Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Mông Cổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 50:
Một số học giả phân loại những ngôn ngữ Mongol khác như [[tiếng Buryat|Buryat]] và [[tiếng Oirat|Oirat]] thành những phương ngữ của tiếng Mông Cổ, song cách phân loại này không tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay.
 
Tiếng Mông Cổ có sự [[hài hòa nguyên âm]] (vowel harmony) và cấu trúc âm tiết phức tạp cho phép những nhóm ba phụ âm nằm cuối âm tiết hiện diện. Đây là một [[ngôn ngữ chắp dính]] điển hình, dựa trên các chuổichuỗi hậu tố. Dù có cấu trúc cơ bản, thứ tự từ ngữ trong các [[cụm danh từ]] thì tương đối tự do, nên vai trò ngữ pháp phải được chỉ ra bởi một hệ thống gồm khoảng tám [[cách ngữ pháp]]. Có năm [[Dạng (ngữ pháp)|dạng]]. Động từ được xác định bởi dạng, [[Thể (ngữ pháp)|thể]], [[thì]], và [[tình thái (ngôn ngữ)|tình thái]]/[[evidentiality]].
 
Tiếng Mông Cổ hiện đại phát triển từ [[tiếng Mông Cổ trung đại]], thứ ngôn ngữ từng hiện diện tại [[Đế quốc Mông Cổ]] vào thế kỷ 13 và 14. Nhiều sự thay đổi đã diễn ra, gồm một đợt biến đổi mẫu hình hòa âm nguyên âm xuất hiện, [[chiều dài nguyên âm|nguyên âm dài]] phát triển, hệ thống cách ngữ pháp biến đổi, và hệ thống gốc động từ được tái cấu trúc. Tiếng Mông Cổ có liên qua xa với [[tiếng Khiết Đan]] (Khitan). Nó thuộc về [[vùng ngôn ngữ]] Bắc Á, cùng với [[hệ ngôn ngữ Turk]], [[hệ ngôn ngữ Mông Cổ|hệ ngôn ngữ Mongol]], [[ngữ tộc Tungus]], [[tiếng Hàn Quốc]] và [[tiếng Nhật Bản]]. [[Văn học tiếng Mông Cổ]] được lưu giữ tốt ở dạng viết, với những văn liệu từ đầu thế kỷ 13.