X&Y là album phòng thu thứ ba của ban nhạc Alternative rock nước Anh Coldplay, phát hành 6 tháng 6 năm 2005 tại Vương quốc Anh thông qua hãng thu âm Parlophone. Album chịu ảnh hưởng của âm nhạc điện tử, được sản xuất bởi các thành viên trong nhóm và nhà sản xuất âm nhạc Danton Supple. Việc thực hiện album đã diễn ra rất khó khăn. Nhà sản xuất của album người Anh, Ken Nelson ban đầu có ý định sản xuất thật nhiều bài hát trong album. Tuy nhiên, nhiều bài hát khi đang sáng tác đã bị bỏ dở dang do những bất đồng trong nội bộ ban nhạc. Bìa album là sự kết hợp của các khối sắc màu, với hình ảnh đại diện là mã Baudot.

X&Y
Album phòng thu của Coldplay
Phát hành6 tháng 6 năm 2005
Thu âmtháng 1 năm 2004 – tháng 1 năm 2005
Phòng thuAir Lyndhurst, London
Parr Street, Liverpool
CRC, Chicago
Sarm West, London
Townhouse, London
The Hit Factory, NYC
Thể loạiAlternative rock, post-Britpop
Thời lượng62:30
Hãng đĩaCapitol, Parlophone
Sản xuấtDanton Supple, Coldplay, Ken Nelson (4 track)
Thứ tự album của Coldplay
Coldplay Live 2003
(2003)
X&Y
(2005)
The Singles 1999–2006
(2007)
Thứ tự studio của Coldplay studio album
A Rush of Blood to the Head
(2002)
X&Y
(2005)
Viva la Vida or Death and All His Friends
(2008)
Latin America Tour Edition
Latin America Tour Edition
Đĩa đơn từ X&Y
  1. "Speed of Sound"
    Phát hành: 18 tháng 4 năm 2005
  2. "Fix You"
    Phát hành: 5 tháng 9 năm 2005
  3. "Talk"
    Phát hành: 19 tháng 12 năm 2005
  4. "The Hardest Part"
    Phát hành: 3 tháng 6 năm 2006
  5. "What If"
    Phát hành: 27 tháng 6 năm 2006
  6. "White Shadows"
    Phát hành: 8 tháng 6 năm 2007

X&Y bao gồm 12 bài hát và một bài hát track phụ, "Til Kingdom Come". Nó không có trên mặt danh sách của album, nhưng được đánh dấu "+" trên nhãn đĩa và phía trong tập sách album. Ban đầu theo kế hoạch bài hát được thực hiện bởi ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Johnny Cash và trưởng nhóm Chris Martin, nhưng Cash đã qua đời trước khi bài hát được hoàn thành.[1] Đĩa đơn "Talk" được xuất hiện trên danh sách track chính, mặc dù người ta nghĩ rằng nó đã bị hạ xuống làm mặt B cho bìa album tiếp theo sau khi bị rò rỉ trực tuyến vào đầu năm 2005.[2]

X&Y được phát hành với một số lượng quảng cáo hạn chế nhưng vẫn thu được thành công thương mại đáng kể khi đạt quán quân của nhiều bảng xếp hạng trên toàn thế giới, trong đó có Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, những thị trường đầu tiên của nó. Với doanh số bán được 8,3 triệu bản trong năm 2005, đây là album bán chạy nhất năm đó trên toàn cầu. Đến năm 2001, album đã bán được hơn 13 triệu bản ra toàn thế giới.[3]

X&Y đã nhận được nhiều đánh giá tích cực, dù trong số đó vài nhà phê bình âm nhạc vẫn cho rằng nó vẫn kém sức hút hơn album phòng thu đầu tay Parachutes. Các đĩa đơn single trong album bao gồm: "Speed of Sound", "Fix You", "Talk", "The Hardest Part", "What If" và "White Shadows".

