Firefox

trình duyệt Web do Quỹ Mozilla phát triển

Firefox, còn được biết đến với cái tên Mozilla Firefox, là một trình duyệt web mã nguồn mở tự do xuất phát từ Gói Ứng dụng Mozilla, do Tập đoàn Mozilla quản lý. Firefox đạt được 25% thị phần trình duyệt web vào tháng 12 năm 2011, khiến nó trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai trên thế giới, sau Internet Explorer.[20][21][22] Trình duyệt này giành được thành công đặc biệt tại ĐứcBa Lan với tỉ lệ sử dụng cao nhất (52%).[23]

Firefox
Phát triển bởi
Phát hành lần đầu23 tháng 9 năm 2002; 21 năm trước (2002-09-23)[1]
Kho mã nguồnhttps://hg.mozilla.org/mozilla-central/
Viết bằngC++, XUL, XBL, JavaScript,[2] CSS[3][4]
EngineGecko, Quantum, SpiderMonkey
Hệ điều hành
Đã bao gồm trongMột số hệ điều hành Unix-like phổ biến
Kích thước
  • Linux, IA-32: 62.8 MB[12]
  • Linux, x64: 61.1 MB[13]
  • macOS: 66.9 MB[14]
  • Windows, IA-32: 44.4 MB[15]
  • Windows, x64: 45.9 MB[16]
Tiêu chuẩnHTML5, CSS3
Ngôn ngữ có sẵn90 ngôn ngữ[17]
Thể loạiTrình duyệt web, Phần mềm miễn phí
Giấy phépGiấy phép Công cộng Mozilla[18][19]
Websitemozilla.org/firefox

Để hiển thị các trang web, Firefox sử dụng bộ máy trình bày Gecko, vốn bao gồm đầy đủ một số tiêu chuẩn web hiện nay cộng thêm một vài tính năng có thể sẽ được chuẩn hóa trong tương lai.

Firefox có các tính năng duyệt web theo thẻ, kiểm tra chính tả, tìm ngay lúc gõ từ khóa, đánh dấu trang trực tiếp (live bookmarking), trình quản lý tải xuống, và một hệ thống tìm kiếm tích hợp sử dụng bộ máy tìm kiếm do người dùng tùy chỉnh. Nhiều chức năng có thể bổ sung vào trình duyệt thông qua tiện ích (add-on) do nhà phát triển thứ ba tạo ra,[24] một số tiện ích thông dụng nhất bao gồm tiện ích tắt JavaScript NoScript, trình tùy biến Tab Mix Plus, thanh công cụ chơi media FoxyTunes, tiện ích chặn quảng cáo Adblock Plus, StumbleUpon (khám phá trang web), Foxmarks Bookmark Synchronizer (đồng bộ hóa trang đánh dấu), trình cải thiện việc tải xuống DownThemAll!, và thanh công cụ Web Developer[25].

Firefox chạy được trên các phiên bản khác nhau của Microsoft Windows, Mac OS X, Linux, và nhiều hệ điều hành Tương tự Unix khác. Phiên bản ổn định mới nhất là bản 3.5, phát hành vào tháng 6 năm 2009.[26] Mã nguồn của Firefox là phần mềm tự do, được phát hành theo một bộ ba giấy phép GPL/LGPL/MPL.[27]

Mozilla là tổ chức phi lợi nhuận (đối với người sử dụng). Nhưng lý do khiến Firefox được liên tục phát triển và quảng cáo rầm rộ là vì Mozilla được Google trả tiền để đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định. Số tiền Mozilla được trả rất lớn, chiếm 85% doanh thu của cả tập đoàn này. Càng nhiều người dùng Firefox thì sẽ có càng nhiều người dùng Google làm công cụ tìm kiếm. Google sẽ thu lại tiền từ các link quảng cáo trong kết quả tìm kiếm. Đây cũng chính là lý do khiến Google là trang chủ của Firefox.[28]

Lịch sử sửa

Dave HyattBlake Ross bắt đầu làm việc với dự án Firefox như là một nhánh thử nghiệm của dự án Mozilla. Họ tin rằng các yêu cầu thương mại từ sự tài trợ của Netscape và việc cần có sự chỉ đạo của nhà phát triển sẽ làm tổn hại đến tính tiện ích của trình duyệt Mozilla.[29] Để đấu tranh với những gì mình thấy khi Mozilla Suite trở thành một đống hỗn độn, họ đã tạo ra một trình duyệt đơn lẻ với ý định thay thế Mozilla Suite. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2003, Tổ chức Mozilla thông báo rằng họ đã lên kế hoạch chuyển sự tập trung từ Mozilla Suite sang Firefox và Thunderbird.[30]

