Hình tượng người thủ thư trong văn hóa đại chúng

Hình tượng người thủ thư trong văn hóa đại chúng có thể được tìm thấy trong nhiều hình thức truyền thông khác nhau, gồm phim ảnh, truyền hình, âm nhạcvăn chương. Hình tượng của người thủ thư làm việc trong các thư viện thì đa dạng và có thể đại diện hay phá bỏ nhiều định kiến khác nhau.

Theo các học giả thì hình mẫu về "thủ thư sexy" đã trở thành hình mẫu phổ biến nhất của các thủ thư, trong các video trực tuyến.[1][2]

Trên phim ảnh sửa

 
Katharine Hepburn và Spencer Tracey trong một cảnh quay trong phim Desk Set .

Theo Ann Seidl đạo diễn của bộ phim tài liệu The Hollywood Librarian, những người thủ thư trong phim thường được mô tả là hiền hòa, không bạo dạn và không thẳng tính[3] Sau khi trình bày hàng trăm thủ thư trong phim, bà thấy rằng "việc đề cập người thủ thư càng ngắn gọn, hình tượng tạo ra càng xấu hơn."[4] Ngoài ra, trong một bài báo viết về khuôn mẫu thư viện bị làm xấu đi trong các bộ phim Hollywood, một thủ thư ở trường đại học  Jennifer Snoek-Brown tranh luận rằng phim ảnh, cũng như các chương trình truyền hình, thường nhận "số đăng ký sách thư viện sai," nhưng tuyên bố rằng "sự đóng góp, độ tin cậy, và mục tiêu hướng đến của người thủ thư" luôn được truyền tải, và người thủ thư trong phim "trở nên đa dạng hơn theo hướng tốt."[5]

Trước những năm 1950, các bộ phim đã định hình hình tượng những người thủ thư là một "bà cô độc thân" và "trí thức".[6] Vì vậy, những nữ thủ thư trong phim thường không kết hôn, sống chuẩn mực, nghiêm nghị và hướng nội. Họ thường trẻ và có thể hấp dẫn, nhưng ăn mặc xuề xòa và kiềm chế về ham muốn tình dục. "Quan điểm tồi tệ về người thủ thư" được khắc họa cụ thể trong các bộ phim như It's a Wonderful LifeThe Music Man[7][8]. Trong phim It's a Wonderful Life (1946), Mary Hatch Bailey (do Donna Reed thủ vai), được miêu tả là một "quý cô độc thân", và quan niệm này cũng được thể hiện rõ trong những bộ phim như Foul Play, có nhân vật nữ thủ thư nhút nhát San Francisco phải lòng một "viên cảnh sát ngốc nghếch". Ngược lại, nam thủ thư trong phim - tinh tế, tri thức, rụt rè - có vai trò ít quan trọng hơn[9].

Một hình tượng khác được đề cập là người thủ thư thô lỗ và không giúp đỡ ai (John Rothman) trong phim  Sophie's Choice (1982), người quát vào mặt Sophie Zawistowski (Meryl Streep): "Cô muốn tôi vẽ cho cô một cái bản đồ sao?!" Những hình tượng gần đây và liên tiếp về những thủ thư xấu tính, trong bộ phim Monsters University (2013) của Disney / Pixar, Alison Nastasi của Flavorwire nói rằng thủ thư đại học không có cảm tình với tiếng ồn và không do dự khi ném một sinh viên phá phách ra khỏi cửa sổ rơi xuống hồ bên dưới.[8][10] Một ví dụ khác về người thủ thư này được mô tả trong phim Citizen Kane[7].

Những hình tượng tiêu cực này đối lập với những nhân vật toàn diện hơn, như người thủ thư Bunny Watson (do Katharine Hepburn thủ vai), người dạy Richard Sumner (do Spencer Tracy thủ vai) một vài điều về phương pháp nghiên cứu hiện đại trong bộ phim Desk Set (1957)[10] và người thủ thư chất phác "Marian the Librarian" (Shirley Jones) trong phim The Music Man.[8][11] Mary (do Parker Posey thủ vai) trong phim Party Girl (1995), người phát hiện rằng, "Tôi muốn là một thủ thư" là một ngoại lệ nổi bật cho hình tượng người thủ thư chuẩn mực[6][7].

