Danh sách hồng y Việt Nam

Danh sách Hồng y Công giáo người Việt Nam

Dưới đây là danh sách các hồng y Việt Nam. Giáo hội Công giáo tại Việt Nam trên thực tế đã có giám mục bản xứ đầu tiên vào năm 1933,[1] và khi hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt Nam chính thức được thành lập vào năm 1960; tuy vậy, cho năm 1976, mới có một giám mục người Việt được nhận tước hiệu hồng y.[a][2][3]

Cho tới nay đã có 6 giáo sĩ Công giáo người Việt Nam được nhận tước hồng y,[2][4] trong số đó có 5 người là hồng y đẳng linh mục và 1 người là hồng y đẳng phó tế.[b] Trong số sáu hồng y, hai người còn sống nhưng hiện tại không còn bất kỳ một hồng y cử tri nào,[c][12] kể từ khi hồng y Nguyễn Văn Nhơn bước qua tuổi 80 vào tháng 4 năm 2018.[13] Trong số bốn hồng y đã qua đời, duy nhất một hồng y được tôn phong danh hiệu Đấng đáng kính (hồng y Nguyễn Văn Thuận).[2] Hồng y đầu tiên, Trịnh Như Khuê, được giáo hoàng công bố ban tước hiệu dưới hình thức hồng y in pectore (quen gọi là Hồng y trong lòng)[14] vào năm 1976.[15][16]

Giáo sĩ đầu tiên được nhận tước hiệu hồng y thuộc giáo hội Công giáo Việt Nam là Tổng giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê, và người gần nhất được nhận tước là Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.[17] Trong số sáu hồng y thì đa số (bốn trong số sáu người) là giáo sĩ quản lý tổng giáo phận Hà Nội, hai người còn lại, một quản lý tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và một là chủ tịch Uỷ ban Giáo hoàng về Công lý và Hòa Bình.[d][19] Trong thế kỷ 20, có ba người được nhận tước hồng y; và trong thế kỷ 21, tính đến năm 2024, cũng có ba người.[2] Ba hồng y đầu tiên người Việt Nam đều có tư cách tổng giám mục Hà Nội và tính liên tục này bị cắt đứt khi tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, với tư cách là một thành viên của giáo triều Rôma, được nhận tước hồng y vào năm 2001.[20]

Có ba hồng y từng đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong đó hai giáo sĩ nhận tước hồng y khi đương chức Chủ tịch, và một giáo sĩ nhận tước hồng y sau khi đã rời chức chủ tịch Hội đồng Giám mục.[21] Cho đến năm 2024, hồng y người Việt Nam giữ tước vị này lâu nhất là hồng y Phạm Minh Mẫn (hơn 20 năm), và hồng y giữ tước vị này ngắn nhất là hồng y Nguyễn Văn Thuận (1 năm 7 tháng).[e] Giáo sĩ Công giáo Việt Nam trẻ tuổi nhất từng được nhận tước vị hồng y là hồng y Trịnh Văn Căn (58 tuổi) và lớn tuổi nhất là Trịnh Như Khuê (78 tuổi). Vào thời điểm nhận tước, trong số sáu hồng y, một người trong độ tuổi 50–60, một người trong độ tuổi 60–70, và bốn người trong độ tuổi 70–80. Một nửa (ba trong số sáu) hồng y người Việt Nam nhận tước vị ở độ tuổi trên 75.[f]

Danh sách hồng y

sửa

Trong danh sách này, tên các hồng y được sắp xếp theo năm được nhận tước vị hồng y.