Dự án Firefox đã trải qua nhiều lần đổi tên. Ban đầu có tên là Phoenix, nó đã được đặt tên lại do gặp vấn đề nhãn hiệu thương mại với Phoenix Technologies. Tên thay thế, Firebird, lại gây ra phản ứng mạnh mẽ từ dự án phần mềm cơ sở dữ liệu tự do Firebird.[31][32][33] Đáp lại, Quỹ Mozilla khẳng định rằng trình duyệt sẽ luôn mang tên Mozilla Firebird để tránh gây nhầm lẫn với phần mềm cơ sở dữ liệu đó. Nhưng áp lực liên tục từ cộng đồng phát triển của máy chủ cơ sở dữ liệu đó khiến họ bắt buộc phải đổi tên một lần nữa; vào ngày 9 tháng 2 năm 2004, Mozilla Firebird đã trở thành Mozilla Firefox,[34] thường được gọi là Firefox. Mozilla thích viết tắt Firefox là Fx hoặc fx hơn, mặc dù nó vẫn thường được viết tắt là FF.[35]

Dự án Firefox trải qua nhiều phiên bản trước khi bản 1.0 được phát hành ngày 9 tháng 11 năm 2004. Sau một loạt các bản sửa lỗi bảo mật và ổn định, Quỹ Mozilla phát hành bản cập nhật lớn đầu tiên, Firefox phiên bản 1.5, vào ngày 29 tháng 11 năm 2005. Vào ngày 24 tháng 10 năm 2006, Mozilla phát hành Firefox 2. Phiên bản này bao gồm các cập nhật cho môi trường duyệt web theo thẻ, trình quản lý phần mở rộng, giao diện (GUI), khả năng tìm kiếm và bộ máy cập nhật phần mềm; tính năng khôi phục phiên làm việc; kiểm tra chính tả ngay trong trình duyệt; và tính năng chống lừa đảo trực tuyến được bổ sung nhờ một phần mở rộng của Google,[36][37] và sau này cũng đã được tích hợp vào trong chương trình.[38] Vào tháng 12 năm 2007, Firefox Chat Trực Tuyến[liên kết hỏng] đã được đưa ra. Nó cho phép người dùng hỏi những tình nguyện viên thông qua một hệ thống hỗ trợ bởi Jive Software, bảo đảm cho nhiều giờ hoạt động và khả năng trợ giúp sau đó vài giờ.[39]

Phiên bản 3.0 sửa

Bài viết đầy đủ: Mozilla Firefox 3

Mozilla Firefox 3 được phát hành ngày 16 tháng 6 năm 2008 bởi Tập đoàn Mozilla. Firefox 3 sử dụng phiên bản 1.9 của bộ máy trình bày Mozilla Gecko để hiển thị trang web. Phiên bản mới sửa nhiều lỗi, cải tiến khả năng tương thích chuẩn, và bổ sung các API web mới.[40] Các tính năng mới khác bao gồm trình quản lý tải xuống đã được thiết kế lại, một hệ thống "Địa điểm" mới để lưu trữ các trang đánh dấu và lược sử, và giao diện riêng cho các hệ điều hành khác nhau. Phiên bản hiện tại là Firefox 3.0.5.

Quá trình phát triển kéo dài liên tục từ bản Firefox 3 beta đầu tiên (có tên mã 'Gran Paradiso'[41]) được phát hành từ trước đó vài tháng vào ngày 19 tháng 11 năm 2007,[42] theo sau đó là vài phiên bản beta vào mùa xuân 2008 cho đến bản phát hành cuối cùng vào tháng 6.[43]

Firefox 3 đạt được 15.57% thị phần trình duyệt web vào tháng 11 năm 2008, và đã có hơn 8 triệu lượt tải xuống vào ngày nó được phát hành, tạo ra một Kỉ lục Thế giới Guinness.[44]

Tính năng tương lai sửa

Tính năng chơi tập tin video trong trình duyệt, có mã nguồn mở, đang được dự tính đưa vào Firefox, theo lời Mitchell Baker, cựu Tổng giám đốc của Mozilla. Mục đích là nhằm chơi các tập tin video mà không phải lo gặp trở ngại với các vấn đề về bằng sáng chế đi kèm trong các công nghệ video.[45]

Baker cũng nhắc tới dự án khác của Quỹ Mozilla, đó là tạo ra một phiên bản của Firefox, tên mã Fennec, chạy được trên điện thoại di động, cũng như chiến lược đồng bộ nội dung trên PC với các thiết bị cầm tay di động.[45][46]

Trong khi đó, công nghệ hỗ trợ ứng dụng ngoại tuyến-tương tự như Gears—cũng được xây dựng như là một phần của Firefox. Baker đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, đầu tư nhiều vào web cũng để nhằm đưa nó đến bước tiếp theo, đó là các ứng dụng phải tiếp tục làm việc được ngay cả lúc máy tính không còn kết nối internet.[45]