Những thủ thư xuất hiện trong các bộ phim thường là những con người bình thường bị hoàn cảnh lôi kéo, hơn là những người hùng thật sự; Họ cũng hiếm khi là những kẻ phản diện dù họ có những khuyết điểm, như là việc phân biệt chủng tộc trong phim Goodbye, Columbus[9] The Public, một bộ phim năm 2018 của Emilio Estevez mô tả một thủ thư, Stuart Goodson, người có cảm tình với những người vô gia cư sử dụng thư viện công cộng của mình hàng ngày.[12] Goodson tham gia vào một cuộc chiến để làm điều đúng đắn: trong trường hợp này là tìm nơi trú ẩn cho những người vô gia cư trong một đêm lạnh giá.[13] Goodson, như bộ phim tiết lộ, đã vượt qua những tăm tối của bản thân để đạt được sự nghiệp như một thủ thư. Alicia Hull (do Bette Davis thủ vai), là một thủ thư ở một thị trấn nhỏ, kết bạn với Freddie Slater (Kevin Coughlin) trẻ tuổi nhưng bản thân bị tẩy chay vì từ chối bỏ một cuốn sách về Chủ nghĩa cộng sản khỏi thư viện công cộng trong thời kỳ đỉnh điểm của thời kì Khủng Hoảng Đỏ trong phim Storm Center (Năm 1956). Bộ phim này được lấy cảm hứng từ việc Ruth Brown, một thủ thư ở Bartlesville, Oklahoma bị sa thải trong đời thực[14].

Phim hài Tomcats (2001) có sự xuất hiện của Heather Stephens trong vai Jill, một thủ thư dường như rụt rè và kiềm nén cảm xúc, người đi đầu trong cuộc sống hai mặt như một phong cách sống dominatrix. Trong phim  Only Two Can Play (1962, Peter Sellers vào vai một thủ thư nghèo bế tắc trong công việc xứ Welsh và thỉnh thoảng nhà phê bình kịch, người có tình cảm thay đổi thường xuyên giữa Liz cá tính và người vợ chung sống lâu năm Jean[10]. Trong phim hài UHF của "Weird Al" Yankovic, nhân vật Conan the Librarian xuất hiện ngắnn ngủi.[15] Nhân vật này có cơ bắp quá mức, nói giọng Anh gốc Úc lấy hình mẫu từ nhân vật Conan của Arnold Schwarzenegger, lên án một người sử dụng thư viện vì không biết bảng phân loại thập phân Dewey, và chém đứt đôi một người khác vì trả sách quá hạn. Trong một bài viết tháng 1 năm 2021, Brian Cronin của trang CBR thêm rằng nhân vật này không xuất phát từ phiên bản Monty Python'[16].

Các thủ thư cũng xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng. Trong loạt phim hoạt hình hành động năm 1994 The Pagemaster, chàng trai sợ hãi và bi quan Richard Tyler (Macaulay Culkin) gặp một thủ thư lập dị, ông Dewey (Christopher Lloyd), người khuyến khích Richard lấy một thẻ đọc Thư Viện và bắt đầu chuyến phiêu lưu. Vào đoạn kết phim, ngài Dewey được đề cập gián tiếp trong tiêu đề Pagemaster và không có cuộc phiêu lưu trong phim là một giấc mơ. Ngài Dewey giới thiệu Richard vào cuộc phiêu lưu trong các thư viện và những cuốn sách vì ông "biết rõ thư viện là nơi mầu nhiệm thế nào."[17] Tương tự, một thủ thư xuất hiện trong phần đầu của bộ phim ăn khách phòng vé Hollywood năm 1984, Ghostbusters[11][18] và một "thủ thư lớn tuổi khó tính hơn" trong Indiana Jones & The Last Crusade, người nghĩ tất cả những tiếng ồn do người thủ thư này gây ra đến từ bước chân của ông, nhưng nó thực sự đến từ Indiana Jones "đang cố gắng phá vỡ sàn nhà gần đó.[7] Tương tự, trong bộ phim năm 1983, Something Wicked This Way Comes có một thủ thư trong một thị trấn nhỏ người duy nhất bên cạnh nhân vật chính muốn đối mặt với "kẻ đứng đầu bí ẩn của một nhóm ma quỷ" và Madam Irma Pince trong loạt phim về Harry Potter người đứng đầu thư viện ở trường Hogwarts của Witchcraft và Wizardry, và là người bảo vệ đáng sợ của những cuốn sách. Ngoài ra, Henry DeTamble vào vai một thủ thư hướng dẫn trong phim The Time Traveler's Wife, người bị hút vào tương lai hay quá khứ một cách không tự chủ.[19].