Tên đầy đủ Huy hiệu Ngày thụ phong Ngày tấn phong Ngày nhận tước vị Đẳng hồng y Khẩu hiệu Giáo phận Giáo hoàng bổ nhiệm Chú thích
Giuse Maria
Trịnh Như Khuê
[g]
(1898–1978)
 
1 tháng 4 năm 1933 15 tháng 8 năm 1950 24 tháng 5 năm 1976 Linh mục "Hãy theo Thầy"[h] Tổng giáo phận Hà Nội  
Phaolô VI
[22][34]
Giuse Maria
Trịnh Văn Căn
[i]
(1921–1990)
 
3 tháng 12 năm 1949 2 tháng 6 năm 1963 30 tháng 6 năm 1979 Linh mục "Thương yêu, vui mừng, bình an, hy vọng"[j] Tổng giáo phận Hà Nội  
Gioan Phaolô II
[23][37]
Phaolô Giuse
Phạm Đình Tụng
[k]
(1919–2009)
 
6 tháng 6 năm 1949 15 tháng 8 năm 1963 26 tháng 11 năm 1994 Linh mục "Tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa" Tổng giáo phận Hà Nội [24][42]
Phanxicô Xaviê
Nguyễn Văn Thuận
[l]
(1928–2002)
 
11 tháng 6 năm 1953 24 tháng 6 năm 1967 21 tháng 2 năm 2001 Phó tế "Vui mừng và Hy vọng"[m] Giáo triều Rôma [25][42]
Gioan Baotixita
Phạm Minh Mẫn
[n]
(1934)
 
25 tháng 5 năm 1965 11 tháng 8 năm 1993 21 tháng 10 năm 2003 Linh mục "Như Thầy yêu thương"[o] Tổng giáo phận Sài Gòn [53][34]
Phêrô
Nguyễn Văn Nhơn
[p]
(1938)
 
21 tháng 12 năm 1967 3 tháng 12 năm 1991 14 tháng 2 năm 2015 Linh mục "Ngài phải lớn lên"[q] Tổng giáo phận Hà Nội  
Phanxicô
[27][56][34]

Thống kê theo các tiêu chí

sửa

Theo tổng giáo phận

sửa
  • Theo nguồn báo Công giáo và Dân tộc:[19]
Tổng giáo phận Số hồng y
Tổng giáo phận Hà Nội &00000000000000040000004
Tổng giáo phận Sài Gòn &00000000000000010000001
Khác &00000000000000010000001

Theo đẳng

sửa
Đẳng Số hồng y
Linh mục &00000000000000050000005
Phó tế &00000000000000010000001

Theo đời giáo hoàng

sửa
Đời giáo hoàng Số hồng y người Việt được vinh thăng
Giáo hoàng Phaolô VI[r] &00000000000000010000001
Giáo hoàng Gioan Phaolô II[s] &00000000000000040000004
Giáo hoàng Biển Đức XVI[t] &00000000000000000000000
Giáo hoàng Phanxicô[u] &00000000000000010000001

