Abeoforma whisleri là một sinh vật nhân chuẩn đơn bào thuộc nhánh Ichthyosporea, một nhóm các sinh vật nguyên sinh có quan hệ họ hàng gần với động vật.

Abeoforma whisleri
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
(không phân hạng)Opisthokonta
(không phân hạng)Holozoa
Lớp (class)Ichthyosporea
Bộ (ordo)Ichthyophonida
Chi (genus)Abeoforma
Loài (species)A. whisleri
Danh pháp hai phần
Abeoforma whisleri
Marshall, 2008

Phân loại

sửa

A. whisleri được xếp vào nhánh Ichthyosporea, trong Teretosporea, là dòng dõi của Holozoa phân nhánh sớm nhất.[1][2] A. whisleri được phân lập từ đường tiêu hóa của một loài trai thuộc chi Mytilus vào năm 2011. Loài này cùng với Pirum gemmata được báo cáo phát hiện cùng thời điểm.[3]

Phân tích trình tự SSU-rDNA của A. whisleri đã tìm thấy một bộ gen dài 1674 nucleotide, tương đồng đến 95,7% so với Pirum gemmata. Kết quả phân tích này cũng phát hiện ra tương đồng đến 90% so với các trình tự được tìm thấy ở các loài Amoebidium parasiticum, Sphaeroforma arctica,Creolimax fragrantissima.[3]

 
Tập đoàn Abeoforma whisleri được nhuộm Hoechst (en)

Tham khảo

sửa
  1. ^ Glockling, Sally L.; Marshall, Wyth L.; Gleason, Frank H. (1 tháng 8 năm 2013). “Phylogenetic interpretations and ecological potentials of the Mesomycetozoea (Ichthyosporea)”. Fungal Ecology. 6 (4): 237–247. doi:10.1016/j.funeco.2013.03.005.
  2. ^ Torruella, Guifré; Mendoza, Alex de; Grau-Bové, Xavier; Antó, Meritxell; Chaplin, Mark A.; Campo, Javier del; Eme, Laura; Pérez-Cordón, Gregorio; Whipps, Christopher M. (2015). “Phylogenomics Reveals Convergent Evolution of Lifestyles in Close Relatives of Animals and Fungi”. Current Biology. 25 (18): 2404–2410. doi:10.1016/j.cub.2015.07.053. PMID 26365255.
  3. ^ a b Marshall, Wyth L.; Berbee, Mary L. (1 tháng 1 năm 2011). “Facing Unknowns: Living Cultures (Pirum gemmata gen. nov., sp. nov., and Abeoforma whisleri, gen. nov., sp. nov.) from Invertebrate Digestive Tracts Represent an Undescribed Clade within the Unicellular Opisthokont Lineage Ichthyosporea (Mesomycetozoea)”. Protist. 162 (1): 33–57. doi:10.1016/j.protis.2010.06.002. PMID 20708961.