Bối cảnh thực hiện sửa

Tháng 3 năm 2004, Coldplay đã công bố thông tin chi tiết về X&Y trong khi album đang được thu âm. Kế hoạch ban đầu của nhóm là tìm một chỗ ở để tránh tai mắt của công chúng trong suốt cả năm. Giọng ca chính Chris Martin phát biểu, "Chúng tôi thực sự cảm thấy rằng chúng tôi phải đi xa một thời gian và chắc chắn chúng tôi sẽ không phát hành bất cứ gì trong năm nay, bởi tôi nghĩ rằng mọi người đều phát bệnh vì chúng tôi rồi." Tuy nhiên kế hoạch này không thực hiện do áp lực từ album thứ hai của họ, A Rush of Blood to the Head đã tạo ra nhưng họ đang cố gắng "để làm nên thứ tuyệt vời nhất mà chưa ai từng nghe".[4]

Trước lời công bố của Martin, tay guitar Jonny Buckland và nhà sản xuất thu âm người Anh Ken Nelson đã bắt đầu thu âm các bản demo trong lúc ở Illinois, Chicago. Tiếp đó ban nhạc đã đăng ký một phòng thu ở London tháng 1 năm 2004.[5]

Thu âm sửa

Coldplay đã dành mười tám tháng thực hiện album.[6] Album phát hành là phiên bản thứ ba mà ban nhạc từng sản xuất trong những buổi cuối của họ, và thậm chí một số người còn coi nó là album thứ năm của nhóm.[7] Ban nhạc đã không hài lòng với những kết quả trong các buổi đầu tiên của họ với Nelson, người trước đó từng sản xuất hai album của ban nhạc.

Ngày phát hành ban đầu được ấn định trong năm 2004, nhưng ban nhạc buộc phải trì hoãn ngày ra mắt album đến tháng 1 năm 2005. Nhưng bởi ngày mục tiêu mới đang đến gần, ban nhạc đã một lần nữa loại bỏ các bài hát mà họ coi là "tẻ nhạt" và "thiếu sôi nổi".[7] Sáu mươi ca khúc đã được viết trong các buổi này nhưng có tới năm mươi hai trong số chúng bị bỏ lại.[8] Ban nhạc bắt đầu tập luyện các bài hát cho một chuyến lưu diễn lên kế hoạch trước, nhưng họ cảm thấy các bài hát có âm thanh trực tiếp tốt hơn so với các phiên bản thu âm của nhóm: "Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi thực sự đã không có những ca khúc hay và một vài trong số chúng lại bắt đầu âm thanh tốt hơn bởi chúng tôi đang chơi những ca khúc này tốt hơn so với lúc chúng tôi chơi chúng trong bản thu âm, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi nên quay trở lại và thu âm chúng một lần nữa." Tay guitar Jonny Buckland nói rằng ban nhạc đã tự thúc đẩy bản thân họ "xúc tiến theo mọi hướng" trong việc thực hiện album, nhưng họ cảm thấy rằng nó có vẻ như đang đi ngược xu thế so với các tác phẩm trước đây của nhóm.[9]

Trong công cuộc tìm kiếm sự hoàn hảo, Coldplay đã phải "nâng nó lên vài mức độ và làm việc chăm chỉ để đạt được nó ngay lập tức".[7] Ban nhạc đã chọn Danton Supple, người từng phối nhạc cho phần lớn A Rush of Blood to the Head để giám sát việc sản xuất X&Y.[10] Khi tháng một qua đi ban nhạc đã phải hoàn tất album; họ cũng ý thức được áp lực về "những kỳ vọng cho kỷ lục tăng trưởng lớn hơn" và "việc hoàn thành nó cũng trở nên ngày càng khó khăn hơn".[7] Cuối cùng ban nhạc đã giải quyết xong vấn đề với ca khúc "Square One" mà Martin miểu tả là "một cuộc gọi đến những cánh tay" đồng thời là "lời biện hộ" cho từng người trong nhóm sẽ "không bị đe dọa bởi bất cứ ai hay bất cứ điều gì". Sau khi hoàn thành album, nhóm cảm thấy dường như họ đã có thể thực hiện những bài hát của riêng họ mà không cần suy nghĩ đến nhu cầu của bất cứ ai khác.[7] Cũng trong tháng này, ban nhạc đã tiến đến những tuần cuối cùng trong quá trình sản xuất và đã đặt việc hoàn thành các phím lên các bài hát.[10]

