Tiểu bộ Khỉ mũi hẹp

(Đổi hướng từ Catarrhini)

Tiểu bộ Khỉ mũi hẹp (danh pháp khoa học: Catarrhini) là một tiểu bộ trong cận bộ Simiiformes của bộ Linh trưởng (Primates), cũng là một trong ba đơn vị phân chia chính của phân bộ Khỉ mũi đơn (Haplorrhini). Nó chứa các dạng khỉ Cựu thế giới (họ Cercopithecidae của siêu họ Cercopithecoidea) và các dạng khỉ dạng người (siêu họ Hominoidea). Nhóm thứ hai này được chia tiếp thành khỉ dạng người loại nhỏ (họ Hylobatidae, chứa các loài vượn); và khỉ dạng người loại lớn (họ Hominidae, bao gồm trong đó đười ươi, gôrila, tinh tinhngười). Các nguồn tham khảo cũ miêu tả các loài người và họ hàng/tổ tiên gần nhất đã tuyệt chủng của chúng vào trong họ của chính chúng (Hominidae sensu stricto) và đặt các loài khỉ dạng người loại lớn còn lại vào trong họ Pongidae.

Tiểu bộ Khỉ mũi hẹp
Thời điểm hóa thạch: Hậu Eocen – hiện nay
Đười ươi Sumatra (Pongo abelii)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Phân bộ (subordo)Haplorrhini
Phân thứ bộ (infraordo)Simiiformes
Tiểu bộ (parvordo)Catarrhini
É. Geoffroy, 1812
Các họ

Hai đơn vị phân chia chính còn lại của phân bộ Haplorrhini là:

Catarrhini (từ tiếng Hy Lạp cổ kata- nghĩa là "xuống, dưới" và rhin- nghĩa là "mũi") có nghĩa là mũi hẹp, và thuật ngữ này miêu tả các lỗ mũi hẹp, nhòm xuống của chúng. Không giống như Platyrrhini, nói chung chúng là các động vật kiếm ăn ban ngày và đuôi của chúng (nếu chúng có) thuộc loại không thể cầm nắm (nghĩa là chúng không thể dùng đuôi để quấn vào điểm tựa).[1] Chúng có các móng tay bẹt.

Công thức bộ răng của chúng là

2.1.2.3
2.1.2.3

[1]

Phần lớn các loài thể hiện dị hình giới tính đáng kể và không tạo ra liên kết cặp đôi vững chắc. Phần lớn, nhưng không phải tất cả, các loài sinh sống thành các nhóm tập thể. Tất cả chúng đều là bản địa của châu Phichâu Á.

Phân loại và tiến hóa sửa

Khỉ dạng người và khỉ Cựu thế giới được chia tách ra khỏi các dạng khỉ Tân thế giới vào khoảng 35 triệu năm trước (Ma). Sự phân chia lớn của tiểu bộ Catarrhini diễn ra khoảng 25 Ma, với các loài vượn tách ra khỏi khỉ dạng người loại lớn và người khoảng 18 Ma.[2]

Biểu đồ phát sinh chủng loài sửa

Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây gộp cả các nhóm đã tuyệt chủng, trong đó nhóm chỏm cây (NCC) của Catharrhini đã xuất hiện trong phạm vi họ Dendropithecidae,[3] phát sinh từ trong Propliopithecoidea.[4][5] Ngoài ra, tại đây thì Saadaniodiea là chị-em với Cercopithecoidea chứ không phải là với nhóm chỏm cây Catharrhini. Biểu đồ cũng chỉ ra khoảng thời gian tính bằng triệu năm trước (Ma) mà các nhánh phân tỏa ra thành các nhánh mới hơn.

NCC Simian (37 Ma)

Platyrrhini

Catarrhini (35)

Oligopithecidae (†34)

Propliopithecoidea (35)

Taqah Propliopithecid (31)

(33)
(†31)

Propliopithecus (†30)

Aegyptopithecus (†30)

(33)

Kamoyapithecus (†25)

Pliopithecoidea (†6)

Dendropithecidae (32)
(22)
(21)

Dendropithecus (†20)

Limnopithecus legetet (†20)

Limnopithecus evansi (†20)

(32)
(18)

Simiolus (†17)

Micropithecus (†17)

NCC Catharrhini (31)

Hominoidea

(29)

Saadanioidea (†28)

Cercopithecoidea (24)

Victoriapithecinae (†19)

NCC Cercopithecoidea

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Catarrhini Infraorder”. ChimpanZoo (The Jane Goodall Institute). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ Carlos G. Schrago; Claudia A. M. Russo (27 tháng 6 năm 2003). “Timing the Origin of New World Monkeys”. Molecular Biology and Evolution. Oxford Journals. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ Nengo, Isaiah; Tafforeau, Paul; Gilbert, Christopher C.; Fleagle, John G.; Miller, Ellen R.; Feibel, Craig; Fox, David L.; Feinberg, Josh; Pugh, Kelsey D. (2017). “New infant cranium from the African Miocene sheds light on ape evolution”. Nature. 548 (7666): 169–174. doi:10.1038/nature23456. PMID 28796200.
  4. ^ Seiffert, Erik R.; Boyer, Doug M.; Fleagle, John G.; Gunnell, Gregg F.; Heesy, Christopher P.; Perry, Jonathan M. G.; Sallam, Hesham M. (ngày 10 tháng 4 năm 2017). “New adapiform primate fossils from the late Eocene of Egypt”. Historical Biology. 0: 1–23. doi:10.1080/08912963.2017.1306522. ISSN 0891-2963.
  5. ^ Stevens, Nancy J.; Seiffert, Erik R.; O'Connor, Patrick M.; Roberts, Eric M.; Schmitz, Mark D.; Krause, Cornelia; Gorscak, Eric; Ngasala, Sifa; Hieronymus, Tobin L. “Palaeontological evidence for an Oligocene divergence between Old World monkeys and apes”. Nature. 497 (7451): 611–614. doi:10.1038/nature12161.

Liên kết ngoài sửa