Đại Việt sử ký tục biên

Quốc sử tục biên, thường được biết tới với tên gọi Đại Việt sử ký tục biên (chữ Hán: 大越史記續編) là bộ sách sử viết về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1676 đến năm 1753, tức từ thời Lê Hy Tông đến đầu thời Lê Hiển Tông, nối tiếp theo bộ Đại Việt sử ký toàn thư được khắc in năm Chính Hòa thứ 18 (1697).

Đại Việt sử ký tục biên
大越史記續編
Thông tin sách
Tác giảNguyễn Hoàn, Lê Quý Đôn, Vũ Miên (chủ biên)
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữchữ Hán
Thể loạiLịch sử
Ngày phát hành1775
Bản tiếng Việt
Người dịchNgô Thế Long, Nguyễn Kim Hưng
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Khoa học Xã hội
Số trang483

Nội dung cuốn sách được Ngô Thế Long và Nguyễn Kim Hưng dịch và khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1991.[1] Năm 2011, sách được Nhà xuất bản Văn hóa thông tin tái bản.

Quá trình biên soạn

sửa

Bộ sách được chúa Trịnh Sâm ra lệnh biên soạn vào năm 1775 dưới thời vua Lê Hiển Tông,[2] do Nguyễn Hoàn, Lê Quý Đôn, Vũ Miên làm tổng tài, Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Ninh Tốn, Nguyễn Sá[3] làm toản tu.[4][5][6] Nội dung ban đầu chép từ thời Lê Hy Tông đến Lê Ý Tông (1676-1740), bao gồm 6 quyển.[2]

Bị cấm và tiêu hủy

sửa

Nội dung Đại Việt sử ký tục biên viết chủ yếu ca ngợi công lao của các chúa Trịnh, nên đã bị vua Minh Mạng nhà Nguyễn coi là "yêu thư, không phải là tín sử" và ra lệnh cấm lưu hành và tiêu hủy. Đạo dụ năm 1838 viết:

''Trong các sách An Nam lịch đại sử ký có nhiều chỗ văn nghĩa sự tích giản lược. Đến giai đoạn từ đời Lê Trung hưng trở về sau, họ Trịnh nắm hết chính quyền, vua Lê chỉ ngồi bị vị, cho nên những chuyện chép trong Bản kỷ tục biên đều là việc tôn họ Trịnh dìm vua Lê. Thậm chí, những việc họ Trịnh bội nghịch với vua Lê cũng đều chép sai lạc để ngợi khen nhau. Tình trạng trái ngược như mũ giầy điên đảo, không lúc nào tệ bằng lúc ấy. Do đó có những người biên soạn sử sách thời bấy giờ đều là người riêng của họ Trịnh, điều mà sách chép không phải là lời nói theo công nghị. Đến nay tuy những ván khắc cũ [của sách Lê sử tục biên] đã bị tán lạc; nhưng những bản sách đã in, do sĩ dân tàng trữ, há lại không còn hay sao? Nếu còn để sách ấy lại, người nọ truyền riêng cho người kia xem thì nó sẽ làm hãm đắm lòng người, không thể không một phen thu sách ấy lại mà tiêu hủy đi, để tính kế tốt nhất cho phong tục thế đạo. Vậy truyền dụ các quan đầu các địa phương, thông sức cho quan lại sĩ dân trong hạt mình cai trị, nếu còn có nhà nào chứa chấp sách Lê sử bản kỷ tục biên, thì bất cứ sách in hay sách viết, đều nộp lên quan ngay, do quan đầu địa phương đệ nạp tại Bộ. Khi sách đã đến Bộ, Bộ sẽ tâu xin trên hủy đi.[7]

Do lệnh cấm và tiêu hủy này mà bản khắc in Đại Việt sử ký tục biên hiện nay không còn. Theo Ngô Thế Long và Nguyễn Kim Hưng, tác phẩm này hiện còn chín bản dưới dạng chép tay với các tên gọi khác nhau như Đại Việt sử ký tục biên, Việt sử tục biên (越史續編), Lê hoàng triều kỷ (黎皇朝紀), Hậu Lê thời sự kỷ lược (後黎時事紀略). Các bản chép tay này hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán NômViện Sử học.[8]

Nội dung

sửa

Nội dung Đại Việt sử ký tục biên nối tiếp vào quyển XIX của Đại Việt sử ký toàn thư (biên đến thời Gia Tông Mỹ hoàng đế):

Chú thích

sửa
  1. ^ Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789)
  2. ^ a b Việt Nam sử lược, Quyển II, Tự chủ thời đại, Chương V, phần 15.
  3. ^ Nguyễn Trạch (1760-1799) (Ôn Cẩn phủ quân), còn có tên Nguyễn Sá. Thi đỗ Hương giải, làm quan chức Triều liệt đại phu, Phụng Thiên Phủ doãn, Tham đồng, Đề lĩnh tứ thành quân vụ, Quốc sử Toản tu, Châu Lĩnh hầu. Ông là con trưởng Tham tụng Nguyễn Hoàn
  4. ^ Đại Việt sử ký tục biên, Ngô Thế Long - Nguyễn Kim Hưng dịch và khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, Nhà xuất bản. KHXH, H. 1991, tr.397.
  5. ^ Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, tập III, Nhà xuất bản. KHXH, H. 1992, tr.72-73.
  6. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản dịch, tập XIX, Nhà xuất bản. Sử học, H. 1960, tr.46.
  7. ^ Trần Văn Giáp: Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản. KHXH, H. 2003, tr.148.
  8. ^ Lời giới thiệu do Nguyễn Kim Hưng viết, in trong Đại Việt sử ký tục biên, Ngô Thế Long - Nguyễn Kim Hưng dịch và khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, Nhà xuất bản. KHXH, H. 1991, tr.5-14.