Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V hay Đại hội đại biểu lần thứ năm của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 ở Hà Nội. Tham dự đại hội có tất cả là 1033 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.727.000 đảng viên trong nước. Đến dự Đại hội còn có 47 đoàn đại biểu quốc tế.
Bối cảnh lịch sử
sửaĐại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước sau 5 năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trệ nghiêm trọng.[1] Bên cạnh đó Việt Nam đang đóng quân ở Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam từ năm 1979 và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Trung Quốc tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên bộ và trên biển thường xuyên.
Nội Dung Thảo Luận
sửaĐại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế và đề ra nhiệm vụ cách mạng trong thời kì kế tiếp là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với nhau.
Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV đề ra.
Tuy nhên đến Đại hội V, đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ bắt đầu có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể hóa theo từng chặng đường, từng giai đoạn cho phù hợp với những điều kiện lịch sử. Cụ thể là xác định thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng đường: chặng đường đầu gồm 5 năm 1981-1985 và những năm còn lại của thập kỉ 80, và những chặn tiếp theo.
Kế hoạch 5 năm 1981-1985
sửaNhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của chặng đường đầu tiên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm 1981-1985 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch là phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng những yêu cầu cấp bách và bứt thiết nhất của nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế.
Hoạt động khác
sửaThông qua Báo cáo Chính trị. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới gồm 116 Ủy viên chính thức và 36 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành mới đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên chính thức và 2 Ủy viên dự khuyết. Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư.
Ý nghĩa
sửaKế hoạch 5 năm 1981-1985 do Đại hội đề ra đã đạt được nhiều thành tựu nhưng chủ yếu là trong nông nghiệp. Khoa học kĩ thuật được triển khai, bắt đầu khai thác dầu mỏ và xây dựng nhiều công trình thủy điện như Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Trị An.[2]
Hạn chế và khó khăn
sửaĐại hội vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan, nóng vội, giáo điều; sai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản lý kinh tế khi đưa ồ ạt nông dân miền Nam, Tây Nguyên vào làm ăn tập thể, thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong quản lý của Đảng và Nhà nước.
Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua lỗ nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá thể vẫn bị ngăm cấm triệt để. Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
Chú thích
sửa- ^ Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nhà xuất bản Sự thật.
- ^ Văn kiện Đại hội V[liên kết hỏng]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- Đặng Phong (2008), ‘’Tư duy kinh tế Việt Nam: chặng đường gian nan và ngọan mục 1975-1989’’, Nhà xuất bản Tri thức.
- Văn kiện Đảng, tại Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam