Cá nóc sừng đuôi dài
Cá nóc sừng đuôi dài[1][2][3] (danh pháp: Lactoria cornuta), là một loài cá biển thuộc chi Lactoria trong họ Cá nóc hòm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758.
Cá nóc sừng đuôi dài | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Tetraodontiformes |
Họ (familia) | Ostraciidae |
Chi (genus) | Lactoria |
Loài (species) | L. cornuta |
Danh pháp hai phần | |
Lactoria cornuta (Linnaeus, 1758) | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Từ nguyên
sửaTính từ định danh cornuta theo tiếng Latinh có nghĩa là "có sừng", hàm ý đề cập đến cặp sừng nhô ra trên mỗi mắt của loài cá này.[4]
Phân bố và môi trường sống
sửaCá nóc sừng đuôi dài có phân bố rộng ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ và Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Marquises và Tuamotu, ngược lên phía bắc đến Hàn Quốc và Nhật Bản, giới hạn phía nam đến đảo Lord Howe.[5] Loài này có mặt tại vùng biển Việt Nam,[6][7] bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa.[8]
Cá nóc sừng đuôi dài sống ở vùng có nền đáy bùn cát, gần rạn san hô hoặc trong cỏ biển, độ sâu có thể lên đến 100 m; cá con thường thấy ở cửa sông và vùng nước lợ.[9]
Mô tả
sửaChiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc sừng đuôi dài là 46 cm.[9] Thân có màu xanh lục, xanh lục nâu hoặc vàng nâu, lốm đốm các chấm màu xanh óng và chấm trắng.
Cặp ngạnh, hay sừng, trên mỗi mắt được cho một đặc điểm tiến hóa, bởi vì những loài săn mồi khó mà nuốt được với nó. Sừng của cá nóc đuôi dài thường bị gãy do có cấu trúc gần như rỗng, nhưng chúng có thể mọc lại trong vòng vài tháng.[10][11]
Số tia vây ở vây lưng: 8–9; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 11; Số tia vây ở vây đuôi: 9–10.[2]
Sinh thái
sửaThức ăn của cá nóc sừng đuôi dài là những loài thủy sinh không xương sống. Cá trưởng thành sống đơn độc, còn cá con thường hợp thành nhóm nhỏ.[9]
Theo Nguyễn Khác Hường (1992), cá nóc sừng đuôi dài có chứa độc tố ở nội tạng và máu, còn nghiên cứu của Văn Lệ và cộng sự (2006) chưa phát hiện độc tính ở chúng (nhưng không có nghĩa chúng hoàn toàn không có độc trong tương lai).[12] Tuy nhiên, loài này có thể mang độc tố ciguatera.[2]
Thương mại
sửaTuy là loài cá độc nhưng người dân Việt Nam vẫn sử dụng làm thực phẩm.[2] Chúng có thể nuôi làm cá cảnh hoặc dùng làm đồ mỹ nghệ.[9]
Tham khảo
sửa- ^ Nguyễn Nhật Thi (1996). “Bước đầu nghiên cứu khu hệ cá vùng biển Cát Bà (Hải Phòng)” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 7: 59–70.
- ^ a b c d Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Họ Cá nóc hòm Ostraciidae ở Việt Nam” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6: 149–375. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
- ^ Tống Xuân Tám; Nguyễn Thị Kiều; Đỗ Khánh Vân (2016). “Thành phần loài cá biển thu ở cảng cá tại thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 9 (87): 93–112.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
- ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Ostracion cornutus”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
- ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
- ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lactoria cornuta trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ Khan, Md Shahzad Kuli; Siddique, Mohammad Abdul Momin; Haque, Mohammed Ashraful (2013). “New record of the longhorn cowfish Lactoria cornuta (Linnaeus 1758) from inshore waters of the Bay of Bengal, Bangladesh”. Zoology and Ecology. 23 (1): 88–90. doi:10.1080/21658005.2013.779125. ISSN 2165-8005.
- ^ Yang, Wen; Nguyen, Vanessa; Porter, Michael M.; Meyers, Marc A.; McKittrick, Joanna. “Structural Characterization and Compressive Behavior of the Boxfish Horn” (PDF). Trong Joanna M. McKittrick; Roger Narayan (biên tập). Advances in Bioceramics and Biotechnologies II. John Wiley & Sons. tr. 105–112. ISBN 978-1118771426.
- ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)