Tay trống Will Champion sau đó đã thừa nhận ban nhạc đã không quá vội vàng trong việc hoàn tất album "bởi viễn cảnh của chuyến lưu diễn lại rất khó khăn khiến chúng tôi cảm thấy chúng tôi nên dành nhiều thời gian của mình cho việc đó, đồng thời chúng tôi cũng muốn đảm bảo rằng nó có thể diễn ra tốt nhất có thể". Theo anh việc nhóm không có thời hạn nhất định đã giúp họ không cảm thấy bị áp lực từ việc hoàn thành gì đó. Một khi thời hạn thích hợp được áp dụng vào ban nhạc, họ sẽ càng hoạt động hiệu quả hơn so với các phiên bản trước đó. Tại thời điểm này nhóm đã viết khoảng 14 hoặc 15 bài hát.[11] Martin còn nói thêm rằng "lý do họ kết thúc muộn là vì họ "... đã giữ [thêm vào đó] việc hoàn thành [các phím tới] kỷ lục đến khi nó quá muộn... [họ] không muốn nghe nó lúc này bởi [họ sẽ] chỉ muốn tìm cách nào đó để quay trở lại và thay đổi.[7]

Sáng tác sửa

Âm nhạc sửa

 
Coldplay đã nhận được sự đồng ý của Kraftwerk để sử dụng phần riff từ "Computer Love" cho ca khúc "Talk".

Coldplay đã trích dẫn rất nhiều những ảnh hưởng khác nhau trong album. Phong cách trong dòng nhạc điện tử mà tiên phong là ban nhạc Kraftwerk đã thể hiện rõ trong ca khúc "Talk", đồng thời còn mượn móc tổng hợp của nó từ "Computer Love" năm 1981.[6] Ngoài ra hiện nay dòng nhạc điện tử những năm 1970 còn có nét giống với các nhạc sĩ người Anh David BowieBrian Eno. Eno, người sẽ sản xuất hai album Viva la Vida or Death and All His FriendsMylo Xyloto sau này cũng đã chơi phần đệm synthesizer trong bài hát "Low". Đĩa đơn đầu tiên "Speed of Sound" cũng lấy cảm hứng từ nhịp đập trống trong ca khúc "Running Up That Hill" của nghệ sĩ hát-viết nhạc người Anh Kate Bush.[12] Theo Jon Pareles của The New York Times, ban nhạc cố gắng để "mang lại vẻ đẹp của 'Clocks'" xuyên suốt album, ngoài ra còn mượn một số nét đặc trưng của nó vào những ca khúc như "Speed of Sound".[13] Ca khúc mở đầu "Square One" còn nổi bật lên đoạn nhạc tổ nổi tiếng từ Also sprach Zarathustra, còn biết đến nhiều hơn là tiêu đề chính của một bộ phim khoa học viễn tưởng của Stanley Kubrick năm 1969 có tên 2001: A Space Odyssey. Đoạn nối tiếp ba nốt đã được sử dụng với tiếng móc tổng hợp cũng như một phần của đoạn điệp khúc cũng do giọng ca mang nhãn hiệu falsetto của Chris Martin trình diễn.

