Cá bướm tám vạch

loài cá

Cá bướm tám vạch, tên khoa họcChaetodon octofasciatus, là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Discochaetodon[2]) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1787.

Cá bướm tám vạch
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chaetodon
Phân chi (subgenus)Discochaetodon
Loài (species)C. octofasciatus
Danh pháp hai phần
Chaetodon octofasciatus
Bloch, 1787
Danh pháp đồng nghĩa
  • Chaetodon octolineatus Gronow, 1854

Từ nguyên

sửa

Từ định danh octofasciatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: tiền tố octo ("tám") và fasciatus ("có sọc"), hàm ý đề cập đến 8 dải sọc dọc màu đen trên cơ thể của loài cá này.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

Từ bờ đông Ấn Độ, Sri LankaMaldives, C. octofasciatus được phân bố trải dài về phía đông, băng qua phần lớn khu vực Đông Nam Á đến quần đảo SolomonPalau, xa về phía nam đến rạn san hô Scott và Seringapatam ngoài khơi Tây Úc, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản.[1][4]

Việt Nam, C. octofasciatus được ghi nhận tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh);[5] quần đảo Cát Bà (Hải Phòng);[6] Hà Tĩnh;[7] cù lao Chàm (Quảng Nam);[8] Phú Yên;[9] Ninh Thuận;[10] vịnh Vân Phong[11]vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[12] cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận;[13] Côn Đảo;[14] quần đảo An Thới,[15] quần đảo Nam Du,[16] quần đảo Hà Tiên[17] cũng như tại bờ biển Hà Tiên (Kiên Giang).[18]

C. octofasciatus được bắt gặp ở những khu vực có nhiều san hô phát triển trên đới mặt bằng của rạn viền bờ hay trong các đầm phá nông (thường nhiều bùn), độ sâu đến ít nhất là 20 m; cá con có thể ẩn mình trong các cụm san hô nhánh Acropora.[1]

Mô tả

sửa
 
Kiểu hình vàng ở C. octofasciatus

C. octofasciatus có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 12 cm.[4] Loài này có hai kiểu hình: trắng hoặc vàng với 8 dải sọc đen ở hai bên cơ thể, và có thêm một đốm đen ở cuống đuôi. Vây bụng luôn là màu vàng ở hai kiểu hình. Vây đuôi trong suốt.[19]

Số gai ở vây lưng: 10–12; Số tia vây ở vây lưng: 17–19; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 14–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[4]

Sinh thái học

sửa

Thức ăn chủ yếu của C. octofasciatus là các polyp san hô.[4] Đây là loài phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn là san hô.[20]

Phân loại học

sửa

C. octofasciatus có quan hệ gần nhất với hai loài Chaetodon aureofasciatusChaetodon rainfordi dựa vào kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử.[21]

Thương mại

sửa

C. octofasciatus ít được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh.[22] Vì là loài ăn san hô nên C. octofasciatus thường bị chết đói trong điều kiện nuôi nhốt.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Myers, R.; Pratchett, M. (2010). Chaetodon octofasciatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165623A6070690. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165623A6070690.en. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ Fessler, Jennifer L.; Westneat, Mark W. (2007). “Molecular phylogenetics of the butterflyfishes (Chaetodontidae): Taxonomy and biogeography of a global coral reef fish family” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (1): 50–68. doi:10.1016/j.ympev.2007.05.018. ISSN 1055-7903. PMID 17625921.
  3. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chaetodon octofasciatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Đàm Thị Lên (2019). Nghiên cứu đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (PDF) (Luận văn). Học viện Khoa học và Công nghệ.
  6. ^ Nguyễn Nhật Thi (1996). “Bước đầu nghiên cứu khu hệ cá vùng biển Cát Bà (Hải Phòng)” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 7: 59–70.
  7. ^ Biện Văn Quyền, Võ Văn Phú (2017). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật: 883–891. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Astakhov, D. A.; Savinkin, O. V.; Ponomarev, S. A.; Phuong, Lai Duy; Thu, Dao Duy (2016). “Preliminary annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii) from Ly Son Islands (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 56 (1): 154–158. doi:10.1134/S003294521601001X. ISSN 1555-6425.
  9. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  10. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  11. ^ Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2014). “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 20: 70–88.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Astakhov, D. A. (2010). “Annotated list of species of the family Chaetodontidae (Actinopterygii, Perciformes) from Nha Trang Bay (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 50 (10): 914–931. doi:10.1134/S0032945210100024. ISSN 1555-6425.
  13. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  14. ^ Trần Ngọc Cường biên tập (2013). “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  15. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  16. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Khắc Bát (2020). “Đa dạng thành phần loài cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững: 419–430.
  17. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Văn Hiếu; Đỗ Anh Duy; Vũ Quyết Thành; Nguyễn Khắc Bát (2021). “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và phân bố cá rạn san hô vùng biển ven quần đảo Hải Tặc, tỉnh Kiên Giang”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 57 (4A): 93–101. doi:10.22144/ctu.jvn.2021.117. ISSN 1859-2333.
  18. ^ Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh; Tràn Thị Hồng Hoa; Võ Văn Quang; Phan Minh Thụ (2021). “Components of fish fauna in the coastal waters of Ha Tien, Vietnam” (PDF). Journal of Biology and Nature. 13 (2): 1–15. ISSN 2395-5384.
  19. ^ Dianne J. Bray. “Eightband Butterflyfish, Chaetodon octofasciatus Bloch 1787”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  20. ^ Cole, Andrew; Pratchett, Morgan; Jones, Geoffrey (2008). “Diversity and functional importance of coral-feeding fishes on tropical coral reefs” (PDF). Fish and Fisheries. 9: 286–307. doi:10.1111/j.1467-2979.2008.00290.x.
  21. ^ Kui-Ching Hsu; Jeng-Ping Chen & Kwang-Tsao Shao (2007). “Molecular phylogeny of Chaetodon (Teleostei: Chaetodontidae) in the Indo-West Pacific: evolution in geminate species pairs and species groups” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 14: 77–86.
  22. ^ R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter & V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3246. ISBN 978-9251045879.