Lịch sử phiên bản sửa

Tên trình duyệt Phiên bản Gecko Phiên bản Tình trạng hỗ trợ Tên mã phát triển Ngày phát hành
Phoenix 1.2 0.1  N Pescadero ngày 23 tháng 9 năm 2002
0.2  N Santa Cruz ngày 1 tháng 10 năm 2002
0.3  N Lucia ngày 14 tháng 10 năm 2002
1.3 0.4  N Oceano ngày 19 tháng 10 năm 2002
0.5  N Naples ngày 7 tháng 12 năm 2002
Firebird 1.5 0.6  N Glendale ngày 17 tháng 5 năm 2003
0.7  N Indio ngày 15 tháng 10 năm 2003
Firefox 1.6 0.8  N Royal Oak ngày 9 tháng 2 năm 2004
1.7 0.9  N One Tree Hill ngày 15 tháng 6 năm 2004
Firefox 1 1.0  N Phoenix ngày 9 tháng 11 năm 2004
1.0.8  N ngày 13 tháng 4 năm 2006
Firefox 1.5 1.8 1.5  N Deer Park ngày 29 tháng 11 năm 2005
1.5.0.12  N ngày 30 tháng 5 năm 2007
Firefox 2 1.8.1 2.0  N Bon Echo ngày 24 tháng 10 năm 2006
2.0.0.20  N ngày 18 tháng 12 năm 2008
Firefox 3 1.9 3.0[47]  N Gran Paradiso ngày 17 tháng 6 năm 2008
3.0.19  N ngày 30 tháng 3 năm 2010
Firefox 3.5 1.9.1 3.5[48]  N Shiretoko[49] ngày 30 tháng 6 năm 2009
3.5.19  N ngày 28 tháng 4 năm 2011
Firefox 3.6 1.9.2 3.6  Y Namoroka[50] ngày 21 tháng 1 năm 2010
3.6.28  Y ngày 13 tháng 3 năm 2012
Firefox 4 2.0 4.0  N Tumucumaque[51] ngày 22 tháng 3 năm 2011[52]
4.0.1  N ngày 28 tháng 4 năm 2011
Firefox 5 5.0 5.0  N ngày 21 tháng 6 năm 2011[53]
5.0.1  N ngày 11 tháng 7 năm 2011
Firefox 6 6.0 6.0  N ngày 16 tháng 8 năm 2011[54]
6.0.2  N ngày 6 tháng 9 năm 2011[55]
Firefox 7 7.0 7.0  N ngày 27 tháng 9 năm 2011[56]
7.0.1  N ngày 29 tháng 9 năm 2011[57]
Firefox 8 8.0 8.0  N ngày 8 tháng 11 năm 2011[58]
8.0.1  N ngày 21 tháng 11 năm 2011[59]
Firefox 9 9.0 9.0  Y ngày 20 tháng 12 năm 2011[60]
9.0.1  Y ngày 21 tháng 12 năm 2011[61]

Lịch sử biểu trưng sửa

Tính năng sửa

Những người phát triển Firefox chủ trương tạo ra một trình duyệt "chỉ để lướt web"[63] và đem "trải nghiệm duyệt web tốt nhất có thể tới lượng người nhiều nhất có thể."[64]

Người dùng có thể tùy biến Firefox với phần mở rộng và giao diện. Mozilla duy trì một kho tiện ích tại addons.mozilla.org với gần 6500 tiện ích tính tới tháng 12 năm 2008.[24]

Firefox cung cấp một môi trường cho các nhà phát triển web, trong đó họ có thể sử dụng các công cụ có sẵn, ví dụ như bảng kiểm soát lỗi, hoặc DOM Inspector, hoặc các phần mở rộng, ví dụ Firebug.

Quốc tế hóa và Bản địa hóa sửa

Những người đóng góp tự nguyện trên toàn thế giới đã cộng tác với nhau trong việc dịch ngôn ngữ của trình duyệt Firefox ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, cả một số ngôn ngữ rất ít được bản địa hóa, như tiếng Chichewa, nhưng hiện tại vẫn còn một số ngôn ngữ chưa được chuyển ngữ như tiếng Latvia, tiếng Malaysia, tiếng Ả Rập, tiếng Thái, tiếng Hinditiếng Ba Tư. Do sử dụng DTD và tệp .property để sắp xếp các từ, chuỗi được hiển thị trong chương trình, nên ngay cả người dùng không có kiến thức về lập trình cũng có thể dịch ngôn ngữ của Firefox sang ngôn ngữ mẹ đẻ của mình chỉ cần một trình soạn thảo văn bản.

Hiện tại, đã có phiên bản hỗ trợ tiếng Việt[65].

Tiêu chuẩn sửa

Mozilla Firefox tích hợp nhiều tiêu chuẩn web, bao gồm HTML, XML, XHTML, SVG 1.1 (một phần),[66] CSS (dùng với phần mở rộng[67]), ECMAScript (JavaScript), DOM, MathML, DTD, XSLT, XPath, và (ảnh động) PNG với độ trong suốt alpha.[68] Firefox cũng tích hợp nhiều chuẩn tương lai được tạo bởi WHATWG như lưu trữ trên máy khách,[69][70] and canvas element.[71]

Firefox vượt qua phép thử tương-thích-chuẩn Acid2 từ phiên bản 3.0.[72] Giống tất cả các trình duyệt ổn định khác tính đến tháng 12 năm 2008, Firefox 3.0 không vượt qua phép thử Acid3; nó đạt 71/100 điểm và không vẽ được hình ảnh chính xác.

