Wikipedia:Bài viết mẫu

Phiên bản không kèm ghi chú của bài này nằm tại Đèn lồng giấy

Cần chú ý tên bài viết,
trong trường hợp này 
là "Đèn lồng giấy", được đề cập 
trực tiếp đầu tiên trong nội dung 
bài và được in đậm. Tên gọi khác của 
tên này được dùng lần đầu,
ở đây là "lồng đèn giấy"
cũng được in đậm. Văn bản nằm 
trên bảng mục lục gọi 
là "phần mở đầu."
  ↓↓
Hình ảnh đầu tiên 
trong bài viết
luôn luôn nằm bên phải.
 → →
Đèn lồng đỏ ở Bình Dao

Đèn lồng giấy hay lồng đèn giấy là một loại đèn quen thuộc đối với các nền văn hóa Á Đông. Chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cũng như những cách thức chế tạo khác nhau. Đèn lồng loại đơn giản nhất là được làm bằng giấy và gắn cây nến bên trong, còn phức tạp hơn thì có khung tre xếp được hoặc khung kim loại, có giấy dán căng bao phía ngoài.

Theo thời gian, một số loại đèn lồng giấy truyền thống có xu hướng được thay bằng nhiều loại chất liệu vải khác nhau.

        ↑↑
Các từ khóa và cụm từ có liên kết (đỏ hoặc xanh)
đều là những bài viết Wikipedia. Không liên kết
đến các trang web ngoài,
chúng nên đặt
trong đề mục "Liên kết ngoài" ở cuối mỗi bài viết.
Bảng mục lục được tạo tự động
bởi phần mềm.
Nằm bên trái trang web và
có thể bị vô hiệu hóa tùy theo tùy chọn của mỗi người.
  ↓↓

Văn hóa châu Á

sửa
  ↑↑
Đề mục đầu tiên, kẹp giữa dấu == (ở cả hai đầu 
của tên mục) trong mã nguồn bài viết 
nhờ wikitext, luôn
đặt sau phần mở đầu. Lưu ý rằng đề mục cũng
được in hoa như một câu, chứ không phải tên bài.

Thường gắn liền với các lễ hội, đèn lồng giấy phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và tương tự ở các phố Tàu, chúng được treo bên ngoài các công ty, cửa hàng để thu hút khách.

Loại đèn lồng thả lên không được gọi là đèn trời, thường được thả về đêm để gây ấn tượng trong các lễ hội đèn lồng.

Tiểu mục (dùng dấu === hoặc nhiều hơn ở cả hai đầu của tên mục)
  ↓↓

Việt Nam

sửa
Với các bài có nhiều hình ----
nên đặt ở cả hai bên lề, như vậy sẽ tạo thế cân bằng
và thích thú hơn khi xem.  ↓↓
 
Đèn lồng đêm Hội An
 
Đèn lồng ngôi sao ở Việt Nam

Tại Việt Nam, mỗi năm có hai mùa lồng đèn là tết Trung thuGiáng sinh. Dịp tết Trung thu, lồng đèn đa dạng mẫu mã màu sắc được bày bán chủ yếu cho trẻ em chơi theo truyền thống, dịp Giáng sinh thì các nhà thờ đặt hàng người thợ những chiếc đèn hình ngôi sao. Nghề làm lồng đèn nhìn tuy đơn giản nhưng cần nhiều công phu và đòi hỏi người làm phải khéo tay.[1]

Hiện nay đèn lồng tre và giấy kính truyền thống Việt Nam đang chịu cạnh tranh lớn từ các mặt hàng đèn lồng nhựa xuất xứ từ Trung Quốc, phần lớn là do giá thành. Theo giới sản xuất hàng nhựa, do giá rẻ nên nhiều khả năng lồng đèn Trung Quốc được sản xuất từ nhựa kém chất lượng, chứa nhiều thành phần kim loại nặng có thể ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với trẻ em.[2]

Hội An

sửa
  ↑↑
Danh từ riêng trong tên mục dĩ nhiên vẫn phải in hoa

Đô thị cổ Hội An là nơi nổi tiếng với những chiếc đèn lồng trang trí đẹp mắt, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng như đèn hình quả bí, quả trám, đèn củ tỏi, đèn giả kéo quân,... Dạo quanh phố cổ, có thể dễ dàng bắt gặp vô số lồng đèn được bày bán trong cửa hàng và treo trước hàng quán cả ban ngày lẫn về đêm. Đèn lồng phố Hội chủ yếu được làm từ gỗ, tre nứa (làm khung) và vải lụa (bao ngoài). Làm đèn lồng đã trở thành một nghề thủ công truyền thống ở nơi đây.