"Fix You" nổi bật hơn cả là tiếng organ và piano. Ca khúc bắt đầu với một bản ballad organ điện êm dịu bao gồm giọng falsetto của Martin. Bài hát sau đó hình thành với âm thanh guitar acoustic và piano. Âm thanh sau đó thay đổi với một dòng guitar ba nốt rên rỉ, tiếng chuông reo thoảng qua mang nhịp điệu lạc quan. Đoạn nhạc khí của nó cũng được thay đổi với âm thanh organ phong cách nhà thờ

Ca từ sửa

Về ca từ, X&Y đã thực hiện một sự thay đổi rõ ràng so với các tác phẩm trước. Ở những tác phẩm trước, Martin hát chủ yếu ở ngôi thứ nhất "Tôi", nhưng sau đó đã chuyển sang ngôi thứ hai "Bạn".[13] Dựa theo đó, những ca khúc trong album là sự phản ánh của Martin về "những nghi ngờ, sợ hãi, hi vọng và yêu thương" cùng những ca từ "thật nghiêm túc và mơ hồ".[14]

Lời hát có xu hướng tập trung đáng kể xung quanh ý tưởng rằng tất cả mọi thứ đều bị tan vỡ, dời khỏi vị trí hoặc biến mất; điều này thể hiện rõ ràng ở hầu hết các ca khúc trong album. Chẳng hạn như "Fix You" ("When you lose something you can't replace"/"Khi bạn mất một thứ nào đó bạn chẳng thể thay thế") và cũng trong "X&Y" ("When something is broken, and you try to fix it, trying to repair it, any way you can"/"Khi một thứ nào đó bị hỏng và bạn cố gắng sửa chữa nó, cố gắng sửa chữa nó bẳng bất kỳ cách nào bạn có thể") và "Talk" ("Are you lost or incomplete? Do you feel like a puzzle, you can't find your missing piece?"/"Bạn có bị mất hay thiếu thốn không? Bạn có cảm thấy như một câu đố khi bạn không thể tìm thấy phần còn thiếu của mình không?"). Đồng thời chủ đề này cũng là sự phản ánh ngẫu nhiên, mẫu hình khó hiểu trên trang bìa cover của album (cho đến khi bạn "sửa" nó bằng cách sử dụng Mã Baudot).

Danh sách bài hát sửa

Danh sách bài hát được sáng tác bởi Guy Berryman, Jonny Buckland, Will ChampionChris Martin, ngoại trừ chỗ chú thích.

STTNhan đềThời lượng
1."Square One"4:47
2."What If"4:57
3."White Shadows"5:28
4."Fix You"4:54
5."Talk" (Berryman, Buckland, Champion, Martin, Ralf Hütter, Karl Bartos, Emil Schult)5:11
6."X&Y"4:34
7."Speed of Sound"4:48
8."A Message"4:45
9."Low"5:32
10."The Hardest Part"4:25
11."Swallowed in the Sea"3:58
12."Twisted Logic"5:01
13."Till Kingdom Come" (track ẩn)4:10
Tổng thời lượng:62:30
Track bonus
STTNhan đềThời lượng
14."How You See the World" (chỉ có giá trị ở một vài ấn bản Nhật Bản đầu tiên)4:04

Xếp hạng và chứng nhận sửa

Chứng nhận sửa

Quốc gia Chứng nhận Doanh số
Argentina (CAPIF)[64] 3× Bạch kim 120.000^
Argentina (CAPIF)[65]
Latin American Tour Edition
2× Bạch kim 80.000^
Úc (ARIA)[66] 6× Bạch kim 420.000^
Áo (IFPI Áo)[67] Bạch kim  
Bỉ (BEA)[68] 2× Bạch kim 100.000*
Brasil (Pro-Música Brasil)[69] Vàng 50.000*
Canada (Music Canada)[70] 5× Bạch kim 500.000^
Đan Mạch (IFPI Đan Mạch)[71] Bạch kim 40.000^
Phần Lan (Musiikkituottajat)[72] Bạch kim 34.222[72]
Pháp (SNEP)[73] 2× Bạch kim 400.000*
Đức (BVMI)[74] 3× Bạch kim 900.000^
Hy Lạp (IFPI Hy Lạp)[75] Vàng 10.000^
Ireland (IRMA)[76] 8× Bạch kim 120.000^
Ý (FIMI)[77] Vàng 40.000*
Nhật Bản (RIAJ)[78] Vàng 100.000^
México (AMPROFON)[79] Bạch kim 100.000^
Hà Lan (NVPI)[80] Bạch kim 80.000^
New Zealand (RMNZ)[81]
Includes Special Edition
4× Bạch kim 60.000^
Bồ Đào Nha (AFP)[82] 2× Bạch kim 40.000^
Nga (NFPF)[83] Vàng 10.000*
Tây Ban Nha (PROMUSICAE)[84] 2× Bạch kim 200.000^
Thụy Điển (GLF)[85] Bạch kim 60.000^
Thụy Sĩ (IFPI)[86] 2× Bạch kim 80.000^
Anh Quốc (BPI)[88] 9× Bạch kim 2.730.107[87]
Hoa Kỳ (RIAA)[89] 3× Bạch kim 3.000.000^
Tổng hợp
Châu Âu (IFPI)[90] 5× Bạch kim 5.000.000*