Bảo mật sửa

Firefox sử dụng mô hình bảo mật hộp cát,[73] và hạn chế mã kịch bản truy nhập dữ liệu từ các trang web khác dựa trên chính sách nguồn giống nhau.[74] Nó dùng SSL/TLS để bảo vệ các liên lạc với các máy chủ web bằng chế độ mã hóa mạnh cryptography khi sử dụng giao thức https.[75] Nó cũng cung cấp sự hỗ trợ đối với các ứng dụng web đề sử dụng smartcards cho mục đích xác thực.[76]

Quỹ Mozilla đưa ra chế độ "bug bounty" cho những người khám phá ra các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của Firefox.[77] Các hướng dẫn chính thức cho việc kiểm soát lỗ hổng bảo mật cũng không khuyến khích việc hé lộ trước các thông tin về lỗ hổng, nhằm tránh tạo ra lợi thế cho các tay tin tặc tiềm ẩn.[78]

Bởi vì Firefox có ít lỗ hổng bảo mật chưa vá bị công khai, hơn Internet Explorer (xem So sánh các trình duyệt web), tính năng bảo mật cải tiến thường được ghi nhận là một lý do để chuyển từ Internet Explorer sang Firefox.[79][80][81][82] Thời báo Washington đưa tin rằng mã khai thác lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng chưa được vá trong Internet Explorer tồn tại trong suốt 284 ngày vào năm 2006. Trong khi đó, mã khai thác lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng chưa được vá trong Firefox chỉ tồn tại trong 9 ngày trước khi Mozilla đưa ra bản vá.[83]

Một nghiên cứu năm 2006 của Symantec nói rằng mặc dù Firefox có nhiều lỗ hổng hơn các trình duyệt khác tính đến tháng 9 của năm, những lỗ hổng này vẫn được vá nhanh hơn các trình duyệt khác rất nhiều.[84] Symantec sau đó đã sửa lại tuyên bố của mình, và nói rằng Firefox vẫn có ít lỗ hổng bảo mật hơn Internet Explorer, theo tính toán của những nhà nghiên cứu bảo mật.[85] Vào ngày 10 tháng 12 năm 2008, Firefox 3 chỉ có một lỗ hổng bảo mật chưa được vá theo lời Secunia.[86] Internet Explorer 7 lại có tới 10 lỗ hổng bảo mật chưa vá, trong đó cái nặng nhất được đánh giá là "cực kì nghiêm trọng" bởi Secunia.[87]

Sự chiếm lĩnh thị trường sửa

 
Thị phần trình duyệt web (ngoại trừ IE):[88]
  Firefox
  Safari
  Opera
  Netscape
  Mozilla
  Other

Thị phần sửa

Người dùng web đã chấp nhận Firefox một cách rất nhanh chóng, bất chấp sự có mặt của Internet Explorer trên hầu hết các máy tính Microsoft Windows NT. Internet Explorer bị giảm sút thị phần dần dần kể từ khi Firefox ra mắt. Theo NetApplications, Firefox đạt được 20,78% thị phần trình duyệt web vào tháng 11 năm 2008, khiến nó trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai trên thế giới, sau Internet Explorer.[89]

Tại Châu Âu, theo như một nghiên cứu của XiTi vào tháng 3 năm 2008, tỉ lệ sử dụng Firefox cao hơn, trung bình khoảng 28.8%. Tỉ lệ sử dụng cao nhất là ở Phần Lan (khoảng 45.9% tính đến tháng 3 năm 2008).[90]

Phản hồi chủ yếu sửa

Forbes.com gọi Firefox là trình duyệt tốt nhất trong một bài phê bình vào năm 2004,[91]PC World đặt cho Firefox danh hiệu "Sản phẩm của Năm" vào năm 2005 trên danh sách "100 Sản phẩm Tốt nhất của năm 2005" của họ.[92] Sau các lần phát hành của Firefox 2 và Internet Explorer 7 vào năm 2006, PC World đánh giá cả hai và tuyên bố rằng Firefox vẫn là trình duyệt tốt hơn.[93] Tạp chí Which? đặt cho Firefox danh hiệu trình duyệt web "Best Buy".[94] Vào năm 2008, CNET.com so sánh Safari, Chrome, Firefox, và Internet Explorer trong bài viết "Cuộc chiến của các Trình duyệt", về hiệu năng hoạt động, tính bảo mật, và tính năng, trong đó Firefox lại tiếp tục đoạt danh hiệu cao nhất.[95]

