Hán hóa

Đồng hoá vào văn hoá Trung Quốc của người Hán

Hán hóa (chữ Anh: Sinicization hoặc sinofication, sinification, sinonization; tiếp đầu ngữ sino-, nghĩa là “thuộc về Trung Quốc”), hoặc gọi Trung Quốc hoá, là quá trình mà trong đó các xã hội hoặc cộng đồng không thuộc người Hoa (người Trung Quốc) dần dần tiếp nhận, thích nghi hoặc bị đồng hoá vào nền văn hoá Trung Hoa—đặc biệt là về phương diện ngôn ngữ, chuẩn mực xã hội, tập quán văn hoá và căn tính dân tộc của người Hán, vốn là nhóm sắc tộc chiếm đa số ở Trung Quốc.

Hán hóa
Tên tiếng Trung
Phồn thể漢化
Giản thể汉化
Bính âm Hán ngữhànhuà
Nghĩa đenHan-ization
Tên tiếng Trung thay thế
Phồn thể中國化
Giản thể中国化
Bính âm Hán ngữzhōngguóhuà
Nghĩa đenChina-ization
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữHán hoá
Trung Quốc hoá
Chữ Hán漢化
中國化
Nghĩa đenHan-ization
Chinese-ization
Tên tiếng Nhật
Hiraganaちゅうごくか
Kyūjitai中國化
Shinjitai中国化

Do dân tộc chủ thể của Trung Quốc là người Hán, nên văn hoá Trung Hoa hay văn hoá Trung Quốc thường được đồng nhất với văn hoá người Hán. Vì nguyên do đó, "Hán hoá" thường được dùng như một cách gọi khác của "Trung Quốc hoá", đặc biệt trong bối cảnh văn hoá.

Phạm vi ảnh hưởng của quá trình Hán hoá rất rộng, bao gồm các lĩnh vực như: ẩm thực, chữ viết, công nghiệp, giáo dục, ngôn ngữ và từ vựng, pháp luật, phong cách kiến trúc, chính trị, triết học, tôn giáo, khoa học và công nghệ, hệ giá trị quan, cũng như hình thái sinh hoạt. Có thể nói, "thấm lâu hoá quen", Hán hoá không chỉ là sự lan toả văn hoá mà còn là quá trình định hình căn tính và hành vi xã hội một cách sâu sắc.

Thuật ngữ “Hán hoá” cũng thường được dùng để chỉ những chính sách hay tiến trình biến dung văn hoá hoặc đồng hoá văn hoá có nguồn gốc từ Trung Quốc đối với các xã hội láng giềng ở Đông Á, hoặc đối với các dân tộc thiểu số sinh sống trong lãnh thổ Trung Quốc. Bằng chứng rõ rệt của tiến trình này có thể thấy trong lịch sử của các quốc gia như Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam, đặc biệt qua việc tiếp nhận hệ thống chữ viết Hán – một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự gắn kết trong Vùng văn hoá chữ Hán và là phương tiện chủ lực để truyền bá văn hoá Trung Hoa sang các nước châu Á khác.

Khi xét trong nội bộ Trung Quốc, khái niệm “Trung Quốc hoá” lại thường dùng để miêu tả sự bản địa hoá của các yếu tố có nguồn gốc ngoại lai—bao gồm tư tưởng, tôn giáo, chế độ, quan niệm và các thực hành văn hoá khác—khi chúng được du nhập vào Trung Quốc, chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc, dần biến đổi theo hướng bản địa hoá. Ví dụ điển hình là các cụm từ như: “Trung Quốc hoá Phật giáo”, “Trung Quốc hoá Cơ Đốc giáo”, “Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác” (en), hay “Trung Quốc hoá Tâm lí học”. Những thuật ngữ đó phản ánh một quá trình "nhập gia tuỳ tục", trong đó các yếu tố ngoại lai được chỉnh sửa, thích nghi để phù hợp với bối cảnh Trung Quốc, cả về ngôn ngữ lẫn tư tưởng.

Từ sau năm 1949, khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và trở thành đại diện chính trị chính thức của Trung Quốc trên trường quốc tế, khái niệm “Trung Quốc hoá” trong nhiều trường hợp còn mang hàm ý chính trị, và thường được hiểu đồng nghĩa với “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hoá” (PRC-ization). Cách hiểu này đặc biệt rõ rệt trong các thảo luận về chính sách văn hoá, dân tộc, tôn giáo hoặc tư tưởng dưới sự lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc hiện đại.

