Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã thay đổi mức khóa của “Pháp thuộc”: Bị phá hoại quá mức: Rối copy nội dung cũ ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên được xác nhận mở rộng và bảo quản viên] (hết hạn 04:51, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)) [Di chuyển=Chỉ cho phép các thành viên được xác nhận mở rộng và bảo quản viên] (hết hạn 04:51, ngày 29 tháng 3 năm 2020 (UTC)))
Tập tin Hoc-sinh-Ha-Noi-thoi-Phap-thuoc-Bandoc-GiaoducVietNam-1.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi JuTa vì lý do: No source specified since 9 January 2020.
Dòng 218:
 
Sau khi chiếm được Bắc Kì và Trung Kì, năm 1906 Pháp thực hiện cải cách giáo dục. Pháp thiết lập hệ thống tiểu học do chính quyền đài thọ với tên gọi là đệ nhị cấp (tiểu học) và đệ tam cấp (trung học). Chương trình học được thêm vào nội dung mới nhất của khoa học phương Tây, tri thức thực hành thông dụng.<ref name="vnexpress"/> Chính quyền thực dân ở Việt Nam cho mở hai hệ thống trường học: trường Hán học có cải tổ đôi chút và hệ thống trường Pháp - Việt. Hai hệ thống trường Hán học và trường Pháp Việt cùng tồn tại song song được triều đình nhà Nguyễn chấp thuận<ref>[https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45407297 Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn], Nguyễn Quang Duy, BBC Tiếng Việt.</ref>. Trường Hán học chỉ duy trì tạm thời, đã được thay thế bằng trường Pháp - Việt trên cả nước kể từ thập niên 1910. Hệ thống giáo dục Nho học cũ trở nên không hợp thời. Nhà Nguyễn ban đầu cải cách kỳ thi Hương bằng cách đưa chữ Quốc ngữ vào nội dung thi sau đó bãi bỏ luôn các kỳ thi thuộc hệ thống [[Khoa bảng Việt Nam]] vào năm 1919. Năm 1917 Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký nghị định ban hành tổng quy chế nền học chính toàn cõi Đông Dương với mục tiêu thống nhất nền giáo dục bản xứ, tiến tới xóa bỏ nền giáo dục cũ. Nền học chính lúc này được chia làm ba cấp, cấp một là các trường tiểu học, cấp hai là cao đẳng tiểu học, cấp ba là bậc trung học (tú tài), với hai hệ thống giáo dục gồm trường Pháp và trường bản xứ. Trường Pháp sử dụng chương trình giáo khoa Pháp ở Đông Dương gần giống như bên Pháp và hoàn toàn dạy tiếng Pháp, không dạy tiếng Việt. Tại trường bản xứ, ở bậc Tiểu học sách giáo khoa do Nha Học chính Đông Pháp biên soạn và xuất bản. Từ bậc Cao đẳng Tiểu học trở lên thì dùng sách giáo khoa xuất bản ở Pháp. Sách giáo khoa một số môn như Lịch sử Việt Nam, Địa lý Đông Dương, Văn học Việt Nam do các giáo chức người Pháp hay người Việt biên soạn và xuất bản. Với đợt cải cách giáo dục lần hai, chữ Quốc ngữ đã hoàn toàn thay thế chữ Hán. Chương trình học bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với tính hệ thống cao. Bên cạnh các trường phổ thông, Pháp còn lập ra trường dạy nghề để đào tạo ra công nhân cho các ngành công nghiệp thuộc địa.<ref name="vnexpress"/> Tuy vậy, trên toàn Việt Nam, tính đến năm 1906 mới chỉ có 25 trường học tiểu học Pháp - Việt và tính đến hết năm 1913 mới chỉ có 10 vạn học sinh các cấp (trong tổng số 20 triệu dân lúc bấy giờ). Sự phát triển giáo dục cũng không đều khắp: Tất cả các vùng miền núi đều không có trường học, riêng tỉnh Sơn La mãi đến 1917 mới có 1 trường sơ học. Tính đến năm 1940 trên toàn ba kỳ có 576.650 học sinh ghi danh đi học ở mọi cấp.<ref>Dror, Olga. Tr 18</ref>
[[Tập tin:Hoc-sinh-Ha-Noi-thoi-Phap-thuoc-Bandoc-GiaoducVietNam-1.jpg|nhỏ|phải|300px|Giờ học âm nhạc thời Pháp thuộc.]]
Đến năm 1945, toàn Đông Dương chỉ có [[Viện Đại học Đông Dương]] bao gồm 10 trường thành viên: Cao đẳng Y khoa, Cao đẳng Nông nghiệp, Cao đẳng Thú y, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Địa chính, Cao đẳng Luật khoa, Cao đẳng Khoa học, Cao đẳng Mỹ thuật...<ref>[http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/C1787/2006/03/N7403/ Sự ra đời của Đại học Đông Dương qua tài liệu lưu trữ], Đào Thị Diến, Website Đại học Quốc gia Hà Nội.</ref><ref>[http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=3511&CategoryID=6 Từ Đại học Đông Dương đến Đại học Quốc gia Hà Nội], Đinh Xuân Lâm, Tạp chí Tia sáng, 04/10/2010.</ref><ref>[http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/dai-hoc-dong-duong-su-doan-tuyet-voi-qua-khu-1 Đại học Đông Dương - Sự đoạn tuyệt với quá khứ?], Trần Thị Phương Hoa, 20 Tháng 4 2013, Tạp chí văn hóa Nghệ An.</ref>. Viện đại học Đông Dương chỉ đào tạo bậc đại học. Nếu sinh viên muốn học sau đại học thì phải sang Pháp. Năm học 1944-1945, cả Viện này có 1.575 sinh viên<ref>Pierre Brocheur và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009, tr. 217-49.</ref> (so với tổng dân số Việt Nam khi đó là 23 triệu). Phần lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con em các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ. Các gia đình nông dân, nhân dân lao động nghèo rất ít có khả năng cho con em theo học.