Cá mú nâu

loài cá
(Đổi hướng từ Epinephelus bruneus)

Cá mú nâu hoặc cá song nâu, danh phápEpinephelus bruneus, là một loài cá biển thuộc chi Epinephelus trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1793.

Cá mú nâu
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Epinephelus
Loài (species)E. bruneus
Danh pháp hai phần
Epinephelus bruneus
Bloch, 1793

Phân loại sửa

Epinephelus moara, một danh pháp đồng nghĩa trước đây của E. bruneus, đã được công nhận là một loài hợp lệ vào năm 2013.[2][3]

Từ nguyên sửa

Tính từ định danh trong tiếng Latinh có nghĩa là "nâu", hàm ý đề cập đến màu nâu xám với các đốm nâu sẫm hơn ở loài cá này.[4]

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Từ Hàn QuốcNhật Bản, cá mú nâu được phân bố trải dài về phía nam, dọc theo bờ biển Trung Quốc (gồm cả đảo Hải Nam) đến Việt NamPhilippines, bao gồm cả đảo Đài Loan.[1][5] Ở Việt Nam, cá mú nâu được bắt gặp tại Đà Nẵng, Quảng Nam[6]Bình Định.[7]

Cá mú nâu sống ở vùng biển có nền đáy bùn và trên rạn viền bờ, độ sâu đến ít nhất là 200 m; cá con sống ở vùng nước nông hơn.[8]

Bị đe dọa sửa

Cá mú nâu đang bị đánh bắt quá mức trong khu vực phân bố của chúng, bao gồm cả những con chưa lớn. Sự suy giảm đáng kể của loài này đã được ghi nhận ở Hồng Kông trong hơn 40 năm qua. Việc quản lý nghề cá đối với cá mú nâu còn rất hạn chế, do đó, sự suy giảm dự kiến ​​sẽ tiếp tục gia tăng. Hiện tại, cá mú nâu được xếp vào nhóm Loài sắp nguy cấp.[1]

Mô tả sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá mú nâu là 136 cm, còn trọng lượng lớn nhất được ghi nhận là 38 kg.[8] Cá trưởng thành (chiều dài tiêu chuẩn hơn 40 cm) màu nâu xám sẫm với các chấm màu xám nhạt phủ khắp cơ thể tạo thành các vạch ngang. Có viền trắng ở rìa vây hậu môn và rìa dưới vây đuôi. Cá con màu vàng nâu nhạt, có 6 dải sọc sẫm dọc thân với 3 vạch nâu đậm quanh mắt.

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 17–19; Số vảy đường bên: 64–72.[9]

Sinh học sửa

Thức ăn của cá mú nâu là các loài cá nhỏ hơn và động vật giáp xác.

Thương mại sửa

Ở vịnh Quy Nhơn (Bình Định), cá giống của cá mú nâu được khai thác tự nhiên để nuôi cá thương phẩm. Mùa vụ khai thác cá mú giống thường sau kỳ lũ tiểu mãn (vào tháng 4tháng 5) hoặc mưa dông kéo dài trong tháng 7tháng 8. Thời gian xuất hiện cá mú giống thường rất ngắn, chỉ kéo dài trong khoảng 10 đến 20 ngày.[10]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c To, A.; Amorim, P.; Choat, J.H.; Law, C.; Ma, K.; Myers, R.F.; Rhodes, K.; Sadovy, Y.; Samoilys, M.; Suharti, S. (2018). Epinephelus bruneus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T135381188A100573599. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T135381188A100573599.en. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Liu, M.; Li, J.-L.; Ding, S.-X.; Liu, Z.-Q. (2013). “Epinephelus moara: a valid species of the family Epinephelidae (Pisces: Perciformes)”. Journal of Fish Biology. 82 (5): 1684–1699. doi:10.1111/jfb.12112.
  3. ^ Parenti, Paolo; Randall, John E. (2020). “An annotated checklist of the fishes of the family Serranidae of the world with description of two new related families of fishes”. FishTaxa. 15: 76. ISSN 2458-942X.
  4. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 5)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Epinephelus bruneus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập {{{3}}}. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  6. ^ Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Thị Tường Vi; Trần Thị Hồng Hoa; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh (2016). “Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ cá Mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 16 (4): 405–417. doi:10.15625/1859-3097/16/4/7506.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Võ Văn Quang (2018). “Đa dạng loài họ cá Mú (Serranidae) vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (4A): 101–113.
  8. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Epinephelus bruneus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  9. ^ Phillip C. Heemstra & John E. Randall (1993). “Epinephelus” (PDF). Vol.16. Groupers of the world (Family Serranidae, Subfamily Epinephelinae). Roma: FAO. tr. 119–120. ISBN 92-5-103125-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Võ Văn Quang; Trần Thị Lê Vân; Trần Công Thịnh (2013). “Thành phần loài và hiện trạng khai thác cá mú giống ở vịnh Quy Nhơn, Bình Định” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (3): 241–248.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)