Trong thời hiện đại, thuật ngữ “Hán hoá” đôi khi được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn, để chỉ những chính sách cụ thể của chính phủ Trung Quốc đối với các dân tộc thiểu số, cũng như các nỗ lực nhằm thúc đẩy cái gọi là “đại đoàn kết dân tộc Trung Hoa”. Những chính sách này thường gây tranh cãi vì bị cho là nhằm xoá nhoà bản sắc riêng biệt của các nhóm dân cư không thuộc người Hán.[1]

Lịch sử Hán hoá

sửa

Trong dòng chảy lịch sử, quá trình “Hán hoá” (hay Trung Quốc hoá) đã diễn ra xuyên suốt các triều đại, thể hiện sự tiếp biếnđồng hoá sâu rộng giữa người Hán với các dân tộc khác trong và ngoài biên cương Trung Quốc.

Quá trình Hán hoá ở các khu vực

sửa

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

sửa

Sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ trương đẩy mạnh Xô-viết hoá, mô phỏng thể chế chính trịhệ tư tưởng của Liên Xô. Văn hoá Trung Quốc truyền thống, vốn gắn với mô hình phong kiến lâu đời, bị coi là tàn dư của chế độ cũ, cần phải cải tạo và loại bỏ. Chủ nghĩa Marx–Lenin, một học thuyết du nhập từ châu Âu, đã được dùng để thay thế cho nền tảng văn hoá Nho gia cổ xưa.

Về mặt lí luận, chính quyền Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không xem đó là sự Tây hoá toàn diện (en), mà là một nỗ lực cải tạo Trung Quốc cũ để kiến thiết một Trung Quốc mới. Theo đó, “Trung Quốc hoá” trong bối cảnh hiện đại thường đồng nghĩa với “Tân Trung Quốc hoá”, tức là sự hội nhập các yếu tố của ý thức hệ cộng sản chính thống do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, nhằm kiến tạo một bản sắc văn hoá mới theo định hướng nhà nước.

Tại các khu vực như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và một số vùng dân tộc thiểu số khác, chính quyền Trung Quốc cũng áp dụng các biện pháp như “tái giáo dục”, hoặc khuyến khích di dân quy mô lớn từ các tỉnh nội địa, nhằm tuyệt diệt văn hoá cư dân bản địa và thúc đẩy quá trình Trung Quốc hoá về ngôn ngữ, văn hoánhân khẩu học.

Từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012 tại Đại hội XVIII, ông đã đẩy mạnh chính sách Trung Quốc hoá tôn giáo, đặc biệt là với các tôn giáo có nguồn gốc phương Tây như Tin LànhCông giáo La Mã, nhằm đạt được mục tiêu là Trung Quốc hoá Cơ Đốc giáo. Tại Hội nghị công tác mặt trận thống nhất trung ương diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng 5 năm 2015 tại Bắc Kinh, ông Tập đã chính thức công bố định hướng Trung Quốc hoá tôn giáo.[2]

Đến năm 2018, khi Luật Quản lí các vấn đề tôn giáo mới do Tập Cận Bình đề xuất có hiệu lực, chính sách Trung Quốc hoá tôn giáo càng được đẩy mạnh và triển khai sâu rộng.[3]

Hồng Kông và Ma Cao

sửa

Năm 1997, Hồng Kông và sau đó là Ma Cao được chính thức chuyển giao cho Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, trở thành các khu hành chính đặc biệt theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Dù Bắc Kinh từng cam kết duy trì quyền tự trị và thể chế riêng biệt trong 50 năm, nhưng thực tế, chính phủ Trung Quốc đã thông qua nhiều biện pháp như di dân, cải cách giáo dụctruyền thông để tăng cường ảnh hưởng và đẩy nhanh quá trình Trung Quốc hoá tại hai vùng lãnh thổ này.[4]

Các học giả đại học ở Hồng Kông từng nhận xét rằng, trong thời kì thuộc địa Anh, chính quyền Anh không ép buộc người Hồng Kông phải thần phục hay trung thành tuyệt đối với Nữ hoàng Anh, ngược lại, từ sau năm 1997, chính quyền Trung Quốc lại tích cực tuyên truyền khẩu hiệu “yêu nước yêu Hồng Kông”, và từng bước áp đặt ý thức hệ thống trị của Trung Quốc lên đời sống văn hoá – xã hội. Điều này khiến nhiều người dân Hồng Kông cho rằng họ đang phải chịu một cuộc “tái thực dân hoá” từ Trung Quốc.[5]

Sau khi Luật Bảo vệ An ninh Quốc gia được ban hành tại Hồng Kông, quá trình Trung Quốc hoá càng được đẩy mạnh, thông qua kiểm soát truyền thông, tái cơ cấu hệ thống giáo dục, và thay đổi chính sách nhập cư.[6] Tình hình này đã gây ra sự bất mãn sâu sắc trong lòng dân cư, dẫn đến các mâu thuẫn Trung Quốc đại lục – Hồng Kông, phong trào bản địa Hồng Kông (en) và các cuộc biểu tình phản kháng liên tiếp.

