Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch Julius”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
Dòng 65:
Nói chung lịch Julius đã được sử dụng ở [[châu Âu]] từ thời kỳ [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]] cho đến tận năm [[1582]], khi [[Giáo hoàng Grêgôriô XIII|Giáo hoàng Gregorius XIII]] công bố [[lịch Gregorius]], nó nhanh chóng được các quốc gia Công giáo chấp thuận. Các quốc gia theo [[Tin Lành]] đã theo lịch này muộn hơn, còn các nước [[Đông Âu]] thì còn muộn hơn nữa. [[Vương quốc Anh]] có ngày thứ Năm [[14 tháng 9]] năm [[1752]] tiếp theo ngay sau ngày thứ Tư [[2 tháng 9]] năm [[1752]]. [[Thụy Điển]] chấp nhận lịch mới năm [[1753]], nhưng có thời kỳ 12 năm bắt đầu từ năm [[1700]] đã sử dụng [[Lịch Thụy Điển|lịch Julius sửa đổi]]. [[Nga]] duy trì lịch Julius cho đến tận [[Cách mạng Nga (1917)|Cách mạng Nga]] (chính vì thế nó được gọi là '[[Cách mạng Tháng Mười|Cách mạng tháng Mười Nga]]' nhưng diễn ra vào tháng 11 theo lịch Gregorius) năm [[1917]], trong khi [[Hy Lạp]] vẫn tiếp tục sử dụng lịch Julius cho đến tận năm [[1923]].
 
Mặc dù tất cả các quốc gia Đông Âu đã chấp nhận lịch Gregorius trước hoặc vào năm 1923, nhưng các [[Chính Thống giáo Đông phương|Giáo hội Chính thống giáo]] trong nước họ thì lại không như vậy. [[Lịch Julius cải cách]] đã được đưa ra trong hội nghị tôn giáo ở [[Constantinopolis]] tháng 5 năm 1923, chứa các phần theo [[Mặt Trời]] mà chúng đã và sẽ đồng nhất với lịch Gregorius cho đến tận năm [[2800]], và phần theo [[Mặt Trăng]] để tính [[Lễ Phục Sinh]] theo thiên văn tại [[Jerusalem]]. Tất cả các giáo hội Chính thống giáo đã từ chối việc chấp nhận phần theo Mặt Trăng, vì thế gần như tất cả các giáo hội Chính thống giáo vẫn tiếp tục kỷ niệm Lễ Phục Sinh theo lịch Julius (chỉ có [[Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan]] sử dụng lễ Phục Sinh Gregorius). Phần theo Mặt Trời chỉ được một số giáo hội Chính thống giáo chấp nhận, bao gồm [[Giáo hội Chính thống giáo Constantinople|Constantinople]], [[Giáo hội Chính thống giáo Alexandria|Alexandria]], [[Giáo hội Chính thống giáo Antioch|Antioch]], [[Giáo hội Hy Lạp|Hy Lạp]], [[Giáo hội Chính thống giáo Síp|Síp]], [[Giáo hội Chính thống giáo Romania|Romania]], [[Giáo hội Chính thống giáo Ba Lan|Ba Lan]], [[Giáo hội Chính thống giáo Bulgaria|Bulgaria]] (năm [[1963]]), và [[Giáo hội Chính thống giáo tại Mỹ]] (viết tắt trong [[tiếng Anh]]: OCA) mặc dù một số giáo xứ OCA được cho phép sử dụng lịch Julius). Vì thế, các giáo hội này kỷ niệm [[Lễ ThánhGiáng ĐảnSinh]] cùng một ngày với những người Thiên chúa giáo phương Tây là [[25 tháng 12]] theo lịch Gregorius cho đến tận năm 2800. Các giáo hội Chính thống giáo [[Giáo hội Chính thống giáo Jerusalem|Jerusalem]], [[Chính Thống giáo Nga|Nga]], [[Giáo hội Chính thống giáo Serbia|Serbia]], [[Giáo hội Chính thống giáo và tòa thánh Gruzia|Gruzia]], [[Lịch sử Ki tô giáo tại Ukraina|Ukraina]] và những [[người Hy Lạp theo lịch cũ]] vẫn tiếp tục sử dụng lịch Julius đối với những ngày tháng cố định của họ, vì thế họ kỷ niệm Lễ Thánh Đản vào [[25 tháng 12]] theo lịch Julius (tức [[7 tháng 1]] theo lịch Gregorius cho đến tận năm 2100).
 
== Xem thêm ==