Hiệu năng hoạt động sửa

Vào tháng 12 năm 2005, tờ Internet Week có một bài báo đưa tin rằng nhiều người đọc đã báo về việc sử dụng nhiều bộ nhớ của Firefox 1.5.[96] Các nhà phát triển Mozilla nói rằng việc sử dụng nhiều bộ nhớ của Firefox 1.5 một phần là do tính năng tiến-và-lùi-trang nhanh (FastBack).[97] Các nguyên nhân đã biết khác gồm các phần mở rộng hoạt động sai như Google Toolbar và một số phiên bản cũ của Adblock,[98] hoặc phần bổ trợ, như các phiên bản cũ của Adobe Acrobat Reader.[99] Khi PC Magazine so sánh việc sử dụng bộ nhớ của Firefox, OperaInternet Explorer, họ nhận thấy rằng Firefox sử dụng lượng bộ nhớ tương đương với hai trình duyệt kia.[100]

Sau này, tình hình đã khác. Các cuộc kiểm tra thực hiện bởi PC World và Zimbra cho thấy Firefox 2 sử dụng ít bộ nhớ hơn Internet Explorer 7.[93][101] Firefox 3 thậm chí còn sử dụng ít bộ nhớ hơn Internet Explorer, Opera, Safari, và Firefox 2 trong các cuộc kiểm tra thực hiện bởi Mozilla, CyberNet, và The Browser World.[102][103][104]

Chiến dịch phổ biến Firefox sửa

Để biết thêm chi tiết xem: Sự phổ biến Firefox

Sự chấp nhận nhanh chóng Firefox của người dùng trong thời gian vừa qua một phần cũng do một loạt các chiết dịch quảng cáo tiếp thị từ năm 2004. Ví dụ Blake RossAsa Dotzler tổ chức một loạt các sự kiện lấy tên là tuần lễ tiếp thị.

Ngày 14 tháng 9 năm 2004 một cổng tiếp thị được thành lập lấy tên Spread Firefox (SFX), cổng này tạo ra một môi trường tập trung để thảo luận rất nhiều kỹ thuật tiếp thị. Cổng này tăng cường nút "tải về Firefox" (Get Firefox), cung cấp cho người dùng thêm một điểm tham khảo, khuyến khích người dùng tải về Firefox để dùng thử. Trang web lập một danh sách 250 người tải về chương trình gần thời điểm thống kê nhất. Từng giây từng phút, nhóm SFX hoặc thành viên của nhóm cập nhật các tất cả các sự kiện tại trang web Spread Firefox.

Firefox di động sửa

Firefox di động là một sản phẩm đóng gói lại của Firefox, được thiết kế để chạy trên ổ đĩa USB, iPod, ổ đĩa cứng ngoài hoặc các thiết bị di động khác. Nó ra đời trong luồng MozillaZine vào tháng 6 năm 2004. John T. Haller phát hành phiên bản đóng gói đầu tiên và dẫn dắt nó phát triển xa hơn. Nó bao gồm công cụ thực thi đặc biệt có khả năng mở rộng và theme để có thể hoạt động trên các máy tính khác nhau.

Cũng có một phiên bản di động của Firefox khác có thể chạy trên máy Mac. [1]

Haller đã bắt đầu phát triển công việc trên Portable Firefox Live, mà có thể chạy trên CD-R hoặc các thiết bị chỉ đọc khác. Rất nhiều ứng dụng đã sẵn sàng sử dụng Portable Firefox Live để gửi trình duyệt và nội dung dựa trên HTML từ đĩa CD.

Phiên bản Firefox đầy đủ đã được xây dựng và chạy trên Sharp Zaurus dựa trên Linux trên nền PDA dưới môi trường PdaxROM.

Câu trả lời cho sự cạnh tranh sửa

Mặc dù sự xuất hiện của Firefox đã làm giảm thị phần của Internet Explorer nhưng Steve Vamos, người đứng đầu của Microsoft tại Úc, vẫn tuyên bố là không xem Firefox như là một sự đe dọa đối với trình duyệt Internet Explorer, sẽ không có điều gì quan trọng đòi hỏi người dùng Microsoft về các chức năng của Firefox. Vamos thú nhận rằng anh ta chưa bao giờ sử dụng Firefox trong công việc của mình.[105] Tuy nhiên Bill Gates lại nói rằng ông đã sử dụng Firefox, nhưng ông cho rằng "có nhiều phần mềm được tải về nhưng liệu người dùng có thực sự dùng phần mềm họ đã tải về?"[106]

Tuy nhiên, Microsoft SEC Filing, vào ngày 30 tháng 6 năm 2006, thừa nhận trình duyệt Mozilla thực sự là một đe dọa đối với trình duyệt Internet Explorer: "Đối thủ như Mozilla cung cấp phần mềm cạnh tranh với Internet Explorer - trình duyệt có sẵn trong sản phẩm hệ điều hành của chúng tôi"[107]

Giải thưởng sửa

Mozilla Firefox đã được trao một số giải thưởng bởi nhiều tổ chức khác nhau. Những giải thưởng này bao gồm:

  • CNET Editors' Choice, tháng 6 năm 2008[108]
  • Webware 100 winner, tháng 4 năm 2008[109]
  • Webware 100 winner, tháng 6 năm 2007[110]
  • PC World 100 Best Products of 2007, tháng 5 năm 2007[111]
  • PC Magazine Editors' Choice, tháng 10 năm 2006[112]
  • CNET Editors' Choice, tháng 10 năm 2006[113]
  • PC World's 100 Best Products of 2006, tháng 7 năm 2006[114]
  • PC Magazine Technical Excellence Award, Software and Development Tools category, tháng 1 năm 2006[115]
  • PC Magazine Best of the Year Award, 27 tháng 12 năm 2005[116]
  • PC Pro Real World Award (Mozilla Foundation), 8 tháng 12 năm 2005[117]
  • CNET Editors' Choice, tháng 11 năm 2005[118]
  • UK Usability Professionals' Association Award Best Software Application 2005, tháng 11 năm 2005[119]
  • Macworld Editor's Choice with a 4.5 Mice Rating, tháng 11 năm 2005[120]
  • Softpedia User’s Choice Award, tháng 9 năm 2005[121]
  • TUX 2005 Readers' Choice Award, tháng 9 năm 2005[122]
  • PC World Product of the Year, tháng 6 năm 2005[123]
  • Forbes Best of the Web, tháng 5 năm 2005[124]
  • PC Magazine Editor’s Choice Award, tháng 5 năm 2005[125]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Gilbertson, Scott (ngày 24 tháng 9 năm 2012). “Happy Birthday, Firefox: The Little Web Browser That Could Turns 10”. Wired. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2019.
  2. ^ Các trình bổ sung Firefox được viết bằng JavaScript.
  3. ^ Firefox sử dụng bảng định kiểu "html.css" cho các kiểu phân giải mặc định.
  4. ^ Trình bổ sung Firefox, những người sành điệu lợi sụng CSS của Firefox để thay đổi giao diện Firefox.
  5. ^ “FreeBSD ports”. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ “OpenBSD ports”. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018.
  7. ^ “NetBSD pkgsrc”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ “OpenIndiana Wiki”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ “Joyent's pkgsrc for Illumos”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ “Open Source software in Solaris, Github”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  11. ^ “Firefox ESR builds for Solaris”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  12. ^ “Latest Firefox Linux installer”. Mozilla. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  13. ^ “Latest Firefox Linux 64-bit installer”. Mozilla. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ “Latest Firefox OS X installer”. Mozilla. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  15. ^ “Latest Firefox Windows installer”. Mozilla. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  16. ^ “Latest Firefox Windows 64-bit installer”. Mozilla. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ “Mozilla Firefox release files”. Mozilla. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2019.
  18. ^ “Mozilla”. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
  19. ^ Mozilla Licensing Policies, mozilla.org, lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2013, truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2012
  20. ^ “Web Browser Market Share Trends”. W3Counter. Awio Web Services LLC. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  21. ^ “Top 5 Browsers”. StatCounter Global Stats. StatCounter. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2011.
  22. ^ “Web browsers (Global marketshare)”. Clicky. Roxr Software Ltd. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2011.
  23. ^ “Top 5 Browsers in Germany”. StatCounter Global Stats. StatCounter. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  24. ^ a b addons.mozilla.org Browse all Extensions page[liên kết hỏng]
  25. ^ Most popular Firefox Add Ons[liên kết hỏng]. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2007
  26. ^ “Mozilla Firefox 3.0.5 Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2008.
  27. ^ Mozilla Foundation. “Mozilla Code Licensing”. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2007.
  28. ^ Mozilla Extends Lucrative Deal With Google For 3 Years
  29. ^ Goodger, Ben (ngày 6 tháng 2 năm 2006). “Where Did Firefox Come From?”. Inside Firefox. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  30. ^ Brendan Eich & David Hyatt (ngày 2 tháng 4 năm 2003). “mozilla development roadmap”. Mozilla. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  31. ^ “Mozilla browser becomes Firebird”. IBPhoenix.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2007.
  32. ^ Dahdah, Howard (ngày 17 tháng 4 năm 2003). “Mozilla 'dirty deed' brings out a Firey response”. LinuxWorld.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2007. "This must be one of the dirtiest deeds I've seen in open source so far," said Helen Borrie, a Firebird project administrator and documenter.
  33. ^ Festa, Paul (ngày 6 tháng 5 năm 2003). “Mozilla's Firebird gets wings clipped”. CNET.com. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2007.
  34. ^ Festa, Paul (9 tháng 2 năm 2004). “Mozilla holds 'fire' in naming fight”. CNET News.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  35. ^ “Firefox 1.5 Release Notes”. mozilla.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  36. ^ “Google Safe Browsing for Firefox”. Google.com. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007.
  37. ^ Mozilla.org wiki contributors. “Phishing Protection Design Documentation - Background”. Mozilla.org wiki. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  38. ^ “Mozilla Firefox 2 Release Notes”. Mozilla Corporation. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2006.
  39. ^ Firefox Support Blog » Blog Archive » Firefox Live Chat launching today
  40. ^ “Firefox 3 for developers”. Mozilla Developer Center. ngày 17 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2007.