Tân Cương

sửa

Từ năm 1934 đến 1937, khu vực phía nam Tân Cương từng nằm dưới sự kiểm soát của Sư đoàn 36 Hồi giáo (en) thuộc Quân Cách mệnh Quốc dân. Chính quyền này mang tính thực dân, khi áp đặt mô hình quản trị từ bên ngoài: thuê đầu bếp người Hán, xây dựng nhà tắm theo kiểu Trung Hoa,[7] đổi toàn bộ tên đường phố và bảng hiệu vốn chỉ có tiếng Uyghur sang tiếng Hán, và thậm chí thay đổi mẫu hoa văn thảm truyền thống của người Uyghur trong các xưởng thảm quốc doanh thành mẫu của người Hán.[8]

Trong thời kì hiện đại, chính quyền Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách Trung Quốc hoá mạnh tay, đặc biệt là dưới thời Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất là việc áp đặt hệ thống giám sát nghiêm ngặt và giam giữ hàng loạt người Uyghur trong các trại cải huấn tại Tân Cương.[9] Từ năm 2015, ước tính có hơn một triệu người Uyghur đã bị đưa vào các trại này, với mục tiêu chính là cưỡng ép tuân thủ ý thức hệ quốc gia.[10][11][12][13]

Nhiều nhà phê bình và tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên án cách đối xử này, cho rằng chính sách Trung Quốc hoá ở Tân Cương chính là một dạng tuyệt diệt văn hoá hay tuyệt diệt sắc tộc, nhằm xoá bỏ căn tính sắc tộc Uyghur và hoà tan họ vào khối dân tộc Hán thông qua đồng hoá cưỡng bức.[14][15][16][17] Người xưa có câu: “Thay tên đổi họ là bước đầu thay máu đổi hồn”, và đó dường như là điều đang xảy ra tại vùng đất này.

Đài Loan

sửa

Sau khi Trung Hoa Dân Quốc tiếp nhận Đài Loan từ Đế quốc Nhật Bản vào năm 1945 và chính thức di dời thủ đô về Đài Bắc năm 1949, Tưởng Giới Thạch ôm ấp hoài bão phản công đại lục, giành lại quyền kiểm soát Trung Hoa từ tay Đảng Cộng sản. Để thực hiện ý đồ này, ông tin rằng cần phải tái Trung Quốc hoá người Đài Loan, những người đã trải qua gần 50 năm đồng hoá văn hoá Nhật Bản. Chính sách này bao gồm các hành động cụ thể như: đổi tên đường phố có gốc Nhật thành tên địa danh ở Trung Quốc đại lục, áp dụng phổ cập tiếng Quan thoại trong hệ thống giáo dục, trừng phạt việc sử dụng các ngôn ngữ địa phương như tiếng Hakka hay tiếng Hokkien, và giáo dục lòng trung thành với đạo đức truyền thống Trung Hoa, phát triển chủ nghĩa dân tộc toàn Trung Quốc, khuyến khích người Đài Loan nhìn nhận bản thân trong tư cách là người Trung Quốc.[18][19] Ngoài ra, mục tiêu còn nhằm xoá bỏ ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Nhật Bản còn sót lại, đồng thời tạo sự hoà hợp giữa cư dân bản địa Đài Loan với làn sóng người nhập cư từ đại lục, vốn theo Quốc dân Đảng sang Đài Loan sau năm 1949. Trong cộng đồng nhập cư này, lòng trung thành thường gắn với quê hương tỉnh lẻ hơn là với quốc gia, và việc thúc đẩy bản sắc Trung Hoa được xem là liều thuốc gắn kết quốc gia.[20]

Tuy nhiên, kể từ thập niên 1980, tại Đài Loan đã xuất hiện phản ứng ngược chiều – được gọi là “phi Trung Quốc hoá” (en) – đặc biệt trong các phong trào độc lập Đài Loan và bản địa hóa văn hoá (en). Người Đài Loan bắt đầu xác lập lại bản sắc riêng, xem mình là một cộng đồng chính trị – văn hoá biệt lập so với Trung Quốc đại lục.

