Đường Đăng Kiệt

Chính trị gia Trung Quốc

Đường Đăng Kiệt (tiếng Trung giản thể: 唐登杰; bính âm Hán ngữ: Táng Dēng Jié; sinh tháng 6 năm 1964, người Hán) là chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Ủy viên dự khuyết khóa XIX, hiện là Bí thư Đảng tổ, Bộ trưởng Bộ Dân chính. Ông nguyên là Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Nam Trung Quốc; Ủy viên Đảng tổ, Phó Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia, kiêm Cục trưởng Cục Công nghiệp Khoa Kỹ Quốc phòng Quốc gia; Phó Thị trưởng Thượng Hải.[1]

Đường Đăng Kiệt
唐登杰
Đường Đăng Kiệt, 2017.
Chức vụ
Nhiệm kỳ28 tháng 2 năm 2022 – nay
2 năm, 35 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Tiền nhiệmLý Kỷ Hằng
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríTrung Quốc
Nhiệm kỳ31 tháng 1 năm 2018 – 1 tháng 7 năm 2020
2 năm, 152 ngày
Bí thư Tỉnh ủyVu Vĩ Quốc
Tiền nhiệmVu Vĩ Quốc
Kế nhiệmVương Ninh
Vị tríPhúc Kiến
Nhiệm kỳ24 tháng 10 năm 2017 – nay
6 năm, 162 ngày
Dự khuyết khóa XIX
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Phó Chủ nhiệm thường vụ Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc
Nhiệm kỳ
1 tháng 7 năm 2020 – 28 tháng 1 năm 2022
Lãnh đạoHà Lập Phong
Tiền nhiệmMục Hồng
Kế nhiệmMục Hồng
Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc
Nhiệm kỳ
1 tháng 5 năm 2017 – 23 tháng 12 năm 2017
Lãnh đạoMiêu Vu
Tiền nhiệmHứa Đạt Triết
Kế nhiệmTrương Khắc Kiệm
Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Nam Trung Quốc
Nhiệm kỳ
15 tháng 5 năm 2013 – 1 tháng 5 năm 2017
Lãnh đạoTrương Nghị
Tiền nhiệmTừ Bân
Kế nhiệmTừ Bình
Phó Thị trưởng Thượng Hải
Nhiệm kỳ
1 tháng 2 năm 2003 – 11 tháng 4 năm 2011
Lãnh đạoHàn Chính
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 6, 1964 (59 tuổi)
Thượng Hải, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnKỹ sư Cơ giới
Thạc sĩ Quản lý công thương
Cao cấp công trình sư
Trường lớpĐại học Đồng Tế
Đại học Quốc phòng
Trường Đảng Trung ương
WebsiteTiểu sử Đường Đăng Kiệt
Quê quánKiến Hồ, Diêm Thành, Giang Tô, Trung Quốc

Đường Đăng Kiệt là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Kỹ sư Cơ giới, Thạc sĩ Quản lý công thương, học hàm Cao cấp công trình sư. Ông có sự nghiệp xuất phát từ vị trí kỹ thuật về cơ giới, sản xuất xe ô tô trong kinh doanh thương mại trước khi tham gia chính trường Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục sửa

Đường Đăng Kiệt sinh tháng 6 năm 1964 tại thành phố Thượng Hải, nguyên quán tại huyện Kiến Hồ, nay thuộc địa cấp thị Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1] Ông lớn lên tại Thượng Hải và thi đỗ rồi nhập học Đại học Đồng Tế ở Bắc thành phố, học ngành cơ khí, chuyên ngành công trình cơ giới, nhận bằng Kỹ sơ Cơ giới vào tháng 7 năm 1986. Tháng 7 năm 1998, ông trở lại Đồng Tế, học cao học tại Học viện Kinh tế và Quản trị (同济大学经济与管理学院), nhận bằng Thạc sĩ Quản lý công thương vào tháng 4 năm 2001. Trong quá trình nghiên cứu và hoạt động khoa học về sau, ông nhận chức danh Cao cấp công trình sư, tương đương với Phó Giáo sư chuyên ngành Kinh tế.

Tháng 8 năm 1991, Đường Đăng Kiệt được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo học khóa bồi dưỡng cán bộ trẻ và trung niên từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 1 năm 2001 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; rồi sau đó, ông tham gia lớp nghiên cứu Chiến lược quốc phòng tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc giai đoạn tháng 10–12 năm 2004.

