Sắt(II) oxide

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Ôxít sắt (II))

Sắt(II) oxide (công thức FeO) là một oxide của sắt. Nó có khối lượng mol 71,8464 g/mol, nhiệt độ nóng chảy 1377 .

Sắt(II) oxide
Mẫu sắt(II) oxide
Cấu trúc của sắt(II) oxide
Danh pháp IUPACSắt(II) oxide
Tên khácSắt oxide
Sắt monoxide
Ferơ oxide
Nhận dạng
Số CAS1345-25-1
PubChem14945
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Fe]=O

InChI
đầy đủ
  • 1/Fe.O/rFeO/c1-2
ChemSpider14237
UNIIG7036X8B5H
Thuộc tính
Công thức phân tửFeO
Khối lượng mol71,8464 g/mol
Bề ngoàitinh thể hoặc bột đen
Khối lượng riêng5,745 g/cm³
Điểm nóng chảy 1.377 °C (1.650 K; 2.511 °F)
Điểm sôi 3.414 °C (3.687 K; 6.177 °F)
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tankhông tan trong dung dịch kiềm, alcohol; tan trong acid
Cấu trúc
Nhiệt hóa học
Các nguy hiểm
MSDSICSC 0793
Chỉ mục EUkhông phân loại
Nguy hiểm chínhcó thể pyrophoric
Nhiệt độ tự cháyrộng
Các hợp chất liên quan
Anion khácSắt(II) fluoride
Sắt(II) sulfide
Sắt(II) selenide
Sắt(II) teluride
Cation khácMangan(II) oxide
Coban(II) oxide
Hợp chất liên quanSắt(III) oxide
Sắt(II,III) oxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Tính chất

sửa

Chất này có thể lấy từ nguồn sắt oxide màu đen. Nó cũng có thể được tạo ra bằng phản ứng hóa học trong môi trường khử; Fe2O3 dễ dàng bị khử thành FeO theo phản ứng sau ở 900 ℃:

Fe2O3 + CO t °C> 2FeO + CO2

Phản ứng trên xảy ra dễ dàng nếu đất sét đỏ chứa Fe2O3 cũng có chứa thêm nhiều các tạp chất hữu cơ.

Ứng dụng

sửa

FeO được xúc tác với Fe2O3 tạo ra Fe3O4:

Fe2O3 + FeO → Fe3O4

Trong công nghiệp, FeO là hợp chất quan trọng để tác dụng với chất khử mạnh sản xuất ra sắt:

FeO + H2 t °C> Fe + H2O
FeO + CO t °C> Fe + CO2
2Al + 3FeO t °C> Al2O3 + Fe
FeO + C t °C> Fe + CO

FeO được dùng làm chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxy hóa mạnh:

4FeO + O2 → 2Fe2O3
3FeO + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

Điều chế

sửa

FeO được điều chế theo 2 cách:

  • Trong phòng thí nghiệm:
FeCO3 → FeO + CO↑ (nung trong điều kiện không có không khí)
  • Trong công nghiệp:
Fe(OH)2 → FeO + H2O (nung trong điều kiện không có không khí)

Trong vật liệu gốm

sửa

FeO trong vật liệu gốm có thể được hình thành bởi phản ứng khử sắt(III) oxide trong lò nung. Khi sắt ba đã bị khử thành sắt hai trong men thì rất khó oxy hóa trở lại. FeO là một oxide nóng chảy mạnh, có thể thay thế cho chì oxide hay calci oxide.

Hầu hết các loại men sẽ có độ hòa tan sắt hai khi nung chảy cao hơn khi ở trạng thái rắn do đó sẽ có sắt oxide kết tinh trong men khi làm nguội, môi trường oxy hóa hay khử.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa