Cá ăn gỗ hoặc Panaque là một chi phân bố tại vùng Nam Mỹ, chúng có đặc điểm đặc biệt là có thể ăn được gỗ. Đây là mới được phát hiện ở rừng nhiệt đới Amazon.

Cá ăn gỗ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Siluriformes
Họ (familia)Loricariidae
Phân họ (subfamilia)Hypostominae
Tông (tribus)Ancistrini
Chi (genus)Panaque
C. H. Eigenmann & R. S. Eigenmann, 1889
Loài điển hình
Panaque nigrolineatus
W. K. H. Peters, 1877

Đặc điểm sửa

Cá ăn gỗ có chiều dài cơ thể vào khoảng 70 – 80 cm và được bao bọc bởi lớp vảy cứng, dày như một bộ áo giáp sắt. Chúng có hàm răng sắc, nhọn, vô cùng khỏe, có khả năng gặm gỗ từ các thân cây đổ xuống dưới nước. Cá ăn gỗ sở hữu hàm răng chắc khỏe, giống như những chiếc thìa cạo.

Thức ăn sửa

Cá ăn gỗ theo tên gọi của chúng nhưng không tiêu hóa gỗ mà chỉ hấp thụ các loại chất hữu cơ có ở trong gỗ như tảo, các loại thực vật, động vật nhỏ sống bám trên gỗ. Phần gỗ còn lại sẽ bị thải loại ra khỏi cơ thể. Thời gian để chúng thải gỗ ra khỏi cơ thể của mình thường ít hơn 4 giờ đồng hồ. Đây được xem là một khoảng thời gian rất ngắn cho một loài động vật ăn gỗ.

Khác với suy nghĩ rằng loài cá ăn gỗ này phải có một tổ hợp các loại vi khuẩn để giúp chúng tiêu hóa gỗ nhưng những vi sinh vật lại có ở chính dòng sông và trên các khúc gỗ. Khả năng ăn gỗ của loài cá này có thể xuất phát từ việc cạnh tranh nguồn thức ăn với các loại cá khác trong khu vực sông Amazon.

Phân loài sửa

Cá tỳ bà hoàng gia (Panaque nigrolineatus)

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

  •   Dữ liệu liên quan tới Cá ăn gỗ tại Wikispecies
  • Khoo, L.; Dennis, P. M.; Lewbart, G. A. (1995). "Rickettsia-like organisms in the blue-eyed plecostomus, Panaque suttoni (Eigenmann & Eigenmann)". Journal of Fish Diseases 18 (2): 157–164. doi:10.1111/j.1365-2761.1995.tb00273.x
  • Chockley, Brandon R.; Armbruster, Jonathan W. (May 2002). "Panaque changae, a new species of catfish (Siluriformes: Loricariidae) from eastern Peru" (PDF). Ichthyol. Explor. Freshwaters 13 (1): 81–90. Truy cập 2009-06-24.
  • Phát hiện loài cá ăn gỗ