năm tăng lên 116.401.000 đồng/năm (tương đương 986.450 đô la Mỹ) - tăng 3.140 phần trăm.

Trường sở

sửa

Khu vực Trường Đại học Huế bao gồm tòa nhà trụ sở xưa kia là nơi nhóm họp của Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tòa nhà này xây năm 1927.[5]

Các trường thành viên

sửa
  • Trường Đại học Khoa học: năm 1970 có 1.115 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hai (44 tuổi, quê ở Huế, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne).[3]
  • Trường Đại học Văn khoa: năm 1970 có 944 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Lâm Ngọc Huỳnh (39 tuổi, từng ở Hà Nội, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne).[3] Sau năm 1975, Trường Đại học Văn khoa bị sát nhập vào Trường Đại học Khoa học để lập nên Trường Đại học Tổng hợp Huế (1976); năm 1994 Trường Đại học Tổng hợp Huế đổi tên thành Trường Đại học Khoa học và là một trường thành viên của Đại học Huế.[6]
  • Trường Đại học Luật khoa: năm 1970 có 627 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Hải (48 tuổi, quê ở Huế, cựu sinh viên Viện Đại học Sài Gòn).[3]
  • Trường Đại học Sư phạm: năm 1970 có 407 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Quới (45 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne).[3] Trường này còn kiêm thêm Trường Trung học Kiểu mẫu Huế (thành lập năm 1964).[7] Sau năm 1975, Trường Đại học Sư phạm bị tách ra thành một trường đại học riêng rẽ, cũng lấy tên là Trường Đại học Sư phạm Huế; năm 1994, Trường Đại học Sư phạm Huế trở thành một trường thành viên của Đại học Huế.[8]
  • Trường Đại học Y khoa: năm 1970 có 226 sinh viên; hiệu trưởng là Bác sĩ Bùi Duy Tâm (47 tuổi, quê ở Hà Nội, cựu sinh viên Viện Đại học Sài GònViện Đại học Chicago).[3] Khóa đầu tiên tốt nghiệp là năm 1969 với 25 tân khoa.[9] Sau năm 1975, Trường Đại học Y khoa bị tách ra thành một trường đại học riêng rẽ, cũng lấy tên là Trường Đại học Y khoa Huế; năm 1994, Trường Đại học Y khoa Huế (nay là Trường Đại học Y Dược) trở thành một trường thành viên của Đại học Huế.[10]
  • Trường Cao đẳng Mỹ thuật
  • Trường Cán sự Y tế và Điều dưỡng
  • Viện Hán học
  • Viện Nữ Hộ sinh Quốc gia

Những nhân vật có liên quan

sửa

Viện trưởng

sửa

Nhân vật liên quan

sửa
  • Lê Văn: Hiệu trưởng (còn gọi là Trưởng Phân khoa) Trường Đại học Sư phạm, sáng lập viên Trường Trung học Kiểu mẫu Huế.[11]
  • Bốn giáo sư người Đức giảng dạy ở Viện Đại học Huế: Horst-Günther Krainick, Elisabetha Krainick, Alois Alteköster, và Raimund Discher, cả bốn được cho là bị quân cộng sản giết trong Tổng công kích Tết Mậu Thân[12][13]

Tham khảo

sửa
  • Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Lê Văn Duyệt Foundation, California, 2006.
  • The University of Huế, Viet-Nam Bulletin No. 24 (1970). Bản PDF Lưu trữ 2006-10-12 tại Wayback Machine.

Chú thích

sửa
  1. ^ "Higher Education". Viet Nam Magazine Vol IV. No 5, 1971.
  2. ^ a b “Danh sách các vị đứng đầu Đại học Huế (từ khi thành lập đến nay)”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  3. ^ a b c d e f g “Viet-Nam Bulletin No. 24 (1970)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ Smith, Harvey H. et al. Area Handbook for South Vietnam. Washington, DC: US Government Printing Office, 1967. trang 154
  5. ^ "Direction de l’Université de Hué, anciennement Chambre des réprésentants du peuple"
  6. ^ “Trường Đại học Khoa học Huế”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ “Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam (1954-75)”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  8. ^ “Trường Đại học Sư phạm Huế”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2010.
  9. ^ "Higher Education". Viet Nam Magazine. Vol IV, No 5, 1971. tr 4-15
  10. ^ “Trường Đại học Y Dược Huế”. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2010.
  11. ^ “Phân ưu Giáo sư Lê Văn”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  12. ^ Woodruff, Mark. Unhearalded Victory: The Defeat of the Viet Cong and the North Vietnamese Army. New York: Presidio Press, 2005. Trang 53.
  13. ^ "Mord an der Menschlichkeit Ein Nachruf auf die deutschen Ärzte von Hué"