Cá mú chấm trắng

loài cá
(Đổi hướng từ Epinephelus ongus)

Cá mú chấm trắng, danh phápEpinephelus ongus,[2] là một loài cá biển thuộc chi Epinephelus trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790.

Cá mú chấm trắng
Cá đang lớn
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Epinephelus
Loài (species)E. ongus
Danh pháp hai phần
Epinephelus ongus
(Bloch, 1790)
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên sửa

Từ định danh được Latinh hóa từ Ongo, tên thông thường của loài cá này ở Indonesia.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Cá mú chấm trắng có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Dọc theo bờ biển Đông Phi, loài này có phạm vi trải dài về phía đông đến quần đảo MarshallTonga, ngược lên phía bắc đến Nhật Bản, giới hạn phía nam đến MadagascarÚc.[1][4]Việt Nam, cá mú mới chỉ được ghi nhận tại vịnh Nha Trang.[5]

Cá mú chấm trắng sống dọc theo các rạn viền bờ và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 60 m (thường là sâu hơn 20 m trở xuống); cá con sống ở vùng nước nông hơn.[6] Cá mú chấm trắng khá phụ thuộc vào môi trường sống rạn san hô Acropora.[7]

Mô tả sửa

 
Cá trưởng thành

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá mú chấm trắng là 40 cm.[6] Cá có màu nâu với nhiều đốm trắng nhỏ phủ khắp cơ thể và các vây (trừ vây bụng và ngực). Các đốm này trở nên thuôn dài theo chiều ngang theo kích thước, và ở cá trưởng thành, chúng thường nối thành những sọc gợn sóng. Một vài đốm mờ (bằng mắt hoặc lớn hơn) thường đè lên các đốm trắng này. Rìa sau của vây hậu môn, vây lưng và vây đuôi có màu đen. Cá con có chiều dài tiêu chuẩn khoảng 6 cm có thêm đốm trắng trên vây bụng và vây ngực; vây ngực màu vàng.

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 14–16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số vảy đường bên: 48–53.[8]

Sinh học sửa

Thức ăn của cá mú chấm trắng là những loài cá nhỏ hơn và động vật giáp xác.[6]

Okinawa (Nhật Bản), cá mú chấm trắng có thể sống đến 20 năm tuổi,[9] còn như ở bờ đông Úc, chúng sống đến 30 năm tuổi.[1][10] Ước tính, loài này thuần thục sinh dục khi được 3 năm tuổi.[1]

Thời điểm sinh sản của cá mú chấm trắng là từ tháng 4 đến tháng 7.[11]

Thương mại sửa

Cá mú chấm trắng là loài mục tiêu đánh bắt chính ở một vài nơi như quần đảo SolomonOkinawa, cùng một phần khu vực Đông Nam Á.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e Rhodes, K. (2018). Epinephelus ongus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T132804A100553037. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T132804A100553037.en. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Võ Văn Quang (2018). “Đa dạng loài họ cá Mú (Serranidae) vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (4A): 101–113.
  3. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 5)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Serranus ongus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập {{{3}}}. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ Võ Văn Quang, Trần Thị Hồng Hoa, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2015). “Đa dạng thành phần loài và kích thước khai thác của một số loài thuộc họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Khánh Hòa” (PDF). Tạp chí Sinh học. 37 (1): 10–19.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Epinephelus ongus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  7. ^ Nanami, Atsushi; Sato, Taku; Takebe, Takayuki; Teruya, Kazuhisa; Soyano, Kiyoshi (2013). “Microhabitat association in white-streaked grouper Epinephelus ongus: importance of Acropora spp”. Marine Biology. 160 (6): 1511–1517. doi:10.1007/s00227-013-2205-9. ISSN 1432-1793.
  8. ^ Phillip C. Heemstra & John E. Randall (1993). “Epinephelus” (PDF). Vol.16. Groupers of the world (Family Serranidae, Subfamily Epinephelinae). Roma: FAO. tr. 208–209. ISBN 92-5-103125-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Craig, Matthew T. (2007). “Preliminary observations on the life history of the white-streaked grouper, Epinephelus ongus, from Okinawa, Japan” (PDF). Ichthyological Research. 54 (1): 81–84. doi:10.1007/s10228-006-0377-8. ISSN 1616-3915.
  10. ^ Currey, Leanne M.; Simpfendorfer, Colin A.; Williams, Ashley J. (2009). “Resilience of reef fish species on the Great Barrier Reef and in Torres Strait” (PDF). Project Milestone Report: 1–32.
  11. ^ Ohta, Itaru; Ebisawa, Akihiko (2015). “Reproductive biology and spawning aggregation fishing of the white-streaked grouper, Epinephelus ongus, associated with seasonal and lunar cycles” (PDF). Environmental Biology of Fishes. 98 (6): 1555–1570. doi:10.1007/s10641-015-0382-8. ISSN 1573-5133.