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.

Chú thích sửa

  1. ^ Parker, Lyndsey (ngày 11 tháng 3 năm 2006). “X&Y From A To Z”. Yahoo! Music. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ Cohen, Jonathan (ngày 4 tháng 4 năm 2005). “Coldplay Finalizes New Album Track List”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2008.
  3. ^ “Coldplay's 'Mylo Xyloto': 5 Things to Know”. International Business Times. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ Wiederhorn, Jon (ngày 10 tháng 3 năm 2004). “Coldplay Want Next LP To Be 'Best Thing Anyone Ever Heard'. MTV. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  5. ^ Orshoski, Wes (ngày 29 tháng 1 năm 2004). “Coldplay Enter London Studio To Begin Work On Third Album”. MTV. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  6. ^ a b Petridis, Alexis (ngày 27 tháng 5 năm 2005). “Coldplay, X and Y”. The Guardian. London. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2008.
  7. ^ a b c d e f Montgomery, James (ngày 26 tháng 5 năm 2005). “Coldplay's Third Album Is Actually Their Fifth... At Least”. MTV. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  8. ^ Wild, Debs (2003). “Coldplay ezine: Issue 10” (PDF). Coldplay.com. tr. 5. Lưu trữ (PDF) bản gốc 28 Tháng 9 2007. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  9. ^ Brandle, Lars (ngày 11 tháng 3 năm 2005). 'Sound' To Precede Third Coldplay Album”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  10. ^ a b Cohen, Jonathan (ngày 12 tháng 1 năm 2005). “Coldplay Goes Back To Basics On New Album”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  11. ^ Montgomery, James (ngày 17 tháng 2 năm 2005). “The Ticking Clocks: New Coldplay Album Pushed Back”. MTV. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008.
  12. ^ “Coldplay Premiere 'X&Y' In NYC”. Xfm News. ngày 19 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2009.
  13. ^ a b Pareles, Jon (ngày 5 tháng 6 năm 2005). “The Case Against Coldplay – New York Times”. Nytimes.com. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2011.
  14. ^ Erlewine, Stephen Thomas. “X&Y – Coldplay”. AllMusic. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2008.
  15. ^ “Hits of the World – Argentina”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 26 tháng 7 năm 2005. tr. 78. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  16. ^ “Australian Charts – Coldplay – X&Y (album)”. Australian-charts.com. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  17. ^ “Austria Top 40 – Coldplay – X&Y (album)” (bằng tiếng Đức). Austriancharts.at. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  18. ^ a b “Chart Vlaanderen – Coldplay – X&Y (album)” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  19. ^ “Chart Belgique Francophone – Coldplay – X&Y (album)” (bằng tiếng Pháp). Ultratop. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  20. ^ “Hits of the World – Brazil”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 13 tháng 8 năm 2005. tr. 70. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  21. ^ “Coldplay Album & Song Chart History – Canadian Albums”. Billboard. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  22. ^ “Hits of the World – Czech Republic”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 6 tháng 8 năm 2005. tr. 54. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  23. ^ “IFPI Danmark Officielle Hitliste – Coldplay – X&Y (album)”. Danishcharts.com. Hung Medien. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  24. ^ a b “Dutch Charts – Coldplay – X&Y (album)” (bằng tiếng Hà Lan). Dutchcharts.nl. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  25. ^ “Hits of the World – Eurocharts – Album”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 25 tháng 6 năm 2005. tr. 65. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  26. ^ “Finnish Charts – Coldplay – X&Y (album)”. Finnishcharts.com. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  27. ^ “Classements – Coldplay – X&Y (album)” (bằng tiếng Pháp). Lescharts.com. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  28. ^ “Album – Coldplay, X&Y” (bằng tiếng Đức). Charts.de. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
