Cá lúi sọc

loài cá
(Đổi hướng từ Cá lúi)

Cá lúi sọc (Danh pháp khoa học: Osteochilus microcephalus) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), có thân hình cỡ vừa, mình dày và hơi tròn, lưng màu đen.

Cá lúi sọc
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Ostariophysi
Bộ (ordo)Cypriniformes
Liên họ (superfamilia)Cyprinioidea
Họ (familia)Cyprinidae
Phân họ (subfamilia)Labeoninae
Tông (tribus)Labeonini
Chi (genus)Osteochilus
Loài (species) O. microcephalus
Danh pháp hai phần
Osteochilus microcephalus
(Valenciennes, 1842)
Danh pháp đồng nghĩa

Rohita microcephalus Valenciennes, 1842
Rohita triporos Bleeker, 1852
Osteochilus triporos (Bleeker, 1852)
Osteochilus tripore (Bleeker, 1852)
Osteochilus triporus (Bleeker, 1852)
Rohita brachynotopterus Bleeker, 1855

Osteochilus brachynotopterus (Bleeker, 1855)

Phân bố

sửa

Cá lúi sọc phân bố rộng trong khu vực Đông Nam Á, từ hạ lưu sông Mê Kông (Campuchia (Tonle Sap và các chi lưu của sông Mê Kông, bao gồm cả sông Srêpốk), Lào (từ thác Khone về phía nam), Thái Lan và Việt Nam) tới lưu vực Salween, Mae KlongChao Praya ở Thái Lan (Vidthayanon et al. 1997)[2], tới Indonesia (Sumatra và Kalimantan), Malaysia (Sarawak và Malaysia bán đảo) và Brunei Darussalam[1][3].

Sinh sống trong khu vực từ các con sông suối cao nguyên tới các con sông vùng đất thấp và đầm lầy than bùn[4]. Tìm thấy trong nhiều loại môi trường sống nhưng chủ yếu trong vùng nước chảy chậm và đục[5]. Sống ở vùng nước từ giữa tới đáy trong sông, suối, kênh mương, đầm lầy. Di chuyển vào vùng đất rừng và đồng cỏ bị ngập nước trong mùa lũ. Khi nước rút thì trở về sông, với số lượng đông nhất xuất hiện từ tháng 12 năm trước tới tháng 2 năm sau. Được sử dụng để làm món prahoc ở Campuchia[6].

Tại Việt Nam, cá lúi sọc sinh sống ở những con sông, suối dọc miền Trung Việt Nam. Loại cá này đặc biệt chỉ có ở sông Côn (Bình Định), sông Ba (Gia Lai)[cần dẫn nguồn] và thường xuất hiện nhiều vào những tháng mùa hè oi bức của miền Trung.

Đặc điểm

sửa

Loại cá này sinh sản nhanh và sống từng đàn, nhưng con lớn nhất cũng thường chỉ bằng độ hai ngón tay, nhỏ thì bằng ngón tay cái, vảy cũng đều sáng bóng. Cá lúi mẹ to đến hai ba ngón tay, con nào cũng mập, mỡ nhiều, bụng đầy trứng. Cá lúi ở suối là mập, xương mềm, thịt thơm, ngọt và xương có vị chát.

Khi đến mùa sinh sản, cá có đặc điểm là từng đàn cá dưới sông cái theo dòng nước chảy trở ngược về đầu nguồn, lên những dòng suối có nhiều thác ghềnh tìm nơi trú ẩn rồi chuẩn bị mùa đẻ trứng. Hằng năm cứ đến đầu mùa nước lũ lên, thì cá lúi mẹ từ trên nguồn xuôi theo con nước xuống đẻ trứng. Đến giữa tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch là hết mùa lũ, nước sông trong xanh là cá lúi con theo dòng nước đi ngược lên nguồn nên gọi là cá lúi lên, từng đàn cá dày đặc như tấm chiếu trải.

Chế biến

sửa

Cá lúi sọc là loài đặc sản có giá trị chế biến nhiều món ngon người ở quê không nấu nướng mà thường làm những món dân dã, như cá lúi nấu với rau răm, kho với gừng, kho nghệ, nấu canh rau mương, nấu chua lá giang, nướng dầm nước mắm, cá lúi nướng ăn với rau thơm, cá lúi um nghệ... Tương truyền rằng, chính loại cá này là một trong những loại dược phẩm giúp nghĩa quân Tây Sơn có những ngày đêm hành quân thần tốc để đánh đuổi quân Mãn Thanh[cần dẫn nguồn].

Đối với món cá lúi suối nướng, không nhất thiết phải làm ruột, không nạo vảy, không ướp bất kỳ gia vị nào mà chỉ cần rửa sơ bằng nước suối, đem nẹp thành từng ghim hoặc từng kẹp rồi nướng đều trên lửa than hồng. Giữ độ nóng vừa phải, tránh cháy sém cá sẽ mất ngon. Cá nướng thường được ăn kèm với các loại rau thơm, rau chuối thái nhỏ, và cơm.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Vidthayanon, C. (2012). Osteochilus microcephalus. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2015.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ Vidthayanon C, Karnasuta J, Nabhitabhata J. 1997. Diversity of freshwater fishes in Thailand. Office of Environmental and Planning, Bangkok.
  3. ^ Kottelat M., A.J. Whitten, S.N. Kartikasari & S. Wirjoatmodjo, 1993. Freshwater fishes of Western Indonesia and Sulawesi. Periplus Editions, Hong Kong. 221 p.
  4. ^ Vidthayanon C., 2002. Peat swamp fishes of Thailand. Office of Environmental Policy and Planning, Bangkok, Thailand, 136 p.
  5. ^ Kottelat M., 2001. Fishes of Laos. WHT Publications Ltd., Colombo 5, Sri Lanka. 198 p.
  6. ^ Rainboth W.J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO species identification field guide for fishery purposes. FAO, Roma, 265 p.

Liên kết ngoài

sửa