  41. ^ Vukicevic, Vladimir (2 tháng 6 năm 2006). “Gecko 1.9/Firefox 3 ("Gran Paradiso") Planning Meeting, Wednesday Jun 7, 11:00 am”. Google Groups: mozilla.dev.planning. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2006.
  42. ^ Mike Beltzner. “Firefox 3 Beta 1 now available for download”. Mozilla Developer News.
  43. ^ Mike Beltzner. “Firefox 3 Beta 2 now available for download”. Mozilla Developer News. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2007.
  44. ^ “Market share for browsers, operating systems and search engines”. Net Applications. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008.
  45. ^ a b c Dan Warne (ngày 7 tháng 5 năm 2007). “Firefox to go head-to-head with Flash and Silverlight”. APC Magazine. ACP Magazines Ltd. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2008.
  46. ^ “Mobile/FennecVision”. ngày 10 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  47. ^ “Coming Tuesday, June 17: Firefox 3”. Mozilla Developer News.
  48. ^ “Firefox 3.1 targeted for year's end”. Mozilla Links. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.
  49. ^ “Firefox3.5”. Mozilla Wiki. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.
  50. ^ “Firefox/Namoroka”. Mozilla Wiki. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  51. ^ “Tumucumaque Park”. Mozilla. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2010.
  52. ^ “Mozilla Firefox 4 RC 2 Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
  53. ^ “Mozilla Firefox 5 Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2011.
  54. ^ “Mozilla Firefox 6 Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2011.
  55. ^ “Mozilla Firefox 6.0.2 Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2011.
  56. ^ “Mozilla Firefox 7 Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2011.
  57. ^ “Mozilla Firefox Release Notes”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  58. ^ “Mozilla Firefox 8 Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
  59. ^ “Mozilla Firefox Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.
  60. ^ “Mozilla Firefox Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011.
  61. ^ “Mozilla Firefox Release Notes”. Mozilla. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
  62. ^ Martell, Sean (ngày 27 tháng 6 năm 2013). “(Re)building a simplified Firefox logo”. Reticulating Splines. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  63. ^ Ross, Blake (ngày 22 tháng 1 năm 2005). “The Firefox religion”. Blakeross.com (Blake Ross' weblog). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  64. ^ Goodger, Ben (ngày 28 tháng 11 năm 2004). “Mozilla Firefox Development Charter”. mozilla.org. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  65. ^ http://vi.mozdev.org/drupal/page/Firefox-35-ti%E1%BA%BFng-Vi%E1%BB%87t-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%A9c-ph%C3%A1t-h%C3%A0nh-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn Lưu trữ 2009-12-26 tại Wayback Machine Trang tin của cộng đồng Mozilla Việt Nam
  66. ^ “SVG in Firefox”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2007.
  67. ^ “CSS Reference:Mozilla Extensions - MDC”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2009.
  68. ^ Mozilla Developer Center contributors (ngày 21 tháng 1 năm 2007). “Which open standards is the Gecko development project working to support, and to what extent does it support them?”. Gecko FAQ. mozilla developer center. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  69. ^ “WHATWG specification - Web Applications 1.0 - Working Draft. Client-side session and persistent storage”. WHATWG.org. ngày 7 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2007.
  70. ^ Mozilla Developer Center contributors (ngày 30 tháng 9 năm 2007). “DOM:Storage”. Mozilla Developer Center. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2007.
  71. ^ Dumbill, Edd (ngày 6 tháng 12 năm 2005). “The future of HTML, Part 1: WHATWG”. IBM. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  72. ^ Fulton, Scott (ngày 20 tháng 12 năm 2007). “Latest Firefox beta passes Acid2 test, IE8 claims to pass also”. Betanews.com. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2007.
  73. ^ Arun Ranganathan & Netscape Communications (ngày 11 tháng 11 năm 2002). “Bypassing Security Restrictions and Signing Code”. mozilla developer center. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  74. ^ “The Same Origin Policy”. mozilla.org. ngày 8 tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2007.
  75. ^ “Privacy & Security Preferences - SSL”. mozilla.org. ngày 31 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  76. ^ Developer documentation Lưu trữ 2008-12-04 tại Wayback Machine on using PKCS#11 modules (primarily smart cards) for cryptographic purposes
  77. ^ “Mozilla Security Bug Bounty Program”. mozilla.org. ngày 3 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2007.
  78. ^ “Handling Mozilla Security Bugs”. mozilla.org. ngày 11 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  79. ^ Mossberg, Walter S. (ngày 16 tháng 9 năm 2004). “How to Protect Yourself From Vandals, Viruses If You Use Windows” (PDF). Wall Street Journal. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2006. I suggest dumping Microsoft's Internet Explorer Web browser, which has a history of security breaches. I recommend instead Mozilla Firefox, which is free at www.mozilla.org. It's not only more secure but also more modern and advanced, with tabbed browsing, which allows multiple pages to be open on one screen, and a better pop-up ad blocker than the belated one Microsoft recently added to IE.