Khu phố cổ mỗi tháng tắt đèn một lần vào những ngày rằm, cũng là dịp để những ánh đèn trở nên lung linh.

Đèn lồng Hội An được đánh giá là một sản phẩm văn hoá có khả năng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Không còn cố định trong những khung kiểu cổ điển, đèn Hội An ngày nay có thể xếp gọn, nhỏ để mang đi xa. Người đầu tiên nghiên cứu ra chiếc đèn lồng cơ động này từng được Chính phủ Nhật mời sang để giới thiệu về cách làm lồng đèn.

Bắt đầu từ năm 2010, vào dịp đầu xuân, Hội An tổ chức lễ hội đèn lồng và thả hoa đăng trên dòng sông Hoài. Đêm Nguyên tiêu năm 2011, hơn 25.000 lượt người trong và ngoài nước đã đến đây để tham dự lễ hội đèn lồng, thưởng lãm hoặc tham gia thả đèn hoa đăng trên thuyền cùng điều ước cầu may cho năm mới.[3]

Khu người Hoa ở Chợ Lớn

sửa

Lương Nhữ Ngọc là một con đường nhỏ tại khu phố lồng đèn nằm ở trung tâm Quận 5, nổi tiếng và đông đúc vào dịp Trung thu với những hàng dãy lồng đèn rực rỡ màu sắc được bày bán. Những chiếc đèn được cắt, dán từ khung tre, giấy ni lông đủ màu, gắn đèn cầy. Phần lớn sản phẩm đều là hàng thủ công các chủ hộ buôn bán tự làm, tuy nhiên vẫn có nhiều chiếc đèn lồng nhập từ Trung Quốc được bày bán.

Ngoài ra, con đường dẫn vào giáo xứ Phú Bình thuộc Quận 11 là nơi có làng nghề làm đèn lồng thủ công lâu đời. Tuy nhiên, do cạnh tranh với các mặt hàng Trung Quốc, số hộ gia đình còn tiếp tục theo nghề đã giảm mạnh[1] còn khoảng 15 hộ, trong khi trước đây, khu vực này có đến cả trăm hộ hành nghề.[2]

Những nơi khác

sửa

Người dân một số tỉnh khu vực miền Bắc có xu hướng treo nhiều đèn lồng vào dịp tết Nguyên Đán, hình thành nên những khu phố đèn lồng đỏ. Điều này được cho là không phù hợp với phong tục tập quán văn hóa của Việt Nam và gây lãng phí lớn về nguồn điện. Năm 2011, với ước tính hơn hàng vạn chiếc lồng đèn được thắp sáng mỗi đêm ở thành phố, các thị xã, thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hoá; trong khi đó vùng nông thôn thường xuyên diễn ra tình trạng thiếu điện, một số nơi buộc phải cắt điện để giảm tải.[4] Việc này khởi nguồn từ năm 2009 và cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này.

Trung Quốc

sửa
 
Một khu phố ở Hồng Kông.

Trung Quốc là quốc gia có nền văn hoá gắn liền với đèn lồng giấy từ lâu đời. Người dân quan niệm rằng đèn lồng xua đuổi ma quỷ và mang lại bình yên, hạnh phúc. Đèn lồng giấy Trung Quốc thường là màu đỏ, được treo trước cổng nhà, thắp về đêm và tắt khi người nhà đi ngủ. Nếu có tang, trước nhà sẽ thay đèn lồng đỏ thành trắng. Thời xưa, người dân ra đường vào buổi đêm thường cầm theo chiếc đèn lồng giấy. Đèn lồng thường được dùng thay thế biển hiệu buôn bán cho những quán rượu, hoặc treo hai bên các biển hiệu và trong nội thất. Đèn lồng là biểu trưng của các khu buôn bán, sinh sống của người Hoa không chỉ tại chính quốc mà còn trên toàn thế giới.

Đèn lồng Trung Quốc vô cùng đa dạng về mẫu mã, nhưng đặc trưng nhất là loại đèn đỏ hình trái bí.