  29. ^ “Hits of the World – Greece”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 23 tháng 7 năm 2005. tr. 54. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  30. ^ “Archívum – Slágerlisták – MAHASZ – Magyar Hangfelvétel-kiadók Szövetsége – 2005.08.01. – 2005.08.07” (bằng tiếng Hungary). Association of Hungarian Record Companies. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  31. ^ “Irish Music Charts Archive – Top 75 Artist Album, Week Ending ngày 23 tháng 6 năm 2005”. Chart-track.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  32. ^ “Italian Charts – Coldplay – X&Y (album)”. Italiancharts.com. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  33. ^ “X&Y” (bằng tiếng Nhật). Oricon. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  34. ^ “Hits of the World – Mexico”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 23 tháng 7 năm 2005. tr. 54. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  35. ^ “New Zealand Charts – Coldplay – X&Y (album)”. Charts.org.nz. Hung Medien. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  36. ^ “VG-Lista – Coldplay – X&Y (album)”. Norwegiancharts.com. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  37. ^ “20 czerwca 2005 – sprzedaż w okresie 06.06.2005 – 12.06.2005” (bằng tiếng Ba Lan). OLiS. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  38. ^ “Top Oficial AFP – Top 30 Artistas – Semana 25 de 2005” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Artistas-espectaculos.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
  39. ^ “Spanish Charts – Coldplay – X&Y (album)”. Charts.org.nz. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  40. ^ “Swedish Charts – Coldplay – X&Y (album)”. Swedischarts.com. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  41. ^ “Swiss Charts – Coldplay – X&Y (album)” (bằng tiếng Đức). Hitparade.ch. Hung Medien. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  42. ^ “2005 Top 40 Official UK Albums Archive – 25th June 2005”. Official Charts Company. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  43. ^ “Coldplay Album & Song Chart History – Billboard 200”. Billboard. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  44. ^ “End Of Year Charts - Top 100 Albums 2005”. ARIA Charts. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  45. ^ “JAHRESHITPARADE ALBEN 2005” (bằng tiếng Đức). austriancharts.at. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  46. ^ “JAAROVERZICHTEN 2005: Albums” (bằng tiếng Hà Lan). ultratop,be/nl. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  47. ^ “JAAROVERZICHTEN 2005: Alternatieve Albums” (bằng tiếng Hà Lan). ultratop,be/nl. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  48. ^ “REPORT ANNUELS 2005: Albums” (bằng tiếng Pháp). ultratop,be/fr. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  49. ^ “JAAROVERZICHTEN - ALBUM 2005” (bằng tiếng Hà Lan). dutchcharts.nl. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  50. ^ “Best of 2005”. IRMA. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  51. ^ “Gli album più venduti del 2005” (bằng tiếng Ý). Hit Parade Italia. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  52. ^ “Spanish Charts – Coldplay – X&Y (album)” (PDF). PROMUSICAE.es. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  53. ^ “SCHWEIZER JAHRESHITPARADE 2005” (bằng tiếng Đức). hitparade.ch. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  54. ^ “End of Year 2005” (PDF). UKChartsPlus. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  55. ^ “Billboard 200 Albums: 2005”. Billboard.com. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.[liên kết hỏng]