Sự nghiệp sửa

Hoạt động thương trường sửa

Tháng 7 năm 1986, sau khi tốt nghiệp Kỹ sư Cơ giới, Đường Đăng Kiệt bắt đầu sự nghiệp của mình khi được tuyển dụng làm Chuyên viên kỹ thuật sửa chữa tại Khoa Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Bộ phận Kế hoạch và Phát triển của SAIC Volkswagen. Đây là một doanh nghiệp liên doanh sản xuất ô tô ở Thượng Hải giữa VolkswagenSAIC Motor, được kiểm soát vốn bởi Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc ở Thượng Hải. Tháng 9 năm 1990, ông giữ chức vụ Trưởng Khoa Kỹ thuật công nghiệp rồi thăng chức làm Phó Bộ phận Kế hoạch và Phát triển vào tháng 5 năm 1994.

Tháng 6 năm 1995, sau khi thành lập liên doanh ZF Thượng Hải giữa ZF Friedrichshafen và hãng Hoa Vực, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc ZF Thượng Hải, chuyên sản xuất các thiết bị kỹ thuật lái, thủy lực và vận hành của các ô tô, tham gia chuỗi cung ứng sản xuất Volkswagen cùng nhiều thương hiệu ô tô khác ở Thượng Hải. Ông giữ vị trí Phó Chủ tịch của Tập đoàn Công nghiệp ô tô Thượng Hải, nay là SAIC Motor. Tháng 11 năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Tập đoàn SAIC Motor khi 33 tuổi, tham gia lãnh đạo một trong những doanh nghiệp nhà nước đi đầu ở Trung Quốc về sản xuất ô tô. Tháng 2 năm 2001, ông được điều sang Tập đoàn Điện lực Thượng Hải, nhậm chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn. Tính đến thời điểm này, ông có sự nghiệp 15 năm trong thương trường, chủ yếu ở các doanh nghiệp được nhà nước kiểm soát.

Tham gia chính trường sửa

Thượng Hải sửa

Tháng 10 năm 2001, Đường Đăng Kiệt bắt đầu tham gia chính trường Trung Quốc khi được điều về khối Đảng và Chính phủ, nhậm chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối công tác công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Thượng Hải. Vào tháng 2 năm 2003, tại cuộc họp đầu tiên của Nhân Đại Thượng Hải khóa XI, ông được bầu làm Phó Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải, ở tuổi 38, và là Phó Thị trưởng trẻ nhất ở Thượng Hải vào thời điểm đó.[2] Ông là người cuối cùng trong số tám Phó Thị trưởng được bầu trong cùng thời kỳ, phụ trách công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, sản xuất điện và sản xuất an toàn. Trong thời gian làm Phó Thị trưởng, ông đã đi đầu trong việc đoàn kết chính phủ và doanh nghiệp để cùng phối hợp xây dựng một hệ thống dự trữ năng lượng, với khí đốt tự nhiên là mục tiêu chính, đồng thời thiết lập một khung dự trữ năng lượng bao gồm than và dầu.[3] Cũng thời kỳ này, ông cùng Lục Hạo, Phó Thị trưởng Bắc Kinh khi 35 tuổi, trở thành hai ngôi sao chính trị trẻ nhất ở Trung Quốc.[4]

Tháng 1 năm 2008, Nhân Đại Thượng Hải khóa XII tiếp tục bầu Đường Đăng Kiệt làm Phó Thị trưởng, phụ trách đối ngoại, ngoại thương, đầu tư nước ngoài, liên quan đến Hồng Kông, Macao và các vấn đề Đài Loan, dân tộc và tôn giáo trong và ngoài nước.[5] Ông giữ cương vị này giai đoạn 2003–11, hỗ trợ cho Thị trưởng Hàn Chính lãnh đạo Thượng Hải tập trung phát triển kinh tế.

Chuyển giao các cơ quan sửa

 
Cuộc gặp giữa Đường Đăng Kiệt và Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Yukiya Amano năm 2017.