Tây Tạng

sửa

Quá trình Trung Quốc hoá Tây Tạng là việc chính quyền Trung Quốc tìm cách chuyển đổi xã hội Tây Tạng sang chuẩn mực của người Hán, thông qua hàng loạt biện pháp: tuyên truyền chính trị, hiện diện cảnh sát, áp lực đồng hoá văn hoá, đàn áp tôn giáo, di dân từ nội địa, chuyển nhượng đất đai, phát triển kinh tế và cải cách thể chế.[21][22][23][24]

Theo Văn phòng Tây Tạng tại Hoa Kỳ, quá trình đó đã được tiến hành từ năm 1951, sau khi Trung Quốc thiết lập lại quyền kiểm soát vùng đất này.[25] Các nguồn tin dẫn từ Đài Á Châu Tự Do cho biết rằng, trong Tây Tạng ngày nay, các lễ hội truyền thống đã bị biến tướng thành sân khấu tuyên truyền chính trị, nơi mà công chức và người nghỉ hưu bị cấm tham gia sinh hoạt tôn giáo, còn học sinh trong các trường Tây Tạng không được phép đến thăm các tăng viện.[26]

Một xã hội từng được mệnh danh là "vùng đất của Phật pháp và tuyết trắng", nơi tâm linh ngự trị trên đời sống vật chất, nay đang dần bị biến thành “sân sau văn hoá” của nhà nước Trung Quốc. Việc đồng hoá tôn giáobản sắc dân tộc không chỉ là sự can thiệp về hình thức, mà còn là sự xâm lăng thầm lặng của linh hồn một dân tộc – điều mà nhiều người ví như “giết người không dao, huỷ văn hoá không tiếng súng”.

Quá trình Trung Quốc hoá tôn giáo

sửa

Vào tháng 4 năm 2016, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng: “Để tích cực dẫn dắt tôn giáo thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa, một nhiệm vụ trọng yếu là hỗ trợ các tôn giáo Trung Quốc kiên trì đi theo phương hướng Trung Quốc hoá.”[27][28] Ông tiếp tục tái khẳng định định hướng này tại Đại hội Đảng lần thứ 19, nói rằng: “Chúng ta sẽ triệt để thực hiện chính sách cơ bản của Đảng về công tác tôn giáo, kiên quyết Trung Quốc hoá các tôn giáo tại Trung Quốc, và chủ động định hướng để tôn giáochủ nghĩa xã hội cùng tồn tại.”[27][29]

Tin Lành

sửa
 
Hội Thánh Tin Lành Hải Điến, bên trong khuôn viên đặt bảng tuyên truyền "Giá trị quan cốt lõi của chủ nghĩa xã hội".

Phong trào Ái quốc Tam Tự – tổ chức Tin Lành chính thức được chính quyền công nhận tại Trung Quốc – từng mô tả các phong trào như Nghĩa Hoà Đoàn và phong trào chống Cơ Đốc giáo giai đoạn 1922–1927 như là những nỗ lực sớm nhằm Trung Quốc hoá Tin Lành.[30]

Vào ngày 4–6 tháng 8 năm 2014, Hội Thánh Tam Tự cùng với Hiệp hội Tin Lành Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị tại Thượng Hải để kỉ niệm thành lập Hội Thánh Tam Tự. Trong khuôn khổ hội nghị, chủ đề Trung Quốc hoá Tin Lành được đặc biệt nhấn mạnh. Chủ tịch Hội Thánh Tam Tự lúc đó, Phó Tiên Vĩ, phát biểu rằng: “Các Hội Thánh Tin Lành tại Trung Quốc sẽ tiếp tục khám phá con đường Trung Quốc hoá Tin Lành, bảo đảm rằng đạo Tin Lành có thể bám rễ sâu trong mảnh đất văn hoá, dân tộc và xã hội Trung Quốc… Để thúc đẩy quá trình này, các hội thánh cần sự chỉ đạo và hỗ trợ từ các cơ quan quản lí tôn giáo của nhà nước.”[31][32]

