Đền Cuông là một trong những ngôi đền thờ An Dương Vương Thục Phán, tọa lạc trên núi Mộ Dạ thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Đền Cuông
Di tích quốc gia
Tên khácĐền Công
Thờ phụng
An Dương Vương
Thục Phán
? – 179 TCN
Thông tin đền
Địa chỉViệt Nam núi Mộ Dạ thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Lễ hội14,15,16 tháng 2 Âm lịch
Di tích quốc gia
Đền Cuông
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận21-2-1975
Quyết định09/QĐ-VH[1]

Giới thiệu sửa

Ngoài đền thờ tại khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, An Dương Vương còn được nhân dân lập đền thờ tại Đền Cuông, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nơi nhà vua tự vẫn sau khi giết chết con gái Mỵ Châu. Đền Cuông nằm ở lưng núi Mộ Dạ, sát Quốc lộ 1, phía sau là biển Cửa Hiền. Trên đỉnh núi Mộ Dạ, người dân còn lập một am thờ công chúa Mỵ Châu và mọi người vẫn gọi là am Mỵ Châu. Ngày nay, Đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là nơi tín ngưỡng linh thiêng của người dân nơi đây. Hàng năm, vào các ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng.

Từ Tp. Vinh, theo Quốc lộ 1 khoảng 30 km về phía bắc , được xây dựng trên lưng chừng núi Mộ Dạ, là đền thờ An Dương Vương.

Lịch sử

Chưa rõ đền Cuông được lập từ bao giờ, nhưng vào đầu thế kỷ 19, đã thấy Phạm Đình Hổ nói đến trong sách Vũ Trung tùy bút. Các đời vua Nguyễn từ Gia Long đến Khải Định đều cho tu sửa.[2]

Ngay từ thời Đinh, đã thấy dã sử nhắc tới đền Cuông qua sự kiện tướng Võ Trung trấn giữ nơi đây đến thăm đền. Võ Trung là một vị tướng nhà Đinh, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân Ngô Xương Xí, Lã Xử Bình. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng phong Võ Trung chức đốc trấn châu Hoan. Khi Chiêm Thành sang cướp phá Đại Cồ Việt, ông làm phó tướng cùng Lê Hoàn đem quân đi đánh dẹp và giành thắng lợi.[3]

Khi Lê Hoàn sinh lòng tiếm quốc, lập mưu để Vua Đinh Tiên Hoàng giáng truất Võ Trung làm chức huyện lệnh Đông Thành (Huyện Đông Thành xưa nay là vùng đất thuộc hai huyện Yên ThànhDiễn Châu, tỉnh Nghệ An ngày nay). Võ Trung ở Đông Thành được khoảng một năm, trong huyện yên ổn phong tục dân thuần hậu, được vài năm vua lại vời vào triều cho được khôi phục nguyên chức. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, Võ Trung biết ngôi Vua sẽ rơi vào tay Hoàn, ông bèn cáo bệnh lưu nhậm chờ khi nào khỏi bệnh sẽ về. Một hôm ông đến chơi núi Mộ Dạ thuộc huyện Đông Thành vào bái yết đền Cuông, lễ xong khi ấy ông hóa. Đền chính thờ Võ Trung ở nơi qui hóa là núi Mộ Dạ huyện Đông Thành phủ Diễn Châu. Lại một ngôi đền chính nữa là sinh từ ở quê ngoại nay thuộc xã Phạm Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên. Các triều vua lấy tên huyện do ông trị nhậm thuở trước làm tên ghi sắc phong là Đông Thành đại vương.[4]

Ngoài An Dương Vương Mỹ Chu Đền Cuông Còn Thờ Tướng Cao Lỗ Còn Được Thờ Tại Chính Điện Khu Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc gia Đền Cuông Khu di tích Cổ Hàng Nghìn Năm Được Chủ Tịch Tỉnh Phan Đình Trạc Chỉ Đạo Phá Hủy Để Trùng Tu Đền Cuông tại Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An.

  • Cửa Hiền: Phía bắc chân núi Mộ Dạ Đền Cuông là bãi biển cửa Hiền Diễn Trung, Tại đây có miếu nàng Mỵ Châu. Bãi biển cửa Hiền là một bãi biển tương đối hoang sơ, có rất nhiều hòn đá nhô lên giống như con cá biển gọi là bãi đá Ngư Hải, trong đó có một phiến đá rất cao, to và bằng phẳng lưu truyền là bàn cờ tiên, dân địa phương gọi là hòn Đá Bàn, Theo truyền thuyết họ Nguyễn Đình nơi xưa có ông Nguyễn Đình Túc Vợ Cao Như Ý làm nghề đánh cá sinh 2 con trai là Nguyễn Đình Nhạc và Nguyễn Đình Cừ vào một hôm Ông Nguyễn Đình Túc đánh cá bãi biển cửa hiền diễn trung thì con hổ tinh từ Núi mộ dạ đền cuông bỗng lao ra vỗ chết Nguyễn Đình Túc sau đó hổ Tinh cõng xác Ông túc đem chôn Núi mộ dạ đền cuông sau đó gia đình dòng họ nguyễn đình đào mộ lên chôn nằm, thì hôm sau hổ Tinh lại đào mộ ông túc lên chôn đứng, dòng họ Nguyễn Đình lại một lần nữa lên núi mộ da đền cuông để chôn nằm lại Nhưng Hổ Tinh nhất quyết nằm trên mộ Ông Nguyễn Đình Túc nhất quyết không cho đào,sau ba ngày chôn thì hỗ tinh từ trên núi đền cuông xuống bắt hết gà,vịt, trâu , bò của người dân trong vùng về để làm lễ cúng ông Nguyễn Đình Túc sau hết 7 ngày thì hỗ trở về núi đền cuông và không thấy xuất hiện,về sau con cháu học tập phát quan chức,Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc,Nguyễn Đình Lâm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận Tải,Cháu Nguyễn Thị Minh Lấy Tổng Giám đốc tập đoàn dầu khí việt nam, Thông Gia Uông Chu Lưu phó chủ tịch quốc hội,Nguyễn Thị Vinh kế Toán Hợp Tác xã diễn Thịnh chồng Tướng Công an Đặng Đình Hiến, Nguyễn Đình Bích Tướng Chủ tịch tập đoàn Than khoán sản việt nam, Con cháu dòng họ Nguyễn Đình đều làm quan tỉnh, huyện, xã một số tổng giám đốc các công ty phát tích dòng họ Nguyễn Đình gắn liền với sự tích Đền Cuông Đây là khu vực duy nhất của Nghệ An không có gió Tây Nam nóng bỏng vào mùa hè.

Hình ảnh sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Quyết định 09-VH/QĐ xếp hạng di tích lịch sử văn hoá đợt IV”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Lịch sử ra đời Đền Cuông Nghệ An
  3. ^ Việt Nam kho tàng dã sử; Biên soạn: Vũ Ngọc Khánh - Phạm Minh Thảo Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2004
  4. ^ Xã Cốc Khê 穀 溪: 50 tr., gồm sự tích: Đông Thành Đại Vương 東 城 大 王 triều Đinh, do Nguyễn Bính soạn năm 1572; Đoàn Thượng 段 尚 (Đông Hải Đại Vương 東 海 大 王) triều Lý; Phạm Cư Sĩ 范 居 士 triều Lý do Nguyễn Bính soạn năm 1572

Liên kết ngoài sửa