Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tađêô Lê Hữu Từ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 143:
 
===Thái độ trong Chiến tranh Việt–Pháp===
Lập trường của Giám mục Lê Hữu Từ là chống cả Pháp lẫn Việt Nam. Tuy vậy, do Việt Nam là tổ chức đang cầm quyền kháng chiến chống Pháp, người Công giáo ''phải lựa chọn những gì mình không muốn lựa chọn'', theo tác giả linh mục [[Trương Bá Cần]], viết trên báo [[Công giáo và Dân tộc]].<Ref name=dunglac/>
Tuy Giám mục Từ muốn độc lập với quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặt khác ông cũng không muốn rơi vào sự kiểm soát của người Pháp. Năm 1949, ông tuyên bố rằng: "''Quân lính Pháp, với một sự dã man tột độ, đã phá hủy tất cả, không trừ một thứ gì, kể cả nhà thờ. Trong vòng một năm, gần 300 nhà thờ đã bị bom đánh phá...''"<ref>Thư chung đề ngày 25 tháng 1 năm 1949</ref>, và khẳng định: "''Tôi đã tuyên bố nhiều lần rõ rệt thái độ của tôi: tôi vẫn đứng bên cụ Hồ để chống thực dân Pháp đến cùng''"<ref>Thư chung đề ngày 17 tháng 4 năm 1949.</ref>.
 
Nhân ngày tấn phong Giám mục của Giám mục Lê Hữu Từ (28 tháng 10 năm 1945), các linh mục Tổng Đại diện và các đại biểu là giáo dân ở các địa phận miền Bắc và miền Trung Việt Nam tiến hành họp hội nghị thành lập ''Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam'' với châm ngôn: ''Thiên Chúa và Tổ Quốc''. Về phía giáo quyền, bản điều lệ của tổ chức mới này được Khâm sứ Tòa thánh Drapier đệ trình lên Tòa Thánh và được Hồng y Bộ trưởng Bộ Truyền giáo đã tán thành trong thư trả lời vào tháng 5 năm 1946. Về phía chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép Liên đoàn hoạt động với tư cách pháp nhân được công nhận là một "hội" do Nghị định số 305 NV/DC ấn ký bởi Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng vào tháng 10 năm 1946. Liên đoàn hoạt động song hành với tổ chức ''Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc'', một thành viên của Mặt trận Việt Minh nhưng nhanh chóng dừng hoạt động trừ địa bàn [[giáo phận Vinh|Địa phận Vinh]] do Pháp nhảy dù chiếm đóng các thành thị. Tại địa phận Phát Diệm, vai trò của tổ chức này bị lu mờ bởi ''Tổng Bộ Tự Vệ Phát Diệm''.<ref name=dunglac/>{{#thẻ:ref|Liên đoàn hoạt động với mục đích:<ref name=dunglac/>
{{Cquote|
''1. Bênh vực quyền lợi tinh thần và vật chất của Hội Thánh Việt Nam và giáo dân Việt Nam, trong phạm vi quyền lợi của Quốc gia dân tộc.''
 
''2. Giúp đỡ hội viên về phương diện tiến bộ tinh thần và tăng tiến đạo đức.''
 
''3. Truyền bá lý tưởng Công giáo và lòng ái quốc trong đời sống cá nhân, gia đình, nghề nghiệp và xã hội.''
 
''4. Gây tình thân thiện giữa những người Công giáo và ngoại giáo Việt Nam.''
 
''5. Liên hiệp những người Công giáo Việt Nam sống trong nước Việt Nam tự do và cùng chung số phận với dân chúng Việt Nam. Vì thế Liên Đoàn có phần trách nhiệm trong việc xây dựng nước nhà, duy trì và củng cố nền độc lập của Quốc gia, bằng cách ủng hộ những sáng kiến của chính phủ. Xây dựng có nghĩa là xây dựng Quốc gia Việt Nam, lực lượng Việt Nam, xã hội Việt Nam, tinh thần Việt Nam, tương lai Việt Nam. LĐCG trong phạm vi hoạt động tùy theo những phương tiện của mình sẽ cộng tác một cách đắc lực vào công cuộc đó. Liên Đoàn Công giáo không phải là một đảng phái chính trị...''
}}|group=gc}}
 
Tháng 10-1949, quân Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm và tiến vào Bùi Chu. Lê Hữu Từ cử Hoàng Quỳnh tiếp xúc với quân đội Pháp, đề nghị cộng tác với Pháp nếu được lập khu tự trị và tổ chức tự vệ. Sau khi thỏa thuận xong, Hoàng Quỳnh ra lệnh cho các đội tự vệ: ''“Từ nay nhất trí theo một lập trường chung cộng tác với quân đội Liên Hiệp Pháp, ủng hộ chính phủ quốc gia do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu”''<ref>Báo Đời Sống, số 37, gnày 22-12-1953.</ref>
 
Lực lượng vũ trang tự vệ Công giáo đông hàng chục nghìn quân do [[Tađêô Lê Hữu Từ|Lê Hữu Từ]], [[Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi |Phạm Ngọc Chi]], [[Hoàng Quỳnh]] thành lập được Pháp trang bị súng đạn và trả lương. Lực lượng vũ trang Công giáo tự vệ đóng giữ ở khu vực này đã gây nhiều khó khăn cho Quân đội Nhân dân Việt Nam tác chiến ở vùng đồng bằng sông Hồng. Một linh mục cho biết quân Công giáo ''“tổ chức ruồng bố liên tục các làng lương chung quanh, bắt giam hoặc giết chết, khỏi cần toàn án, tất cả những chiến sĩ du kích và những ai bị tình nghi là Việt Minh. Theo gương lính Pháp, họ cướp bóc các làng, lấy trộm, tàn sát, thiêu rụi tất cả những gì bị coi là ổ kháng chiến”''<ref>Trần Trọng Trung (1987), Một cuộc chiến tranh sáu đời tổng thống, Tập 2, NXB Văn Nghệ TP HCM, trang 94</ref>
 
Tháng 2-1949, Lê Hữu Từ đứng ra tổ chức ''“Liên đoàn Công giáo”'' (LĐCG) ở Phát Diệm - Bùi Chu, và bầu ban chấp hành địa phận. Nhiệm vụ cụ thể cho các hội viên là: ''“tổ chức tự võ trang chống cộng sản, vận động các lực lượng công giáo và các đạo giáo hoặc tôn giáo liên minh để tấn công cộng sản”''. Năm 1950, thủ tướng Quốc gia Việt Nam là [[Trần Văn Hữu]] đến thăm Phát Diệm và khen ngợi: ''“Cũng vì Đức Cha (Lê Hữu Từ) đã khéo sử dụng LĐCG để chuẩn bị đầy đủ nên khi quân của Quốc trưởng (Bảo Đại) tới đâu đều có liên lạc và hậu thuẫn vững chắc”''<ref>Một số tài liệu nói về giáo hội Thiên Chúa, Hà Nội, 1957, trang 48</ref>
 
===Di cư và công việc mục vụ tại miền Nam===