Năm 2019, chủ tịch đương nhiệm Từ Hiểu Hồng còn mạnh mẽ tuyên bố: “[Chúng ta] phải nhận thức rõ rằng Hội Thánh Tin Lành tại Trung Quốc mang họ Trung Quốc, không mang họ phương Tây”, và “Dù có mất bao nhiêu thời gian và công sức, chúng ta tuyệt đối không dao động trong quyết tâm Trung Quốc hoá Tin Lành và kiên định đi trên con đường thích ứng với xã hội chủ nghĩa.”[30]

Đến tháng 12 năm 2023, Vương Hỗ Ninh, một trong những lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếp tục khẳng định rằng các tổ chức Tin Lành phải kiên định đi theo con đường Trung Quốc hoá Tin Lành.[33]

Công giáo Trung Quốc

sửa
 
Giáo xứ Thiên thần Tây Xương.

Tại Hội nghị Đại biểu lần thứ IX Công giáo Trung Quốc tổ chức vào tháng 12 năm 2016, hội nghị tái khẳng định vai trò của Hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc do Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng chỉ đạo, trong việc duy trì nguyên tắc độc lập, tự quản và thúc đẩy Trung Quốc hoá Công giáo.[34]

Vào tháng 3 năm 2018, Thư kí phụ trách quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế của Toà Thánh, tổng Giám mục Paul Gallagher, nhận định: “Có hai khái niệm nổi bật và nên tương tác với nhau, đó là ‘Trung Quốc hoá Công giáo’ và ‘bản xứ hoá văn hoá’. Tôi tin rằng việc đưa hai khái niệm này vào đối thoại sẽ mở ra một thách thức trí tuệ và mục vụ quan trọng, bởi chúng biểu thị hai tầm nhìn thực sự khác biệt về thế giới.”[35][36]

Tháng 6 năm 2018, Hội đồng Giám mục Công giáo Trung QuốcHội Yêu nước Công giáo Trung Quốc cùng ban hành kế hoạch có tên: “Kế hoạch 5 năm về việc đẩy mạnh Giáo hội Công giáo kiên định hướng đi Trung Quốc hoá”.[37][38] Tài liệu này kêu gọi giáo dân phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu nước – vâng phục nhà nước, đồng thời hoà nhập văn hoá Trung Hoa vào đức tin Công giáo. Ngay sau đó, các giáo phận tại tỉnh Hà Bắc và khu vực Nghi Tân (Tứ Xuyên) đã triển khai các hội thảo huấn luyện.[39][40]

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với tờ Hoàn cầu Thời báo (thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc), hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, cho biết rằng: “Trung Quốc hoá, nếu được hiểu đúng, là một hình thức của ‘bản xứ hoá văn hoá’, tức là thích nghi văn hoá bản xứ để loan báo Tin Mừng”. Ông nhắc đến Matteo Ricci – nhà truyền giáo dòng Jesus người Ý thế kỉ XVII – như một tấm gương điển hình, và khẳng định rằng: “Hai khái niệm ‘bản xứ hoá văn hoá’ và ‘Trung Quốc hóa Công giáo’ có thể bổ trợ chứ không đối lập, nếu được hiểu cách phân minh.”[41][42][43][44]

Hồi giáo

sửa
 
Nhà thờ Hồi giáo bị dỡ bỏ mái vòm do chính sách Hán hoá.

Vào năm 2015, Tập Cận Bình lần đầu đề cập đến vấn đề Trung Quốc hoá Hồi giáo. Đến năm 2018, một chỉ thị bí mật được ban hành, yêu cầu các quan chức địa phương phải: “Ngăn chặn đạo Hồi can thiệp vào đời sống thế tục và chức năng của nhà nước.”[45]

Trong một bài phát biểu năm 2018, Dương Phát Minh – Hội trưởng Hiệp hội Hồi giáo Trung Quốc – nói: “Chúng ta phải để văn hoá Trung Quốc truyền thống thấm đượm Hồi giáo, cùng nhau bảo vệ quê hương tinh thần của nhân dân Trung Hoa.”[46] Ông kêu gọi sự hiện diện của các yếu tố Trung Hoa trong các nghi lễ, kiến trúc và sinh hoạt văn hoá Hồi giáo.[27]

Cũng trong năm 2018, hơn một triệu công chức Trung Quốc được điều động sống chung cưỡng ép trong nhà các gia đình người Uyghur theo đạo Hồi, với mục đích giám sát và đánh giá mức độ “chống đồng hoá”.[47][48] Những người này được huấn luyện để tự xưng là “người thân” và được truyền thông Trung Quốc mô tả là “chìa khoá tăng cường đoàn kết dân tộc”.[47]