Một trong những hoạt động sôi nổi nhất dịp đầu năm của người dân Trung Hoa vào rằm tháng Giêng hàng năm là lễ hội đèn lồng đỏ diễn ra tại nhiều nơi. Lễ hội này có nguồn gốc từ thời nhà Hán. Tại lễ hội, có vô số đèn lồng với đủ các kiểu dáng, kích thước, sắc màu được trưng bày. Ngoài ra còn có các màn trình diễn đèn lồng, hoạt động múa rồng và biểu diễn kinh kịch.[5] Đây được xem sự kiện được chờ đợi nhất trong dịp đầu năm âm lịch của người Trung Quốc, đánh dấu ngày cuối cùng của mùa lễ hội mừng năm mới.[6]

Nhật Bản

sửa
 
Đèn cá chép ở Kyoto

Những phong cách đèn truyền thống ở Nhật là bonbori, chōchin; chúng được viết lên bằng một loại chữ đặc biệt gọi là chōchin moji. Bonbori (ぼんぼり・雪洞?) là loại lồng đèn truyền thống dạng treo ngoài trời. Thông thường loại đèn này có 6 mặt và được sử dụng trong các lễ hội.[7] Nó có thể được treo trên sợi dây hoặc cố định trên đầu cột. Loại đèn này được sử dụng phổ biến trong Lễ hội Bonbori (ぼんぼり祭り Bonbori Matsuri?), tổ chức hàng năm tại Kamakura, Kanagawa.

Nhật Bản nổi tiếng nhất với loại đèn lồng cá chép, phỏng theo hình dạng cá chép Koi - loài cá đa chủng loại và màu sắc. Chiếc đèn lồng này là biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông Nhật. Đèn lồng cá chép thường được treo vào ngày lễ Koinobori dành cho các bé trai vào ngày 5 tháng 5 hàng năm.

 
Đèn lồng trong lễ hội Awa Odori ở Hatsudai, Shibuya, Tokyo

Lễ hội đèn lồng là một trong những lễ hội tiêu biểu của người Nhật Bản, thời gian diễn ra thường vào mùa xuân hoặc mùa thu hàng năm. Có rất nhiều loại đèn lồng xuất hiện trong lễ hội: đèn lồng treo, đèn lồng thả nổi, đèn lồng cầm tay, đèn trời và đèn lồng đá. Ngoài ra, có một loại đèn lồng tuy hiện đại nhưng đã trở thành đặc trưng văn hóa quốc gia này, đó là đèn lồng Hello Kitty.

Lễ hội đèn lồng khổng lồ Dai-Chochin Matsuri là nét văn hoá đặc trưng có lịch sử gần 500 năm. Những chiếc đèn lồng thắp tại lễ hội có độ dài tối thiểu 10m, rộng 5m; nến thắp bên trong cao từ 1m trở lên. Tuy nhiên, lễ hội đèn lồng tổ chức vào ngày rằm tháng 8 mới là lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa đặc biệt với người Nhật. Đây là một trong những hoạt động truyền thống của lễ hội tưởng nhớ những người đã khuất có tên gọi Obon. Người Nhật tin rằng những chiếc đèn lồng sẽ dẫn đường cho linh hồn người thân tới nơi an nghỉ an lành, hạnh phúc. Họ thường viết tên những người đã khuất hay những điều ước của mình lên đèn lồng sau đó thắp nến và thả lên trời hoặc trôi trên sông.

 
Đèn lồng ở ngôi đền Yatadera, Kyoto

Tháng 8 năm 2011, người dân tại tỉnh Iwate đã thắp sáng 2.400 chiếc đèn lồng để cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất và sóng thần diễn ra vào tháng 3 tại Nhật Bản. Ngọn lửa dùng để thắp 2.400 chiếc đèn lồng này được lấy từ đài tưởng niệm trận động đất Kobe ngày 17 tháng 1 năm 1995 đặt tại thành phố Kobe. Đây là một trong những hoạt động nhằm động viên tinh thần của người dân địa phương sau thảm hoạ.[8]

Hàn Quốc

sửa

Năm 2009, Hàn Quốc tổ chức lễ hội đèn lồng lần đầu tiên. Năm 2010, với quy mô lớn hơn hẳn nhân sự kiện Hội nghị thượng đình G20 được tổ chức tại Seoul, 27.000 chiếc đèn lồng đã thắp sáng thủ đô trong ngày lễ hội tổ chức dọc con sông ở Seoul.[9]

Văn hoá phương Tây

sửa
 
Đèn lồng Luminaria trong chuyến gây quỹ nghiên cứu ung thư và xúc tiến ý thức về bệnh ung thư tại Hoa Kỳ.