Tháng 4 năm 2011, Đường Đăng Kiệt được điều về trung ương, nhậm chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Trang thiết bị vũ khí Trung Quốc (中国兵器装备集团公司, thường được gọi là Tập đoàn công nghiệp Nam Trung Quốc), chuyên sản xuất trang bị cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tháng 2 năm 2013, ông được thăng chức làm Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy.[6] Trong thời kỳ lãnh đạo của mình, Tập đoàn Nam Trung Quốc đã tiến hành thực hiện Chiến lược 211, đạt 440,4 tỷ nhân dân tệ và tổng lợi nhuận đạt 28,2 tỷ nhân dân tệ, đồng thời đạt được hạng A trong đánh giá hiệu suất các doanh nghiệp trung ương trong tám năm liên tiếp.[7]

Tháng 5 năm 2017, Đường Đăng Kiệt được được Tổng lý Lý Khắc Cường bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, đồng thời kiêm nhiệm làm Bí thư Đảng tổ, Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc; Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc gia; Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng.[8] Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.[9][10]

Phúc Kiến và chuyển giao sửa

Tháng 12 năm 2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định điều chuyển Đường Đăng Kiệt đến tỉnh Phúc Kiến, vào Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến kiêm Bí thư Đảng tổ Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến. Ngày 2 tháng 1 năm 2018, ông được Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Phúc Kiến bổ nhiệm làm Phó Tỉnh trưởng, Quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến.[11] Vào ngày 31 tháng 1, kỳ họp thứ nhất của Nhân Đại Phúc Kiến khóa XIII đã bầu ông làm Tỉnh trưởng Phúc Kiến chính thức.[12] Ông lãnh đạo Chính phủ Phúc Kiến cho đến giữa năm 2020 cùng Bí thư Tỉnh ủy Vu Vĩ Quốc. Tháng 7 năm 2020, ông được điều chuyển trở về trung ương, giữ chức Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cấp chính bộ.[13]

Bộ Dân chính sửa

Ngày 28 tháng 2 năm 2022, Ban Bí thư điều chuyển Đường Đăng Kiệt nhậm chức Bí thư Đảng tố Bộ Dân chính, cùng ngày, theo đề nghị của Tổng lý Lý Khắc Cường, Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Trung Quốc khóa XIII đã phê chuẩn bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Dân chính, trực tiếp tham gia lãnh đạo công tác hành chính và xã hội của Trung Quốc.[14][15] Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu khối cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước.[16] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[17][18][19] ông được bầu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[20][21]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b “省人大常委會會議通過決定 唐登杰任福建省代省長” [Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh đã thông qua quyết định Đường Đăng Kiệt được bổ nhiệm làm quyền Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến]. Mạng Đông Nam (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ “工业工作党委副书记、市经委主任”. Sohu (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 2 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ 李淑国 (ngày 23 tháng 2 năm 2003). “九位市长全战后出生 港报关注上海"经济师治市". China News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ 苏子牧 (ngày 28 tháng 2 năm 2022). “中共人事|政坛明星唐登杰被任命为民政部部长”. DW News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ “上海新一届市政府市长副市长分工公布”. Sina (bằng tiếng Trung). ngày 31 tháng 1 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ 吴思瑶、董宇 (ngày 26 tháng 2 năm 2013). “唐登杰任中国兵器装备集团公司董事长、党组书记”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ 陈彤 (ngày 5 tháng 6 năm 2017). “国企政坛几度转型,江苏籍新晋副部长唐登杰的任命决定有点长”. Tân Hoa xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ “国防科工局召开干部会议传达中央关于唐登杰任免决定”. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 5 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  10. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “于伟国当选福建省人大常委会主任,唐登杰当选省长”. The Paper (bằng tiếng Trung). ngày 31 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  12. ^ 黎凡 (ngày 2 tháng 1 năm 2018). “唐登杰任福建省代省长,于伟国辞去省长职务”. The Paper (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ “国家发展改革委党组召开扩大会议”. NDRC (bằng tiếng Trung). ngày 1 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ 庄彧 (ngày 28 tháng 2 năm 2022). “唐登杰任民政部部长”. District CE (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  15. ^ 朱学森 (ngày 28 tháng 2 năm 2022). “唐登杰被任命为民政部部长”. Sina (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  16. ^ “中央和国家机关选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. 共产党员网. 27 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  21. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa

Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Lý Kỉ Hằng
Bộ trưởng Bộ Dân chính Trung Quốc
2022–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Vu Vĩ Quốc
Tỉnh trưởng Phúc Kiến
2018–2020
Kế vị:
Vương Ninh
Tiền vị:
Hứa Đạt Triết
Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc
Chủ nhiệm Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc gia
Cục trưởng Cục Công nghiệp Khoa Kỹ Quốc phòng

2017
Kế vị:
Trường Khắc Kiệm
Chức vụ doanh nghiệp
Tiền vị:
Từ Bân
Chủ tịch Tập đoàn Trang bị vũ khí Trung Quốc
2013–2017
Kế vị:
Từ Bình
Tiền vị:
Từ Bân
Tổng giám đốc Tập đoàn Trang bị vũ khí Trung Quốc
2011–2013
Kế vị:
Từ Lưu Bình