Tính đến năm 2019, ước tính chính quyền đã giam giữ đến 1,5 triệu người trong các trại cải huấn bí mật, trong đó đa số là người Uyghur theo đạo Hồi, nhưng cũng có người Kazakh và các dân tộc thiểu số khác.[49]

Tháng 9 năm 2020, chính sách Trung Quốc hoá bắt đầu nhắm đến cộng đồng Utsul Hồi giáo tại tỉnh Hải Nam, áp dụng nhiều biện pháp giới hạn nghiêm ngặt như hạn chế quy mô các nhà thờ Hồi giáo, bắt buộc có đảng viên trong ban quản lí, cấm sử dụng chữ Ả Rập trên bảng hiệu đồ ăn (ví dụ: từ "halal"), và cấm nữ sinh đội hijab trong trường học và công sở.[50][51]

Tháng 6 năm 2023, CNN đưa tin rằng nhiều nhà thờ Hồi giáo đã bị cưỡng ép tái thiết, loại bỏ kiến trúc Hồi giáo truyền thống như tháp nhọn và mái vòm, để thay bằng kiểu kiến trúc Trung Hoa.[52] Tháng 7 cùng năm, Học viện Xã hội Chủ nghĩa Trung ương thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất đề xuất kế hoạch “hoà trộn đạo Hồi với Nho giáo”, dựa trên các văn bản cổ Kitab chữ Hán – một tập hợp tác phẩm do các học giả Hồi giáo Trung Quốc biên soạn từ thời nhà Minh và Thanh, kết hợp tư tưởng Hồi giáo với triết lí Nho giáo.[53]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Cai, Vanessa (ngày 10 tháng 12 năm 2024). "Xi calls for wider use of Mandarin in China's border areas amid security push". South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2024.
  2. ^ "Ông Tập Cận Bình tham dự Hội nghị Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương, đề xuất thúc đẩy việc "Trung Quốc hoá" trong công tác tôn giáo". Union of Catholic Asian News. ngày 7 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ "Luật mới về "Quy định Quản lý Công việc Tôn giáo" có hiệu lực từ năm 2018: Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?". Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ "Không còn "hai chế độ", chỉ còn "một quốc gia"! Sau 19 năm trở về, Hồng Kông rơi vào khủng hoảng chính trị – kinh tế, tiến trình Trung Quốc hoá tăng tốc". 財訊. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ "Vương miện Anh bị xoá bỏ – Học giả cho rằng Hồng Kông đang đối mặt với "tái thực dân hoá"". 新報人. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ "Hồng Kông không còn là một thành phố quốc tế – "Trung Quốc hoá" đã trở thành điều không thể đảo ngược". Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ Andrew D. W. Forbes (1986). Warlords and Muslims in Chinese Central Asia: a political history of Republican Sinkiang 1911–1949. Cambridge, England: CUP Archive. tr. 130. ISBN 0-521-25514-7. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ Andrew D. W. Forbes (1986). Warlords and Muslims in Chinese Central Asia: a political history of Republican Sinkiang 1911–1949. Cambridge, England: CUP Archive. tr. 131. ISBN 0-521-25514-7. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  9. ^ "Chinese official says 'sinicization' of religion in Xinjiang must go on". South China Morning Post, Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ Lipes, Joshua (ngày 24 tháng 11 năm 2019). "Expert Says 1.8 Million Uyghurs, Muslim Minorities Held in Xinjiang's Internment Camps". Radio Free Asia. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ "U.N. says it has credible reports China holds million Uighurs in secret camps". Reuters. ngày 10 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2018.
  12. ^ "Data leak details China's 'brainwashing system'". BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 24 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ "Former inmates of China's Muslim 're-education' camps tell of brainwashing, torture". www.washingtonpost.com. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2018.
  14. ^ ""'Cultural genocide': China separating thousands of Muslim children from parents for 'thought education'" – The Independent, 5 July 2019". Independent.co.uk. ngày 5 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  15. ^ "'Cultural genocide' for repressed minority of Uighurs". The Times. ngày 17 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  16. ^ Zand, Bernhard (ngày 28 tháng 11 năm 2019). "China's Oppression of the Uighurs 'The Equivalent of Cultural Genocide'". Der Spiegel. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  17. ^ Shepherd, Christian (ngày 12 tháng 9 năm 2019). "Fear and oppression in Xinjiang: China's war on Uighur culture". Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  18. ^ Dreyer, June Teufel (ngày 17 tháng 7 năm 2003). Taiwan's Evolving Identity. Woodrow Wilson International Center for Scholars. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2009. In order to shore up his government's legitimacy, Chiang set about turning Taiwan's inhabitants into Chinese. To use Renan's terminology, Chiang chose to re-define the concept of shared destiny to include the mainland. Streets were re-named; major thoroughfares in Taipei received names associated with the traditional Confucian virtues. The avenue passing in front of the foreign ministry en route to the presidential palace was named chieh-shou (long life), in Chiang's honor. Students were required to learn Mandarin and speak it exclusively; those who disobeyed and spoke Taiwanese Min, Hakka, or aboriginal tongues could be fined, slapped, or subjected to other disciplinary actions.
