Nghệ đen

loài thực vật
(Đổi hướng từ Curcuma zedoaria)

Nghệ đen hay nga truật, bồng nga truật, ngải tím, tam nại (danh pháp hai phần: Curcuma zedoaria) là cây thân thảo thuộc họ Gừng.

Nghệ đen
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
Loài (species)C. zedoaria
Danh pháp hai phần
Curcuma zedoaria
(Christm.) Roscoe, 1807
Danh pháp đồng nghĩa[2]

Lịch sử phân loại sửa

Hendrik van Rheede gọi loài này là "kua".[3] Georg Eberhard Rumphius gọi loài này là "tommon itam".[4] James Petiver gọi nó là Zedoaria officinarum và tên gọi tại Ấn Độ là "damogcansi".[5] Năm 1778, Peter Jonas Bergius đặt loài này trong chi Amomum với mô tả như sau: "Amomum scapo nudo, spica laxa truncata .... Pharm. Zedoriae radix. Locus. India orientalis. Perenne.".[6] Năm 1779, Gottlieb Friedrich Christmann xác lập danh pháp Amomum zedoaria.[7] Christmann dẫn chiếu tới các tên gọi của Rheede, Rumphius, Petiver và Bergius. Năm 1797, Carl Ludwig Willdenow xác lập lại danh pháp Amomum zedoaria.[8] Năm 1807, William Roscoe chuyển Amomum zedoaria sang chi Curcuma.[9]

Lưu ý rằng năm 1810, William Roxburgh mô tả loài mà ông gọi là Curcuma zedoaria với tên gọi trong tiếng Hindu là "nirbisí" hay "nirabisí",[10] nhưng nó chính là Curcuma aromatica Salisb., 1808 mà không phải C. zedoaria theo nghĩa của Roscoe.

Phân bố sửa

Loài này là bản địa đông bắc Ấn Độ (các bang Arunachal Pradesh, Assam), Bangladesh, Bhutan; nhưng đã du nhập sang một số nơi khác như Campuchia, Ấn Độ (bao gồm cả quần đảo Andaman, quần đảo Nicobar); Indonesia (Java), Malaysia bán đảo, Myanmar lục địa, Thái Lan, Trinidad và Tobago.[1][11]

Đặc điểm sửa

Cây thảo mộc cao đến 1,5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài những củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài 30–60 cm, rộng 7–8 cm. Cụm hoa ở đất, thường mọc trước khi có lá. Lá bắc dưới xanh nhợt, lá bắc trên vàng và đỏ. Hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn.

Sử dụng sửa

Thực phẩm sửa

Dược liệu sửa

Nghệ đen được sử dụng làm thuốc đông y để hỗ trợ chức năng tiêu hóa, chữa đau dạ dày, đau bụng và làm thanh huyết.

Bài thuốc tham khảo:

Nghệ đen tươi thái khoảng 3-4 lát nấu chung với lá khoảng 10-15 lá mơ (loại mơ ăn thịt mèo) uống như uống trà, rất hiệu quả với đau dạ dày, ăn không tiêu, đầy hơi.

Tên gọi khác sửa

  • Trong Flora Cochinchinensis, João de Loureiro ghi tên tiếng Việt của nó (dưới danh pháp Curcuma pallida) là ngệ hoang = nghệ hoang, san kiām hoâm = sơn khương hoàng ?[12]
  • Trong tiếng Trung, loài này được gọi là 白莪术 (bạch nga thuật), nghĩa đen là nga truật trắng;[13] hay nga truật (莪朮) hoặc bồng nga truật (蓬莪朮).[14] Tuy nhiên, lưu ý rằng efloras.org dù ghi nhận tên gọi bạch nga thuật nhưng không có mô tả kèm theo cũng như không có thông tin về nơi sinh sống của nó ở Trung Quốc, còn Flora of China tại Quyển 24 khi viết về chi Curcuma không ghi nhận loài này.[15] Taiwan Plant Names ghi nhận tên gọi khương hoàng (薑黃) để chỉ loài này.[16]
  • Trong tiếng Tamil, loài này được gọi là karppurakkiccilikkilangku (tiếng Tamil: கர்ப்பூரக்கிச்சிலிக்கிழங்கு).
  • Trong tiếng Manipur, C. zedoaria được gọi là meitei yaingang.
  • Trong tiếng Bengal, nó được gọi là aam aadaa (nghệ xoài)
  • Trong tiếng Assam, nó được gọi là katuri.
  • Trong tiếng Indonesia, nó được gọi là kunir putih hay temu putih.[17]

Hình ảnh sửa

Liên kết ngoài sửa

Chú thích sửa

  •   Dữ liệu liên quan tới Curcuma zedoaria tại Wikispecies
  •   Tư liệu liên quan tới Curcuma zedoaria tại Wikimedia Commons
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Curcuma zedoaria”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b Olander, S.B. (2019). Curcuma zedoaria. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T117311046A124281780. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T117311046A124281780.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ The Plant List
  3. ^ Hendrik van Rheede, 1692. Kua. Hortus Malabaricus quyển 11: tr. 13, tab. 7.
  4. ^ Georg Eberhard Rumphius, 1741. Tommon itam. Herbarium Amboinense 5: 169.
  5. ^ James Petiver, 1702. Gazophylacium naturae et artis: tab. 23, f. 1.
  6. ^ Peter Jonas Bergius, 1778. Amomum (zedoaria). Materia Medica e Regno Vegetabili, sistens simplicia officinalia, pariter atque culinaria 1: 4-6
  7. ^ Gottlieb Friedrich Christmann, 1779. Amomum zedoaria. Des Ritters Carl von Linné Königlich Schwedischen Leibartzes ec. ec., Vollstandiges Pflanzensystem. Nach der Dreizehntenen Lateinishcen Ausgabe und nach Anleitung des Holländischen Houttuynischen Werks übersetzt und mit Einer Ausführlichen Erklarung Ausgefertiget 5: 12.
  8. ^ Carl Ludwig Willdenow, 1797. Amomum zedoaria. Species Plantarum 1(1): 7.
  9. ^ William Roscoe, 1807. A new arrangement of the plants of the Monandrian class usually called Scitamineae: Curcuma zedoaria. Transactions of the Linnean Society of London 8: 354.
  10. ^ William Roxburgh, 1810. Descriptions of several of the Monandrous plants of India, belonging to the natural order called Scitamineae by Linnaeus, Cannae by Jussieu and Drimyrhizae by Ventenat: Curcuma zedoaria. Asiatic Researches, or Transactions of the Society 11: 332-333.
  11. ^ Curcuma zedoaria trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 21-3-2021.
  12. ^ Loureiro J., 1790. Curcuma pallida. Flora Cochinchinensis 1: 9.
  13. ^ Curcuma zedoaria trong China Plant Names. Tra cứu ngày 21-3-2021.
  14. ^ 莪朮
  15. ^ Curcuma trong Flora of China.
  16. ^ Curcuma zedoaria (Bergius) Roscoe trong Taiwan Plant Names.
  17. ^ “Khasiat Kunir Putih (Curcuma Zedoaria) untuk Kesehatan dan Basmi Kanker”. CintaHerbal >Blog 4 Pecinta Herbal. Truy cập 11 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)