Chú thích

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Thuật ngữ Công giáo thường được sử dụng: vinh thăng hồng y
  2. ^ Trong số sáu hồng y, hồng y Nguyễn Văn Thuận thuộc đẳng hồng y Phó tế, Hiệu tòa Nhà thờ S. Maria della Scala.[5] Các hồng y còn lại gồm Trịnh Như Khuê (đẳng linh mục, nhà thờ S. Francesco di Paola ai Monti),[6] Trịnh Văn Căn (đẳng linh mục nhà thờ S. Maria in Via),[7] Phạm Đình Tụng (đẳng linh mục Nhà thờ S. Maria «Regina Pacis» in Ostia mare),[8] Phạm Minh Mẫn (đẳng linh mục Nhà thờ S. Giustino),[9] và Nguyễn Văn Nhơn (đẳng linh mục Nhà thờ S. Tommaso Apostolo).[10]
  3. ^ Hồng y cử tri là Hồng y dưới 80 tuổi, có quyền tham gia mật nghị Hồng y để bầu chọn giáo hoàng mới cho giáo hội Công giáo Rôma.[11]
  4. ^ Nay Uỷ ban này đã được hợp nhất vào Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện.[18]
  5. ^ Số liệu thâm niên tước Hồng y như sau: Trịnh Như Khuê (2,5 năm),[22] Trịnh Văn Căn (10,8 năm)[23] Phạm Đình Tụng (14,2 năm),[24] Nguyễn Văn Thuận (1,5 năm),[25] Phạm Minh Mẫn (20,36 năm),[26] và Nguyễn Văn Nhơn (9,04 năm)[27]
  6. ^ Số liệu chi tiết như sau: Trịnh Như Khuê (77,4 tuổi),[22] Trịnh Văn Căn (58,2 tuổi),[23] Phạm Đình Tụng (75,4 tuổi),[24] Nguyễn Văn Thuận (72,8 tuổi),[25] Phạm Minh Mẫn (69,6 tuổi)[26] và Nguyễn Văn Nhơn (76,8 tuổi).[27]
  7. ^ Thời kỳ là thầy giảng, ông từng là thông ngôn cho Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương Constantino Ayuti.[28][29] Ông là giáo sĩ Việt Nam đầu tiên quản lý Hạt Đại diện Tông Tòa Hà Nội, tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội đầu tiên (từ khi nâng cấp thành tổng giáo phận),[30] Hồng y Việt Nam đầu tiên,[31] và là hồng y duy nhất được ban tước vị dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI.[32]
  8. ^ Trích câu Phúc Âm Gioan, chương 21, câu 19.[33]
  9. ^ Ông là tổng giám mục thứ hai của Tổng giáo phận Hà Nội.[30] Ông còn là một dịch giả Thánh Kinh Công giáo và thánh ca,[35] cũng như chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đầu tiên.[36]
  10. ^ Khẩu hiệu thời làm Giám mục của ông là "Thương yêu, vui mừng, bình an", sau khi nhận tước hồng y, ông đã thêm cụm từ "hy vọng" vào khẩu hiệu của mình.[37]
  11. ^ Ông là nghĩa tử của linh mục Phêrô Phạm Bá Trực, Phó Ban Thường vụ (Phó Chủ tịch) Quốc hội Khóa I.[38][39] Ông là giáo sĩ nhận chức Tổng giám mục cao tuổi nhất ở Việt Nam,[40] từng bị quản chế trong 26 năm làm giám mục, được nhớ đến vì viết về cuộc đời Giêsu bằng thơ lục bát.[41]
  12. ^ Ông là cháu ruột của Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục và cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm,[43] 13 năm bị giam tù (1975–1988),[44] bị từ chối trở về Việt Nam (từ năm 1991) và từng đảm nhận chức Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình thuộc Giáo triều Rôma.[45][46] Ông là một Đấng đáng kính[47] và tên ông được đặt cho một quỹ [từ thiện] của Giáo triều Rôma.[48]
  13. ^ Khẩu hiệu này lấy từ tên Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II.[49]
  14. ^ Thuở thơ ấu, ông được linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp gợi ý theo con đường tu trì.[50] Ông là hồng y duy nhất nhận tước hồng y khi đương nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.[51]
  15. ^ Trích câu Phúc Âm Gioan, chương 15, câu 12.[52]
  16. ^ Việc bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Nhơn chức Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Hà Nội vào năm 2010 đã gây tranh cãi.[54] Ông là giáo sĩ duy nhất không đương chức chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam được nhận tước hồng y.[21]
  17. ^ Trích câu Phúc Âm Gioan, chương 3, câu 30.[55]
  18. ^ Triều giáo hoàng Phaolô VI có sáu công nghị ban tước hồng y, với tổng cộng 143 hồng y. Có một tân hồng y Việt Nam được ban tước, vào công nghị năm 1976.[32]
  19. ^ Triều giáo hoàng Gioan Phaolô II có chín công nghị ban tước hồng y, với tổng cộng 231 hồng y. Có bốn tân hồng y Việt Nam lần lượt được ban tước, vào bốn công nghị riêng lẻ: 1979, 1994, 2001 và 2003.[58]
  20. ^ Triều giáo hoàng Biển Đức XVI có năm công nghị ban tước hồng y, với tổng cộng 90 hồng y. Không có hồng y Việt Nam nào được ban tước trong triều giáo hoàng này.[59]