  19. ^ "Starting Anew on Taiwan". Hoover Institution. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2009. The new KMT concluded that it must "Sinicize" Taiwan if it were ever to unify mainland China. Textbooks were designed to teach young people the dialect of North China as a national language. Pupils also were taught to revere Confucian ethics, to develop Han Chinese nationalism, and to accept Taiwan as a part of China.
  20. ^ "Third-Wave Reform". Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019. .... The government initiated educational reform in the 1950s to achieve a number of high-priority goals. First, it was done to help root out fifty years of Japanese colonial influence on the island's populace--"resinicizing" them, one might say- -and thereby guarantee their loyalty to the Chinese motherland. Second, the million mainlanders or so who had fled to Taiwan themselves had the age-old tendency of being more loyal to city, county, or province than to China as a nation. They identified themselves as Hunanese, Cantonese, or Sichuanese first, and as Chinese second.
  21. ^ Burbu, Dawa (2001) China's Tibet Policy, Routledge, ISBN 978-0-7007-0474-3, pp. 100–124
  22. ^ Samdup, Tseten (1993) Chinese population—Threat to Tibetan identity Government of Tibet in exile, Lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2009 tại Wayback Machine
  23. ^ Warren, James (ngày 18 tháng 5 năm 1997). "On Tibet, Senator's Daughter Shows More Spine Than the U.S." Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019.
  24. ^ ""They Say We Should Be Grateful" Mass Rehousing and Relocation Programs in Tibetan Areas of China". Human Rights Watch. ngày 27 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019.
  25. ^ "Invasion & After: Tibet Since the Chinese Invasion". tibetoffice.org. Office of Tibet, Washington, D.C. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019.
  26. ^ Lodoe, Kalden; Demo, Yangdon; Gelek, Lobsang (ngày 6 tháng 9 năm 2019). "Tibetan Religious Festival Marred by Police Presence, State Propaganda". Radio Free Asia. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019.
  27. ^ a b c Bowie, Julia; Gitter, David (ngày 14 tháng 6 năm 2018). "The CCP's Plan to 'Sinicize' Religions". The Diplomat. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  28. ^ "习近平:全面提高新形势下宗教工作水平-新华网". www.xinhuanet.com (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  29. ^ "习近平:决胜全面建成小康社会 夺取新时代中国特色社会主义伟大胜利——在中国共产党第十九次全国代表大会上的报告-新华网". www.xinhuanet.com (bằng tiếng Trung). ngày 27 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  30. ^ a b Gan, Nectar (ngày 12 tháng 3 năm 2019). "Chinese Protestant church head wants purge of Western influences". South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  31. ^ "2014 Annual Report: Religious and Human Rights Persecution in China". Texas, USA: ChinaAid. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020. The National Committee of the Three-Self Patriotic Movement of Protestant Churches in China marked its 60th anniversary in 2014. Subsequently, China's government-sponsored China Christian Council (CCC) and the TSPM orchestrated a conference in Shanghai on August 4–6 to commemorate the anniversary of the TSPM, which included a seminar on the so-called "sinicization" of Christianity. Fu Xianwei, chairman of the TSPM, was quoted as saying that "churches in China will continue to explore the sinicization of Christianity [and] ensure Christianity takes root in the soil of Chinese culture, ethnicity, and society... To advance the sinicization of Christianity, churches will need guidance and support from government agencies in charge of religious affairs." Gao Feng, chairman of the CCC, stated that the TSPM would "take on a new mission in this age, adhere to the path of sinicization, and deepen and advance the process of sinicizing Christianity." Wang Zuo'an, director of the State Administration for Religious Affairs (SARA), also reinforced the need for the sinicization of Christianity.
  32. ^ "'Sinicization' of Christianity China's aim". Baptist Press (bằng tiếng Anh). ngày 6 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  33. ^ Woo, Ryan (ngày 25 tháng 12 năm 2023). "Christmas in China brings glittering decor and foreign influence concerns". Reuters. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2023.