  56. ^ “End Of Year Charts - Top 100 Albums 2006”. ARIA Charts. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  57. ^ “JAHRESHITPARADE ALBEN 2006” (bằng tiếng Đức). austriancharts.at. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  58. ^ “JAAROVERZICHTEN - ALBUM 2006”. dutchcharts.nl. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  59. ^ “SCHWEIZER JAHRESHITPARADE 2006” (bằng tiếng Đức). hitparade.ch. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  60. ^ “End of Year 2006” (PDF). UKChartsPlus. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  61. ^ “Billboard 200 Albums: 2006”. Billboard.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  62. ^ “End of Year 2007” (PDF). UKChartsPlus. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  63. ^ “End of Year 2008” (PDF). UKChartsPlus. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  64. ^ “Discos de Oro y Platino – Coldplay” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Cámara Argentina de Productores de Fonogramas y Videogramas. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  65. ^ “Chứng nhận album Argentina – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Cámara Argentina de Productores de Fonogramas y Videogramas.
  66. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2012 Albums” (PDF) (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc.
  67. ^ “Chứng nhận album Áo – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo.
  68. ^ “Ultratop − Goud en Platina – albums 2006” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Hung Medien. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  69. ^ “Chứng nhận album Brasil – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Pro-Música Brasil.
  70. ^ “Chứng nhận album Canada – Coldplay – X & Y” (bằng tiếng Anh). Music Canada.
  71. ^ “Chứng nhận album Đan Mạch – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Đan Mạch). IFPI Đan Mạch.
  72. ^ a b “Chứng nhận album Phần Lan – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland.
  73. ^ “Chứng nhận album Pháp – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Pháp). Syndicat National de l'Édition Phonographique.
  74. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Coldplay; 'X & Y')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie.
  75. ^ “Ελληνικό Chart – Top 50 Ξένων Aλμπουμ” (bằng tiếng Hy Lạp). IFPI Hy Lạp.
  76. ^ “The Irish Charts - 2005 Certification Awards - Multi Platinum” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Âm nhạc Thu âm Ireland.
  77. ^ “Certificazione album fisici e digitali dalla settimana 1 del 2009 alla settimana 30 del 2012” (PDF) (bằng tiếng Ý). Federation of the Italian Music Industry. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.
  78. ^ “Chứng nhận album Nhật Bản – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Chọn 2005年06月 ở menu thả xuống
  79. ^ “Certificaciones – Coldplay” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  80. ^ “Buzz-top-3: Chirac, Donner en Coldplay”. HP/De Tijd (bằng tiếng Hà Lan). ngày 16 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2012.
  81. ^ “Chứng nhận album New Zealand – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Anh). Recorded Music NZ.
  82. ^ “Top Oficial AFP – Top 30 Artistas – Semana 25 de 2006” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Artistas-espectaculos.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
  83. ^ “Chứng nhận album Nga – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Nga). Национальная федерация музыкальной индустрии (NFPF).
  84. ^ “Chứng nhận album Tây Ban Nha – Coldplay – X&Y”. El portal de Música (bằng tiếng Tây Ban Nha). Productores de Música de España.
  85. ^ “Guld- och Platinacertifikat − År 2006” (PDF) (bằng tiếng Thụy Điển). IFPI Sweden. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2011.
  86. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Chứng nhận ('X&Y')” (bằng tiếng Đức). IFPI Thụy Sĩ. Hung Medien.
  87. ^ Jones, Alan (ngày 26 tháng 5 năm 2014). “Official Charts Analysis: Coldplay LP sells 168k to set 2014 pace”. Music Week. Intent Media. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  88. ^ “Chứng nhận album Anh Quốc – Coldplay – X and Y” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn album trong phần Format. Chọn Bạch kim' ở phần Certification. Nhập X and Y vào mục "Search BPI Awards" rồi ấn Enter.
  89. ^ “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Coldplay – X&Y” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ.
  90. ^ “IFPI Platinum Europe Awards – 2010”. Liên đoàn Công nghiệp ghi âm Quốc tế.

Liên kết ngoài sửa