Thắp những ngọn nến trong một chuỗi túi giấy nhỏ (được biết đến với tên gọi luminaria hay farolito) là một truyền thống phổ biến ở các cộng đồng Tây Ban NhaBồ Đào Nha vào dịp Giáng sinh. Trong ngày lễ Rificolona tổ chức tại Florence, Ý, trẻ em xách theo những chiếc đèn lồng giấy nhiều màu sắc đi dọc những con đường trong thành phố.

Kể từ năm 1998, vào ngày 26 tháng 5 hàng năm - ngày Hoa Kỳ tưởng niệm những người đã thiệt mạng vì chiến tranh và thảm họa, hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về công viên ven bờ biển Ala Moana tại Hawaii để chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng Nhật Bản được thả vào lúc hoàng hôn. Trên mỗi chiếc đèn lồng thắp nến là tên của những người thiệt mạng và lời chúc yên bình ở thế giới bên kia. Đây là truyền thống xuất phát từ lễ hội Toro Nagashi của Nhật. Năm 2008, hơn 1.600 chiếc đèn được thả xuống và 35.000 người đến tham gia sự kiện.[10]

"Xem thêm" là tên chuẩn cho mục
gồm những liên kết đến các bài viết khác trong Wikipedia 
có liên quan đến bài này nhưng không được liên kết trước đó
trong bài viết.
  ↓↓

Xem thêm

sửa
  ↑↑
Danh sách chấm đầu dòng (dùng * ở mỗi dòng).
Đối với danh sách đánh số, dùng # ở mỗi dòng.

Tham khảo

sửa
  
Hiện thông tin đầy đủ của các nguồn (trong thân bài chỉ là các con số [1], [2],...)
Xem Trợ giúp:Cước chú để biết thêm chi tiết.
   ↓↓
  1. ^ a b Lặng lẽ phố lồng đèn Báo Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ a b Lồng đèn Trung Quốc áp đảo Báo Người Lao Động Điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ Đèn lồng rực rỡ đêm Nguyên tiêu trên phố cổ Hội An VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ “Phớt lờ” chỉ đạo, đèn lồng giăng khắp phố Dân trí, báo điện tử của TW Hội khuyến học Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ Rực rỡ lễ hội đèn lồng đỏ ở Trung Quốc Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ Trung Quốc: Lung linh lễ hội đèn lồng Rằm tháng Giêng Dân trí, báo điện tử của TW Hội khuyến học Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ Iwanami Kōjien (広辞苑?) Từ điển tiếng Nhật, tái bản lần 6 (2008), phiên bản DVD
  8. ^ Nhật Bản thắp 2.400 lồng đèn cầu nguyện cho nạn nhân động đất và sóng thần Trang web Đài phát thanh - truyền hình Vĩnh Long. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  9. ^ Seoul - kinh đô ánh sáng với lễ hội đèn lồng Trang Thông tin Lễ hội Việt Nam. TTCNTT - Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
  10. ^ Thả đèn lồng ở Hawaii VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
"Liên kết ngoài" là tên chuẩn cho mục
gồm liên kết đến những website liên quan trực
tiếp đến bài viết, thường là website chính thức của các tổ chức
hay cá nhân.
  ↓↓

Liên kết ngoài

sửa
Hầu hết ghi chú trong trang này dựa theo
hướng dẫn trong Wikipedia:Hướng dẫn về bố cụcWikipedia:Cẩm nang biên soạn
Thể loại
(luôn luôn bắt đầu với từ "Thể loại", và
được liệt kê theo thứ tự trong danh sách trong
mã nguồn trang) luôn nằm ở đáy trang
nếu bạn đang sử dụng "skin" tiêu chuẩn
nhưng có thể nằm ở trên cùng trang nếu dùng "skin" khác. Bài luôn phải được xếp thể loại, nếu bạn không biết xếp, có thể hỏi cố vấn.
  ↓↓