Đảng Cộng sản Liên Xô

Tổ chức cộng sản lớn nhất thế giới ở Liên Xô cũ
Đảng Cộng sản Liên Xô
Коммунистическая партия Советского Союза (Kommunistichyeskaya Partiya Sovetskogo Soyuza)
Thành lập1 tháng 1, 1912
Bị đình chỉ29 tháng 8, 1991
Tiền thânĐảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga
Bolsheviks
Báo chíPravda (Sự thật)
Tổ chức thanh niênĐoàn Thanh niên Cộng sản Lenin
Đội Thiếu niên Tiền phong Lenin
Thành viên  (1990)20 triệu
Thuộc quốc gia Liên Xô
Thuộc tổ chức quốc tếĐệ Nhị Quốc tế (1912–1914)
Đệ Tam Quốc tế (1919–1943)
Màu sắc chính thứcĐỏ, vàng
Khẩu hiệuПролетарии всех стран, соединяйтесь ! (Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại !)
Đảng caQuốc tế ca

Đảng ca Đảng Bolshevik
(không chính thức, 1939–1952)
Đảng kỳ

Đảng kì.

Đảng Cộng sản Liên Xô (tiếng Nga: Коммунистическая партия Советского Союза, Kommunisticheskaya partiya Sovetskogo Soyuza; viết tắt: КПСС, chuyển tự Latinh: KPSS) là tổ chức chính trị cầm quyền và chính đảng hợp pháp duy nhất tại Liên Xô (cho tới khi nó bị cấm hoàn toàn sau Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991) và là một trong những Đảng Cộng sản lớn nhất thế giới.

Tên gọi sửa

Ban đầu đảng được tách ra từ Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (thành lập vào tháng 3 năm 1898) vào năm 1912 với tên gọi Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (Bolshevik). Tại Đại hội VII (1918), sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, theo đề nghị của Lenin, Đảng mang tên Đảng Cộng sản (Bolshevik) Nga. Tại Đại hội XIV năm 1925, Đảng có tên là Đảng Cộng sản (Bolshevik) toàn Liên bang. Từ Đại hội XIX năm 1952 trở đi, Đảng có tên là Đảng Cộng sản Liên Xô.

Lịch sử sửa

Đảng xuất hiện từ phái Bolshevik[cần dẫn nguồn] của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin. Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 dẫn tới Chính phủ Lâm thời Nga bị lật đổ và thành lập Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên của thế giới. Với vai trò trung tâm do Hiến pháp Liên Xô quy định, Đảng kiểm soát toàn bộ cấp bậc chính phủ tại Liên Xô. Cách tổ chức của Đảng được chia thành các Đảng Cộng sản của các nhà nước Cộng hoà Xô viết cấu thành cũng như tổ chức đoàn thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản Lenin.

Tháng 12 năm 1905, Đại hội lần thứ I Đảng Bolshevik đã lần đầu áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nêu rõ trong nghị quyết: Nguyên tắc chế độ tập trung dân chủ không có gì phải tranh cãi. Tháng 4 năm 1906, theo đề nghị của Lenin, Đại hội Đại biểu Thống nhất lần thứ IV Đảng Bolshevik thông qua điều lệ tổ chức, trong đó điều hai quy định: Mọi tổ chức của Đảng đều được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là lần đầu tiên nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định trong điều lệ Đảng. Tháng 7 năm 1920, điều lệ gia nhập Quốc tế Cộng sản do Lenin quy định: Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản cần được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Kể từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành nguyên tắc phổ biến mà Đảng Cộng sản các nước trên thế giới đều tuân thủ.[cần dẫn nguồn]

Đảng Cộng sản Liên Xô[1] theo Chủ nghĩa Cộng sản Khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận cho hoạt động của Đảng. Đảng đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân Nga tiến hành cuộc Cách mạng Dân chủ Tư sản những năm 1905 - 1907 và Cách mạng tháng Hai năm 1917, lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng; giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa tháng 10 năm 1917 Cách mạng tháng Mười, thành lập Liên bang Xô viết – nhà nước của nhiều dân tộc (1922). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Xô viết đã chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941 – 1945), sau đó tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng cũng là động lực của Quốc tế Cộng sản, duy trì các liên kết tổ chức và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Đông Âu, châu Á và châu Phi. Đảng chấm dứt tồn tại với thất bại của cuộc đảo chính Xô viết năm 1991 và được kế thừa bởi Đảng Cộng sản Liên bang Nga tại Nga được thành lập vào ngày 14 tháng 2 năm 1993, và các Đảng Cộng sản của các nước cộng hoà cũ hiện đã độc lập.

Cơ cấu sửa

Đảng ca sửa

Quốc tế ca là bài hát đã trở thành bài hát quen thuộc trong các thành phần Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt. Phiên bản tiếng Nga được chọn làm quốc ca của Liên Xô từ 1922 đến 1944; khi Liên Xô chọn bài quốc ca khác ("Quốc ca Liên bang Xô viết") thì "Quốc tế ca" trở thành đảng ca của Đảng Cộng sản Liên Xô. Lời tiếng Nga do Aron Kots (Arkadiy Yakolevich Kots) soạn vào năm 1902 và được phổ biến trong một tập san tiếng Nga in tại London nước Anh.

Tuy nhiên, trước Quốc tế ca, một bài hát khác đã được chọn làm Đảng ca Đảng Bolshevik. Sau này, khi Quốc tế ca trở thành Đảng ca, nó được coi như Đảng ca không chính thức từ năm 1939 đến năm 1952.Vào năm 1944, Quốc ca Liên bang Xô viết được sáng tác với phần giai điệu giống như bài này.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa