Miền Nam (Việt Nam)

miền Nam của Việt Nam, định nghĩa tùy thuộc ngữ cảnh

Miền Nam Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía nam nước Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng mà khái niệm này đôi khi được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ khác nhau theo nghĩa chính trị một cách không chính thức.

Lãnh thổ Đàng Trong và "Hạ Đàng Trong", năm 1867

Khái niệm sửa

Sắc lệnh số 153-A/TTP của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 22/09/1955 đã quy định gọi Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt tương ứng là Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần. Miền Nam Việt Nam là danh từ để chỉ:

Các tiểu vùng địa lý sửa

Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước đến Cà Mau và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.

Khu vực này chia làm 2 vùng chính:

Riêng tài liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vào miền Đông Nam Bộ.

Các tên gọi khác sửa

Đàng Trong sửa

Tên gọi này bắt nguồn từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, với ranh giới xác định là ở phía nam sông Gianh (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Trong thường được dùng để chỉ vùng kiểm soát bởi chúa Nguyễn, vốn nằm xa Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này. Giai đoạn này người ngoại quốc đến giao thương với Việt Nam thường dùng tên gọi Cochinchina, hoặc Quinan để chỉ vùng lãnh thổ này.

Nam Hà sửa

Tên gọi Nam Hà xuất hiện cùng thời với tên gọi Đàng Trong. Nó có nghĩa đơn giản là "ở phía nam con sông", ở đây hàm ý chỉ con sông Gianh. Tuy nhiên, tên gọi này ít sử dụng phổ biến như tên gọi Đàng Trong và không bao gồm vùng đất Gia Định ở phía nam.

Gia Định sửa

Gia Định ban đầu chỉ là cái tên để chỉ vùng lãnh thổ nhỏ ở phía nam vào năm 1698, sau mở rộng dần đến năm 1779 thì được dùng để chỉ toàn bộ vùng tương ứng với Nam Bộ hiện nay. Để tương ứng với đơn vị hành chính Bắc Thành ở phía bắc, từ năm 1802, vua Gia Long đã đặt ra Gia Định Trấn để cai quản vùng lãnh thổ từ Bình Thuận trở vào, gồm 5 trấn. Do dễ có sự nhầm lẫn nên từ năm 1808 đã được đổi tên là Gia Định Thành. Đứng đầu đơn vị hành chính này là một chức quan Lưu Trấn, sau 1808 đổi thành Tổng trấn. Vị Tổng trấn nổi tiếng nhất của Gia Định Thành là Lê Văn Duyệt. Gia Định Thành tồn tại mãi đến năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt mất và vua Minh Mạng quyết định giải thể Gia Định Thành.

Nam Kỳ sửa

Nam Kỳ là tên gọi từ năm 1832, dùng để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quyền cai quản của Gia Định Thành trước kia. Do vua Minh Mạng chia vùng lãnh thổ này thành 6 tỉnh trực tiếp đặt dưới quyền cai quản của triều đình, nên nó còn có tên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh. Sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp thường sử dụng tên gọi Cochinchine để chỉ vùng này.

Danh xưng Nam Kỳ quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) được người Pháp dùng để chỉ một quốc gia do họ lập nên vào năm 1946, về danh nghĩa cai quản vùng trước đây là thuộc địa Nam Kỳ. Tuy nhiên, quốc gia này chỉ tồn tại trên danh nghĩa và chỉ đến năm 1948 thì bị giải thể.

Nam Bộ sửa

Sau cuộc đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bố trao lại quyền độc lập cho Đế quốc Việt Nam. Song song với quá trình thành lập chính phủ, Hoàng đế Bảo Đại cũng cho phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành 3 khu vực hành chính, và đặt các chức quan Khâm sai thay mặt nhà vua để cai quản từng vùng. Nam Bộ là khu vực tương ứng với Nam Kỳ cũ.

Tên gọi Nam Bộ được sử dụng lâu dài cho đến ngày nay.

Nam Phần sửa

Tên gọi Nam Phần ra đời vào khoảng năm 1947, sau khi chính phủ Nam Kỳ quốc giai đoạn đầu giải tán, và chính phủ Nam phần Việt Nam được thành lập. Sau đó chính phủ Pháp và cựu hoàng Bảo Đại ký thỏa ước thành lập Quốc gia Việt Nam, theo đó lãnh thổ Việt Nam được phân thành 3 đơn vị hành chính cấp Phần, là một cấp cao hơn tỉnh, đứng đầu là một Thủ hiến do Quốc trưởng chỉ định. Vùng lãnh thổ Nam Phần tương ứng với vùng lãnh thổ của Nam Bộ vào năm 1945.

Chú thích sửa

  1. ^ “Nhân Dân 23 Tháng Mười 1954 — Thư viện báo chí của Thư viện Quốc gia Việt Nam”. baochi.nlv.gov.vn.
  2. ^ dantri.com.vn. “Thời khắc đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh trong ký ức một vị tướng”. Báo điện tử Dân Trí.
  3. ^ baonghean.vn (25 Tháng tư 2017). “25/4/1976 - Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất”. Báo Nghệ An điện tử.

Tham khảo sửa

  • Atlat địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục 2009
  • Atlat hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Bản Đồ 2008

Xem thêm sửa

Đọc thêm sửa

  • Li, Tana (1998). Nguyen Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries. Ithaca, NY: Cornell University Press.