Băng tần C
Dải tần sốNATO: 500–1000 MHz
IEEE: 4–8 GHz
Số băng tần vô tuyến ITU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ký hiệu băng tần vô tuyến ITU

ELF SLF ULF VLF LF MF HF VHF UHF SHF EHF THF

Băng tần vô tuyến NATO

A B C D E F G H I J K L M

Băng tần IEEE

HF VHF UHF L S C X Ku K Ka Q V W

Băng tần C là một dải tần số thuộc phổ điện từ, gồm cả các bước sóng của vi ba được sử dụng cho viễn thông vô tuyến đường dài. Băng tần C IEEE (4 GHz tới 8 GHz) – và các biến thể khác – gồm các dải tần số được dùng cho nhiều hệ thống truyền dẫn vệ tinh thông tin, một số thiết bị Wi-Fi, điện thoại cầm tay, và một số hệ thống radar thời tiết. Đối với các vệ tinh thông tin, tần số sóng cực ngắn của băng C làm việc tốt hơn trong điều kiện thời tiết bất lợi so với tần số sóng cực ngắn thuộc băng tần Ku (11.2 GHz tới 14.5 GHz), băng Ku được dùng cho phần lớn các vệ tinh thông tin khác.[1] Các điều kiện thời tiết bất lợi, gọi chung là suy hao do mưa, là độ ẩm không khí gồm cả mưa và tuyết.

Băng tần C NATO

sửa

Băng tần C NATO là phần phổ vô tuyến nằm trong khoảng 500 mêgahéc (MHz) và 1000 MHz, nhưng thuật ngữ này ít được dùng.

Băng tần C IEEE

sửa
 
Anten băng C loại này được sử dụng rộng rãi ở Mỹ vào thập niên 1950

Băng tần C IEEE là một phần của phổ điện từ trong dải sóng cực ngắn có tần số 4.0 tới 8.0 gigahertz (GHz),[2] nhưng định nghĩa này chủ yếu do các hãng chế tạo radar và người dùng radar sử dụng, không nhất thiết cần cho những người sử dụng viễn thông vô tuyến sóng cực ngắn.

Băng tần C là băng tần đầu tiên được dùng cho viễn thông thương mại qua vệ tinh. Các tần số tương tự cũng được sử dụng cho các hệ thống vi ba chuyển tiếp mặt đất. Gần như tất cả các vệ tinh thông tin dùng băng C sử dụng dải tần từ 3,7 đến 4,2 GHz cho đường xuống và dải tần 5,925 GHz tới 6,425 GHz cho đường lên. Lưu ý rằng dải tần 3,7 đến 4,0 GHz chồng lấn lên dải tần băng S IEEE dành cho radar.

Tần số băng C như 5,4 GHz (5,15 tới 5,35 GHz, 5,47 GHz tới 5,725, 5,725 tới 5,875 GHz, tùy thuộc vào khu vực trên thế giới) được dùng cho IEEE 802.11a Wi-Fi và ứng dụng điện thoại cầm tay. Đây là nguồn gây nhiễu hàng đầu thường xuyên cho một số radar thời tiết cũng dùng băng C.

Các biến thể của băng C

sửa

Những biến thể nhỏ của băng tần C được phê duyệt để sử dụng tại các khu vực khác nhau trên thế giới, phụ thuộc vào vị trí của họ trong 3 vùng vô tuyến của Liên minh Viễn thông Quốc tế. 3 khu vực đó là: khu vực 1 là tất cả châu Mỹ; khu vực 2 là toàn bộ Châu ÂuChâu Phi cộng với toàn bộ nước Nga; khu vực 3 là toàn bộ châu Á ngoại trừ Nga, cộng với ÚcNew Zealand. Khu vực thứ 3 là khu vực có dân số đông nhất, vì nó gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản, và Đông Nam Á.

Biến thể băng tần C trên thế giới
Băng tần Tần số phát
(GHz)
Tần số thu
(GHz)
Băng tần C tiêu chuẩn 5,850–6,425 3,625–4,200
Băng tần C mở rộng 6,425–6,725 3,400–3,625
Băng tần C siêu mở rộng / INSAT 6,725–7,025 4,500–4,800
Băng tần C của Nga 5,975–6,475 3,650–4,150
Băng tần C LMI 5.7250–6.025 3.700–4.000

Vô tuyến nghiệp dư

sửa

Những quy định vô tuyến của Liên minh Viễn thông Quốc tế cho phép hoạt động vô tuyến nghiệp dư trong dải tần số 5,650 đến 5,925 GHz, và các hoạt động vệ tinh nghiệp dư trong dải tần 5,830-5,850 GHz cho đường xuống và 5,650-5,670 GHz cho đường lên. Điều này được giới nghiệp dư gọi là băng tần 5-centimet và AMSAT gọi là băng C

Các băng tần sóng cực ngắn khác

sửa

Phổ sóng cực ngắn thường được định nghĩa là phổ điện từ trong dải tần số 1.0 GHz đến 30 GHz, nhưng một số định nghĩa cũ hơn tính cả các tần số thấp hơn. Hầu hết các ứng dụng phổ biến trong dải tần 1,0 đến 30 GHz. Các băng tần số sóng cực ngắn, được định nghĩa bởi Hiệp hội Vô tuyến Anh (RSGB), được thể hiện trong bảng dưới đây. Chú ý là các tần số trên 30 GHz thường được gọi là "sóng mm". Tần số 30 GHz tương ứng với bước sóng 10 mm, hay 1 cm.

Băng tần L 1 tới 2 GHz
Băng tần S 2 tới 4 GHz
Băng tần C 4 tới 8 GHz
Băng tần X 8 tới 12 GHz
Băng tần Ku 12 tới 18 GHz
Băng tần K 18 tới 26,5 GHz
Băng tần Ka 26,5 tới 40 GHz
Băng tần Q 30 tới 50 GHz
Băng tần U 40 tới 60 GHz
Băng tần V 50 tới 75 GHz
Băng tần E 60 tới 90 GHz
Băng tần W 75 tới 110 GHz
Băng tần F 90 tới 140 GHz
Băng tần D 110 tới 170 GHz

Chú thích: "Băng tần P" đôi khi được dùng không chính xác cho băng tần Ku. "P" có nghĩa là "previous" (trước) là băng tần radar dùng ở Anh có dải tần 250 đến 500 MHz, hiện nay băng tần hoàn toàn lỗi thời theo tiêu chuẩn 521 của IEEE, xem [1][2] Lưu trữ 2014-07-14 tại Wayback Machine. Đối với các định nghĩa khác, xem Letter Designations of Microwave Bands

Thông tin quang

sửa

Trong thông tin quang hồng ngoại, băng tần C chỉ dải bước sóng 1530–1565 nm, ứng với dải khuếch đại của bộ khuếch đại sợi quang pha erbium (EDFA).[3]

Tại Việt Nam

sửa

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ What is C Band Lưu trữ 2007-04-30 tại Wayback Machine page from tech-faq (accessed Aug. 14, 2008)
  2. ^ Peebles, Peyton Z. Jr, (1998), Radar Principles, John Wiley and Sons, Inc., p 20.
  3. ^ Optical Fiber Communications Lưu trữ 2011-05-14 tại Wayback Machine article in rp-photonics' Encyclopedia of Laser Physics and Technology Lưu trữ 2009-06-03 tại Wayback Machine (accessed Nov. 11 2010)

Liên kết ngoài

sửa