  21. ^ Tính đến sau công nghị tháng 9 năm 2023, triều giáo hoàng Phanxicô đã có chín công nghị ban tước hồng y, với tổng cộng 142 hồng y. Có một tân hồng Việt Nam được ban tước trong triều giáo hoàng này, vào công nghị 2015.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính (23 tháng 9 năm 2024). “Tấn phong Giám mục tiên khởi người Việt Nam (1933) theo tài liệu lưu trữ của Thánh bộ Truyền bá Đức tin”. Tổng giáo phận Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2023. Truy cập Ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ a b c d “Cardinals of Vietnam” [Các hồng y [của] Việt Nam]. GCatholic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập Ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ “Thành lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. 15 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2020. Truy cập Ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ Huỳnh Thiềm (5 tháng 1 năm 2015). “Việt Nam đã có 6 vị được phong Hồng y”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2015. Truy cập Ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ “Cardinals Created by John Paul II (2001)” [Các hồng y được vinh thăng bởi [Giáo hoàng] Gioan Phaolô II (2001)] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ “Cardinals Created by Paul VI (1976-7)” [Các Hồng y được vinh thăng bởi [Giáo hoàng] Phaolô VI (1976-1977)] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ “Cardinals Created by John Paul II (1979)” [Các hồng y được vinh thăng bởi [Giáo hoàng] Gioan Phaolô II (1979)] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ “Cardinals Created by John Paul II (1994)” [Các hồng y được vinh thăng bởi [Giáo hoàng] Gioan Phaolô II (1994)] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ “Cardinals Created by John Paul II (2003)” [Các hồng y được vinh thăng bởi [Giáo hoàng] Gioan Phaolô II (2003)] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ a b “Cardinals Created by Francis (2015)” [Các hồng y được vinh thăng bởi [Giáo hoàng] Phanxicô (2015)] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ Nhật Báo La Croix (11 tháng 7 năm 2023). “Đâu là vai trò của một Hồng Y?”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2023. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ “Living Cardinals by Country” [Các hồng y còn sống, theo quốc gia] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Đặng Tự Do (17 tháng 1 năm 2023). “Hy vọng Việt Nam có thể có tân Hồng Y trong năm nay”. VietCatholic News. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ CGvDT (9 tháng 1 năm 2015). “Hồng y trong Giáo hội Công giáo”. Công giáo và Dân tộc. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ Alvin Shuster (25 tháng 5 năm 1976). “Archbishop of Hanoi Among 20 New Cardinals Installed by Popp' [Tổng giám mục của Hà Nội nằm trong số 20 tân hồng y được vinh thăng bởi Giáo hoàng]. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2020. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ Michael J. Duffy (24 tháng 5 năm 1976). “Pope Installs New Cardinals” [Giáo hoàng vinh thăng các tân hồng y]. The Courier News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Giáo phận Bùi Chu (11 tháng 6 năm 2021). “Vài nét về 6 Ðức Hồng y của Việt Nam”. Giáo phận Ban Mê Thuột. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ “Pontifical Council for Justice and Peace” [Uỷ ban Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  19. ^ a b PV (12 tháng 2 năm 2015). “Vị Hồng y thứ 6 của Giáo hội Công giáo Việt Nam”. Công giáo và Dân tộc. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ “New Cardinal´s Witness of Love, Forgiveness Appreciated by Vietnamese” [Tân Hồng y [mang tư cách của] một Chứng nhân Tình Yêu và sự Tha Thứ được đánh giá cao bởi người Việt Nam]. Union of Catholic Asian News (UCAN) (bằng tiếng Anh). 26 tháng 2 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2022. Truy cập Ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ a b “Hội Đông Giám Mục Việt Nam Conference of Bishops” [Hội đồng Giám mục Việt Nam (Hội đồng Giám mục)] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2024.