  34. ^ Shan Ren Shen Fu. "The Ninth Assembly of Chinese Catholic Representatives: More smog and pollution in 2017". Asianews.it. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  35. ^ H.E. Msgr. Paul Richard Gallagher (ngày 26 tháng 3 năm 2018). "Intervention of the Secretary for Relations with States at the International Conference on "Christianity in the Chinese Society: Impact, Interaction and Inculturation"". Summary of Bulletin. Holy See Press Office. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  36. ^ Valente, Gianni (ngày 22 tháng 3 năm 2018). "Gallagher: we are not afraid of China's new global leadership – La Stampa". Vatican Insider (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  37. ^ "Sinicization of China Church: the plan in full – UCA News". Union of Catholic Asian News Limited (bằng tiếng Anh). Hong Kong, China. ngày 31 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  38. ^ Zhicheng, Wang (ngày 31 tháng 5 năm 2018). "Ahead of China-Vatican dialogue, a five-year plan to Sinicize the Church under the Party". AsiaNews. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  39. ^ Jones, Kevin (ngày 25 tháng 7 năm 2018). "In China, government-aligned bishops release 'Sinicization' plan". Catholic News Agency (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  40. ^ "China's Catholics told to create five-year plan to Sinicise Church". World Watch Monitor. ngày 26 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  41. ^ https://www.catholicnewsagency.com/news/41269/beijing-and-rome-can-work-together-parolin-tells-chinese-media Lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2023 tại Wayback Machine, Beijing and Rome can work together, Parolin tells Chinese media, Catholic News Agency, retrieved June 2nd 2023
  42. ^ https://www.catholicworldreport.com/2019/05/13/no-opposition-between-sinicization-and-inculturation-parolin-tells-china-media/ Lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2023 tại Wayback Machine, 'No opposition between sinicization and inculturation' Parolin tells China media, Catholic World Report, retrieved June 2nd 2023
  43. ^ https://www.heraldmalaysia.com/news/beijing-and-rome-can-work-together-parolin-tells-chinese-media/47797/1 Lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2023 tại Wayback Machine, Beijing and Rome can work together, Parolin tells Chinese media, Herald Malaysia Online, retrieved June 3rd 2023
  44. ^ https://www.vaticannews.va/zh/vatican-city/news/2019-05/cardinal-parolin-interview-chinese-newspaper-china-holy-see.html Lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2023 tại Wayback Machine, 帕罗林枢机:"我们与中国正在开创一种积极的方法", Vatican News
  45. ^ Myers, Steven Lee (ngày 21 tháng 9 năm 2019). "A Crackdown on Islam Is Spreading Across China". The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020. The restrictions they now face can be traced to 2015, when Mr. Xi first raised the issue of what he called the "Sinicization of Islam," saying all faiths should be subordinate to Chinese culture and the Communist Party. Last year, Mr. Xi's government issued a confidential directive that ordered local officials to prevent Islam from interfering with secular life and the state's functions.
  46. ^ "杨发明委员:坚持我国伊斯兰教中国化方向-新华网". www.xinhuanet.com (bằng tiếng Trung). ngày 10 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  47. ^ a b Byler, Darren (ngày 9 tháng 11 năm 2018). "Why Chinese civil servants are happy to occupy Uyghur homes in Xinjiang". CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  48. ^ Westcott, Ben; Xiong, Yong (ngày 22 tháng 7 năm 2019). "Xinjiang's Uyghurs didn't choose to be Muslim, new Chinese report says". CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  49. ^ "1.5 million Muslims could be detained in China's Xinjiang: academic". Reuters. ngày 14 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  50. ^ Baptista, Eduardo (ngày 28 tháng 9 năm 2020). "Tiny Muslim community becomes latest target for China's religious crackdown". South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2021.
  51. ^ Seibt, Sébastian (ngày 30 tháng 9 năm 2020). "Beijing's crackdown on religious minorities takes aim at 10,000 Muslim Utsuls". France 24 (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2021.
  52. ^ "Thousands of ethnic minority Muslims defy Chinese authorities in defense of mosque". CNN Philippines (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  53. ^ "Among Uyghurs, China aims to 'meld Islam with Confucianism'". Radio Free Asia (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 9 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa