Chu Cẩm Phong

Nhà văn Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Chu Cẩm Phong (12 tháng 8 năm 1941 - 1 tháng 5 năm 1971) là một nhà văn hiện đại Việt Nam. Tên tuổi của ông được biết đến nhiều qua cuốn nhật ký ghi lại về cuộc đời ông trong thời gian tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam, mà sau này được biết đến với tên gọi Nhật ký chiến tranh.[1] Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2010, trở thành nhà văn đầu tiên trong lịch sử của Hội Nhà văn Việt Nam được phong tặng danh hiệu này.[2]

Chu Cẩm Phong
SinhTrần Tiến
(1941-08-12)12 tháng 8, 1941
Hội An, Quảng Nam
Mất1 tháng 5, 1971(1971-05-01) (29 tuổi)
Duy Tân, Duy Xuyên
Nơi an tángNghĩa trang liệt sĩ Hội An
Bút danhChu Cẩm Phong
Thân nhânTrần Mạnh Hùng (em trai)

Thân thế và cuộc đời sửa

Ông tên thật là Trần Tiến, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1941 tại Hội An, Quảng Nam. Năm 1954, ông theo cha tập kết ra Bắc và theo học tại trường học sinh miền Nam, và sau đó là Đại học Tổng hợp Hà Nội.[3] Từng được cử vào Ban chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên - Sinh viên Việt Nam, ông được kết nạp Đảng Lao động Việt Nam khi mới 22 tuổi.[4] Năm 1964, ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn đại học loại xuất sắc, được nhà trường cử đi học tại nước ngoài nhưng đã xung phong vào miền Nam chiến đấu.[5] Trong thời gian này, ông công tác tại Ban Tuyên huấn Khu V, làm phóng viên thông tấn rồi chuyển sang làm việc tại Tiểu ban Văn nghệ Khu V.[6]

Ngày 1 tháng 5 năm 1971, trong một chuyến đi thực tế, ông tử thương trong trận giao chiến diễn ra từ 10 giờ đến 14 giờ giữa 8 cán bộ, chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và du kích xã Xuyên Phú với hơn một tiểu đoàn của liên quân MỹViệt Nam Cộng hòa.[5][7] Hiện nay, ông được chôn cất ở Nghĩa trang liệt sĩ Hội An.[8]

Tác phẩm sửa

Sự nghiệp văn học trong hơn 3 năm của Chu Cẩm Phong có lại nhiều tác phẩm như:[9]

  • Vườn cây ăn quả nhà mẹ Thám
  • Gió lộng từ Cửa Đại
  • Mặt Biển - Mặt trận
  • Rét tháng Giêng
  • Mẹ con chị Hiền

Những tác phẩm này là sự đúc kết những trải nghiệm, hiện thực sống động và khắc nghiệt của chiến trường. Đặc biệt, sau gần 30 năm kể từ ngày ông hy sinh, tập sách Nhật ký chiến tranh (viết từ ngày 11 tháng 7 năm 1967 đến 27 tháng 4 năm 1971) dày hơn 900 trang, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2000.[6][10]

Giải thưởng và danh hiệu sửa

Đánh giá sửa

  • Thầy giáo Nguyễn Sĩ Tuyển, người thầy của Chu Cẩm Phong tại lớp 7B, Trường phổ thông số 24, Hải Phòng:[12]
  • Nhà thơ Thanh Quế, người từng công tác với Chu Cẩm Phong tại Khu V:[12]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Ban biên tập Báo Nhân dân (21 tháng 9 năm 2005). “Đi tìm người cất giữ Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong”. Báo điện tử Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Thanh Quế (Tạp chí Non nước) (6 tháng 10 năm 2014). "Nhật ký chiến tranh" của Chu Cẩm Phong”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ Phan Chí Anh (20 tháng 6 năm 2020). “Chu Cẩm Phong, cầm bút với tư thế xung phong”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ Trần Trung Sáng (6 tháng 10 năm 2018). “Chu Cẩm Phong - nhà văn anh hùng”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2020. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ a b Khiếu Thị Hoài (30 tháng 4 năm 2011). “Nhân chứng phút lâm chung của nhà văn Chu Cẩm Phong”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ a b “Tọa đàm về Nhà văn, Anh hùng lực lượng vũ trang: Chu Cẩm Phong - cuộc đời và tác phẩm”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ Hoàng Minh Nhân (21 tháng 10 năm 2005). “Chu Cẩm Phong xứng đáng là một anh hùng!”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ Khiếu Thị Hoài (1 tháng 5 năm 2011). “Những dòng thư tình trong chiến tranh của Chu Cẩm Phong”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021.
  9. ^ Thái Bá Lợi (14 tháng 11 năm 2017). “Điều tôi biết về Chu Cẩm Phong”. Báo điện tử Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021.
  10. ^ Trần Ấm (4 tháng 8 năm 2006). “Hành trình cuốn nhật ký của Nhà báo - Liệt sỹ Chu Cẩm Phong”. Nội san Thông tấn, số 7-2006. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021 – qua Điều hành tác nghiệp - Thông tấn xã Việt Nam.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  11. ^ Thanh Thảo (18 tháng 5 năm 2011). “Nhật ký chiến tranh, một tác phẩm văn học kỳ lạ”. Báo điện tử Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập 15 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ a b c Khánh Bằng (14 tháng 5 năm 2011). “Nhà văn, liệt sỹ, AHLLVTND Chu Cẩm Phong: Một cuộc đời đẹp”. Báo Công an Nhân dân online. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.