  22. ^ a b c “Joseph Marie Cardinal Trịnh Như Khuê † Archbishop of Hà Nội, Viet Nam;Cardinal-Priest of San Francesco di Paola ai Monti” [Giuse Maria Hồng y Trịnh Như Khuê, Tổng giám mục Hà Nội, Việt Nam; Hồng y Linh mục của San Francesco di Paola ai Monti] (bằng tiếng Anh). Catholic-Hierarchy. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2023. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ a b c “Joseph-Marie Cardinal Trịnh Văn Căn † Archbishop of Hà Nội, Viet Nam; Cardinal-Priest of Santa Maria in Via; Apostolic Administrator of Huế” [Giuse Maria Hồng y Trịnh Văn Căn, Tổng giám mục Hà Nội, Việt Nam; Hồng y Linh mục của Santa Maria in Via; Giám quản Tông Tòa Huế] (bằng tiếng Anh). Catholic-Hierarchy. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2023. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  24. ^ a b c “Paul Joseph Cardinal Phạm Ðình Tụng † Archbishop Emeritus of Hà Nội, Viet Nam; Cardinal-Priest of Santa Maria "Regina Pacis" in Ostia mare” [Phaolô Giuse Hồng y Phạm Đình Tụng, Nguyên Tổng giám mục Hà Nội, Việt Nam; Hồng y Linh mục của Santa Maria “Regina Pacis” in Ostia mare] (bằng tiếng Anh). Catholic-Hierarchy. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2024. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  25. ^ a b c “François-Xavier Cardinal Nguyễn Văn Thuận † President of the Pontifical Council for Justice and Peace; Cardinal-Deacon of Santa Maria della Scala” [Phanxicô Xaviê Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa Bình; Hồng y Phó tế của Santa Maria della Scala] (bằng tiếng Anh). Catholic-Hierarchy. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2023. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  26. ^ a b “Jean-Baptiste Cardinal Phạm Minh Mẫn Archbishop Emeritus of Thành-Phô Hồ Chí Minh (Hôchiminh Ville), Viet Nam; Cardinal-Priest of San Giustino” [Gioan Baotixita Hồng y Phạm Minh Mẫn; Nguyên Tổng giám mục Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; Hồng y Linh mục của San Giustino] (bằng tiếng Anh). Catholic-Hierarchy. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2023. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  27. ^ a b c “Pierre Cardinal Nguyễn Văn Nhơn; Archbishop Emeritus of Hà Nội, Viet Nam; Cardinal-Priest of San Tommaso Apostolo” [Phêrô Hồng y Nguyễn Văn Nhơn; Nguyên Tổng giám mục Hà Nội, Việt Nam; Hồng y Linh mục của San Tommaso Apostolo] (bằng tiếng Anh). Catholic-Hierarchy. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2023. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  28. ^ “Sơ lược tiểu sử Ðức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê”. Truyền giáo Việt Nam tại Á châu. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2024. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  29. ^ Phan Phát Huồn 1962, tr. 229
  30. ^ a b “Metropolitan Archdiocese of Hà Nôi, Vietnam” [Tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  31. ^ Lê Ngọc Bích 1995, tr. 21
  32. ^ a b “Cardinals Created by Pope Paul VI (143)” [Các hồng y vinh thăng bởi Giáo hoàng Phaolô VI (143)]. GCatholic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  33. ^ Tgm. Giuse Nguyễn Năng & các tác giả (2024). “Thứ Sáu tuần 7 Phục sinh - Chúa biết con hơn con biết con (Ga 21,15-19)”. Tổng giáo phận Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2023. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  34. ^ a b c Antôn Nguyễn Ngọc Sơn 2016, tr. 246
  35. ^ Ban biên tập Tgp. Hà Nội. “Thánh Lễ Giỗ 19 Năm Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn”. Công giáo Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  36. ^ Ngô Quốc Đông. “The South Vietnam Bishops in The Process of "Going With Nation" [Các giám mục miền Nam Việt Nam trong tiến trình "đồng hành cùng quốc gia"] (bằng tiếng Anh). Vjol. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  37. ^ a b Tgm Giuse Đặng Đức Ngân (Ngày 18 tháng 5 năm 2010). “Bài chia sẻ lễ giỗ 20 năm Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn”. Tổng giáo phận Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2016. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  38. ^ “Ngày giỗ Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (2009-22/02-2011)”. Tổng giáo phận Hà Nội. 22 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2016. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  39. ^ Phạm Huy Thông. “Linh mục Phạm Bá Trực- tấm gương tiêu biểu của phong trào Yêu nước nơi người Công giáo”. Ban Tôn giáo Chính phủ, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  40. ^ BBT (23 tháng 2 năm 2011). “Lễ giỗ Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng tại Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội”. Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  41. ^ “Pham Đình Tung Card. Paul Joseph” [Phạm Đình Tụng Hồng y Phaolô Giuse] (bằng tiếng Anh). Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  42. ^ a b Antôn Nguyễn Ngọc Sơn 2016, tr. 247
