Cobalt(II) perchlorat

(Đổi hướng từ Coban(II) peclorat)

Coban(II) perchlorat là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Co(ClO4)2 và là chất oxy hóa mạnh. Hợp chất cũng có thể tồn tại dưới trạng thái hexahydrat Co(ClO4)2·6H2O, và cả hai chất đều có khả năng tan tốt trong nước.

Cobalt(II) perchlorat
Mẫu coban(II) perchlorat hexahydrat
Danh pháp IUPACCobalt(II) perchlorate
Tên khácCoban điperchlorat
Cobanơ perchlorat
Coban(II) chlorrat(VII)
Coban điperchlorat(VII)
Cobanơ perchlorat(VII)
Nhận dạng
Số CAS13455-31-7
PubChem26064
Số EINECS236-653-5
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider24278
Thuộc tính
Công thức phân tửCo(ClO4)2
Khối lượng mol257,8336 g/mol (khan)
293,86416 g/mol (2 nước)
329,89472 g/mol (4 nước)
347,91 g/mol (5 nước)
365,92528 g/mol (6 nước)
419,97112 g/mol (9 nước)
Bề ngoàitinh thể đỏ (khan, 5 nước[1])
tinh thể cam (6 nước)
Khối lượng riêng3,327 g/cm³ (khan)
Điểm nóng chảy 210 °C (483 K; 410 °F) (khan, phân hủy)
143 °C (289 °F; 416 K) (5 nước)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước254 g/100 mL (6 nước)[2],
xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantan trong cồn, aceton
không tan trong chlorrofom[1]
tạo phức với amonia, hydrazin, semicacbazit, thiourê, selenourê
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhnguồn oxy hóa
Các hợp chất liên quan
Anion khácCoban(II) perhenat
Coban(II) nitrat
Cation khácSắt(II) perchlorat
Niken(II) perchlorat
Hợp chất liên quanAcid perchloric
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế sửa

Coban(II) perchlorat có thể thu được bằng cách cho cobalt(II) oxide, cobalt(II) hydroxide, coban(II) cacbonat tác dụng với acid perchloric. Dạng thu được trong trường hợp này là pentahydrat, Co(ClO4)2·5H2O, ổn định hơn so với muối niken tương ứng. Ở −21,3 °C (−6,3 °F; 251,8 K), nonahydrat Co(ClO4)2·9H2O sẽ được hình thành.[1]

Ứng dụng sửa

Coban(II) perchlorat có thể được sử dụng làm chất xúc tác để xúc tác quá trình oxy hóa etylbenzen với kali persulfat để tổng hợp acetophenone một cách hiệu quả.[3]

Hợp chất khác sửa

  • Co(ClO4)2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Co(ClO4)2·2NH3·2H2O là chất rắn màu vàng, Co(ClO4)2·3NH3·xH2O (x = 0 hoặc 3) là chất rắn màu lục, Co(ClO4)2·4NH3·xH2O (x = 0 hoặc 2) là chất rắn màu dương[4], Co(ClO4)2·5NH3 là chất rắn màu tím[5] hay Co(ClO4)2·6NH3 là chất rắn màu đỏ[1], khối lượng riêng ở 25 °C (77 °F; 298 K) là 1,598 g/cm³.[5]
  • Co(ClO4)2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Co(ClO4)2·3N2H4 là tinh thể không màu, sẽ nổ nếu đun nóng đến khoảng 215 °C (419 °F; 488 K).[6]
  • Co(ClO4)2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như Co(ClO4)2·3CON3H5 là chất rắn màu lam.[7]
  • Co(ClO4)2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như Co(ClO4)2·4CS(NH2)2 là chất rắn màu xanh dương.[8]
  • Co(ClO4)2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như Co(ClO4)2·4CSe(NH2)2 là tinh thể màu lục ôliu đậm, phân hủy ở 142 °C (288 °F; 415 K).[9]
  • Co(ClO4)2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như Co(ClO4)2·3CON4H6 là tinh thể màu đỏ nhạt-nâu, dễ nổ; mật độ khối 0,9 g/cm³.[10]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d (lỗi đánh máy) Cobalt Perchlorate, Co(CoO4)2
  2. ^ (zh) 谢高阳 等. 无机化学丛书 锰分族 铁系 铂系. 科学出版社, 2011, tr. 242. 18. 卤酸钴(II)和高卤酸钴(II)
  3. ^ 方耀思 等. 室温下高氯酸钴催化氧化乙苯合成苯乙酮的研究[J]. 上海化工. 2015, 40(10): 9−12
  4. ^ The Chemical News and Journal of Physical Science, Tập 108 (Griffin, Bohn and Company, 1913), trang 239. Truy cập 23 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ a b Kobalt: Teil B. Ammine des Kobalts (R. J. Meyer; Springer-Verlag, 3 thg 9, 2013 - 379 trang), trang 24. Truy cập 9 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ Encychlorpedia of Explosives and Related Items, Tập 3, trang C384+C385 – [1]. Truy cập 5 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ Soviet Journal of Coordination Chemistry, Tập 2,Phần 2 (Consultants Bureau., 1977), trang 944. Truy cập 8 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ Complexes and First-Row Transition Elements (David Nicholls; Macmillan International Higher Education, 1 thg 3, 2017 - 215 trang), trang 189 – [2][liên kết hỏng]. Truy cập 16 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ Inorganic Syntheses, Tập 16 (John Wiley & Sons, 22 thg 9, 2009 - 223 trang), trang 84 – [3]. Truy cập 16 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ M. B. Talawar, A. P. Agrawal, J. S. Chhabra, S. N. Asthana – Studies on lead-free initiators: synthesis, characterization and performance evaluation of transition metal complexes of carbohydrazide. J. Hazard Mater., 113 (1–3), 57–65 (ngày 10 tháng 9 năm 2004). doi:10.1016/j.jhazmat.2004.07.001.