  80. ^ Granneman, Scott (ngày 17 tháng 6 năm 2004). “Time to Dump Internet Explorer”. SecurityFocus. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  81. ^ Dan Costa & Scott Vamosi (ngày 24 tháng 3 năm 2005). “CNET editors' review”. CNET Reviews. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  82. ^ Boutin, Paul (ngày 30 tháng 6 năm 2004). “Are the Browser Wars Back?”. Slate. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  83. ^ Krebs, Brian (ngày 4 tháng 1 năm 2007). “Internet Explorer Unsafe for 284 Days in 2006”. washingtonpost.com. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  84. ^ Keizer, Gregg (ngày 25 tháng 9 năm 2006). “Firefox Sports More Bugs, But IE Takes 9 Times Longer To Patch”. TechWeb.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  85. ^ McMillan, Robert (ngày 7 tháng 3 năm 2006). “Symantec adjusts browser bug count”. InfoWorld. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  86. ^ “Vulnerability Report: Mozilla Firefox 3.x”. Secunia. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2008.
  87. ^ “Vulnerability Report: Microsoft Internet Explorer 7.x”. Secunia. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2008.
  88. ^ Market share for browsers, operating systems and search engines
  89. ^ “Top Browser Market Share for November, 2008”. Net Applications. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2008.
  90. ^ “Relaunch of Mozilla Firefox's visit share in the European countries at the end of 2007”. XiTi.com. 2008-01-29. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  91. ^ Hesseldahl, Arik (ngày 29 tháng 9 năm 2004). “Better Browser Now The Best”. Forbes. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2006.
  92. ^ PC World editors (ngày 1 tháng 6 năm 2005). “The 100 Best Products of 2005”. PC World. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  93. ^ a b Larkin, Erik (ngày 24 tháng 10 năm 2006). “Radically New IE 7 or Updated Mozilla Firefox 2—Which Browser Is Better?”. PC World. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2007.
  94. ^ “Mozilla Firefox 2 (PC)”. Which?. 24 tháng 10 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2007.
  95. ^ “HTC Touch Diamond vs. Samsung Omnia”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.[liên kết hỏng]
  96. ^ Finnie, Scot (8 tháng 12 năm 2005). “Firefox 1.5: Not Ready For Prime Time?”. InternetWeek. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  97. ^ Ben Goodger (ngày 14 tháng 2 năm 2006). “About the Firefox "memory leak". Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2007.
  98. ^ MozillaZine Knowledge Base contributors (19 tháng 1 năm 2007). “Problematic Extensions”. MozillaZine Knowledge Base. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  99. ^ MozillaZine Knowledge Base contributors (17 tháng 1 năm 2007). “Adobe Reader”. MozillaZine Knowledge Base. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  100. ^ Muchmore, Michael W. (ngày 19 tháng 7 năm 2006). “Which New Browser Is Best: Firefox 2, Internet Explorer 7, or Opera 9?”. PC Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  101. ^ Dargahi, Ross (19 tháng 10 năm 2006). “IE 7 vs IE 6”. Zimbra. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  102. ^ Ryan Paul (ngày 17 tháng 3 năm 2008). “Firefox 3 goes on a diet, eats less memory than IE and Opera”. Ars Technica. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2008.
  103. ^ “Browser Performance Comparisons”. CyberNet. ngày 26 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2008.
  104. ^ “Firefox 3.0 Beta 4 Vs Opera 9.50 Beta Vs Safari 3.1 Beta: Multiple Sites Opening Test”. The Browser World. ngày 29 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2008.
  105. ^ Microsoft: Firefox does not threaten IE's market share Lưu trữ 2006-07-09 tại Wayback Machine. ZDNet.
  106. ^ The assault on software giant Microsoft. BBC News.
  107. ^ Firefox a threat. MozillaZine.
  108. ^ “Firefox 3 Browser reviews - CNET Reviews”. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
  109. ^ “Webware 100 Award Winner Firefox”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2008.
  110. ^ “Webware 100 Award Winner Firefox”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  111. ^ “The 100 Best Products of 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  112. ^ “Firefox 2.0 Review”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  113. ^ “Firefox 2 CNET Editor's Review”. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  114. ^ “The 100 Best Products of 2006”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  115. ^ “Mozilla Firefox & Altiris SVS”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  116. ^ “Best of the Year, Software: Home, Firefox”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  117. ^ “PC Pro Awards 2005 - the winners”. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  118. ^ “Firefox 1.5, CNET editors' review”. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  119. ^ “First UK UPA Awards commend Firefox, Flickr, Google, Apple, John Lewis and BA”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  120. ^ “Web browser roundup”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  121. ^ “Firefox Receives Softpedia User's Choice Award”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  122. ^ “UX 2005 Readers' Choice Award Winners Announced”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  123. ^ “The 100 Best Products of 2005”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  124. ^ “Best of the Web, BOW Directory, Look It Up, Web Browsers, Firefox”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  125. ^ “Firefox 1.0.3”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.

Sách sửa

Liên kết ngoài sửa