  43. ^ Đoàn Xuân Lộc (22 tháng 10 năm 2010). “Về Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận”. BBC Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  44. ^ “Nguyên Van Thuân Card. François Xavier” [Nguyễn Văn Thuận Hồng y Phanxicô Xaviê] (bằng tiếng Anh). Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  45. ^ Lm Phêrô Nguyễn Thanh Tùng (1 tháng 1 năm 2012). “Cuộc đời và sự nghiệp vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002)”. Tổng giáo phận Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  46. ^ “Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận từ trần, hưởng thọ 74 tuổi”. RFA tiếng Việt. 17 tháng 9 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2020. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  47. ^ “Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận được tôn phong là Đấng đáng kính”. Công giáo và Dân tộc. 6 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2022. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  48. ^ Khánh Ly. “ĐTC Phan-xi-cô thành lập tổ chức mới mang tên ĐHY Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận”. Tổng giáo phận Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2023. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.
  49. ^ Lm. Phêrô Nguyễn Thanh Tùng (4 tháng 1 năm 2012). “Cuộc đời và sự nghiệp vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002)”. Tổng giáo phận Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2020. Truy cập Ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  50. ^ Hy. Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (2 tháng 2 năm 2020). “Hãy cứ sống với lý tưởng đã chọn và lắng nghe tiếng Chúa mời gọi...”. Công giáo và Dân tộc. Bản gốc lưu trữ Ngày 26 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  51. ^ “Metropolitan Archdiocese of Thành-Phô Hô Chí Minh, Vietnam” [Tổng giáo phận đô thành Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam] (bằng tiếng Anh). GCatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  52. ^ Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc (13 tháng 5 năm 2021). "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ngày 14 tháng 5 năm 2021 – Lễ Thánh Mát-thi-a Tông Đồ)”. Dòng Tên. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  53. ^ “Pham Minh Mân Card. Jean-Baptiste” [Phạm Minh Mẫn Hồng y Gioan Baotixita] (bằng tiếng Anh). Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2017. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  54. ^ “Giáo Hoàng nhận đơn từ chức của TGM Kiệt”. BBC Tiếng Việt. 13 tháng 5 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2023. Truy cập Ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  55. ^ “Thứ Bảy 08/01/2022 – Thứ Bảy sau lễ Hiển Linh. – Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Giáo phận Long Xuyên. 7 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2024. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  56. ^ “Nguyên Văn Nhon Card. Pierre” [Nguyễn Văn Nhơn Hồng y Phêrô] (bằng tiếng Anh). Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2017. Truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024.
  57. ^ WHĐ (2 tháng 4 năm 2018). “Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn 80 tuổi: số Hồng y cử tri còn 115 vị”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2019. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  58. ^ “Cardinals Created by Pope John Paul II (231)” [Các hồng y vinh thăng bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II (231)]. GCatholic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  59. ^ “Cardinals Created by Pope Benedict XVI (90)” [Các hồng y vinh thăng bởi Giáo hoàng Biển Đức XVI (90)]. GCatholic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.

Thư mục

sửa
  • Lê Ngọc Bích (1995), Nhân vật Công Giáo Việt Nam - Tập Bốn: Các vị giám mục một thời đã qua (1933-1995)
  • Phan Phát Huồn (1962), Việt Nam Giáo sử (Quyển II) (PDF), Sài Gòn: Cứu Thế Tùng Lâm, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2019, truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024
  • Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (2004), Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2004, Nhà xuất bản Tôn giáo
  • Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (2016), Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2016 (PDF), Nhà xuất bản Tôn giáo, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2019, truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2024