Cuối cùng, nhân vật chính của The Mummy (1999) là một thủ thư tên là Evelyn Carnahan (Rachel Weisz) là một con người khó hiểu và sau này bỏ lại công việc của mình[20] Một câu nói nổi tiếng từ cô ấy, khi giới thiệu với nhân vật nam chính thể hiện một miêu tả tích cực hơn về các thủ thư:

Evelyn: "Nhìn này, tôi... tôi có thể không phải một nhà thám hiểm, một người phiêu lưu, hay người truy tìm kho báu, hay một người đấu súng, ngài O'Connell, nhưng tôi tự hào những gì tôi là "

Rick: "Và đó là gì?"
Evelyn: "Tôi ... là một thủ thư."

Từ năm 2004-2008, loạt phim truyền hình phiêu lưu viễn tưởng của John Rogers, The Librarian, phát trên kênh TNT. Phần phim thứ 3 tập trung vào một thủ thư(diễn xuất bởi  Noah Wyle) những bảo vật bí mật trong thư viện Metropolitan Public ở New York[21].

Trong văn chương sửa

 
Cosplay của Batgirl, người làm thủ thư ở thành phố Gotham khi cô không chiến đấu với tội phạm.

Văn học thiếu nhi đưa ra một mô tả thường là tích cực về những thủ thư như hiểu biết, hỗ trợ đắc lực, thú vị, và thân thiện, trở nên tích cực hơn trong giai đoạn thế kỉ 20. Văn học người lớn, tuy nhiên, mô tả nghề này tiêu cực hơn. Giữa 2 điều này, hình tượng những người thủ thư trong tiểu thuyết giả tưởng thanh thiếu niên thì từ bình thường cho tới tiêu cực hơn. Ở đây những người thủ thư chủ yếu là phụ nữ, trung niên, thường kém hấp dẫn, và hầu như không kết hôn. Dấu ấn cá nhân thường hỗ hợp giữa những điểm tích cực như là tri thức, dễ chịu, thương người; và điểm tiêu cực là nghiêm khắc, rụt rè, chi li quá mức, và kì quặc. Trong khi một số cung cấp sự giúp đỡ cho nhân vật chính, nhiều người là kẻ phản diện của câu chuyện. Các nhiệm vụ thường bao gồm vhir dẫn, nhưng có thể chỉ làm những việc văn phòng bình thường; tuy nhiên, lượng công nghệ được sử dụng bởi các thủ thư đã tăng theo thời gian[6]. Ashanti White, tác giả cuốn sách xuất bản năm 2012 có tựa đề "Not Your Ordinary Librarian: Debunking the Popular Perceptions of Librarians", viết rằng ra dấu im lặng, thủ thư lớn tuổi là mô tả phổ biến nhất về các thủ thư, trong tiểu thuyết giả tưởng, được theo sau bởi hình tượng thủ thư quyến rũ[1].

Số lượng thiếu cân xứng  của hình tượng các thủ thư nằm trong các thể loại tiểu thuyết trinh thám, thường là một thám tử nghiệp dư và nhân vật chính. Dù hình tượng thủ thư như một "nhân vật thụ động buồn chán" dường như không thể dung hòa với cao độ của tình huống bí ẩn, người thủ thư theo hình dung của mọi người dường như có nhiều tính cách chung với một thám tử thành công. Tâm trí họ tập trung, điềm tĩnh, không thiên vị khi nghĩ về các góc nhìn khác nhau, và tập trung vào thế giới quanh họ. Bởi đặc điểm của họ là luôn nỗ lực tìm kiếm sự hoàn hảo–và kì quặc. Vẻ ngoài xuề xòa và hiền lành của một thủ thư kiểu mẫu thì hoàn hảo cho việc tránh bị nghi ngờ, trong khi kĩ năng nghiên cứu và khả năng hỏi những câu hỏi chính xác cho phép họ thu thập và đánh giá thông tin cần thiết để xử lý các tình huống đó. Tri thức mà họ có từ việc đọc rộng hoàn toàn có thể so sánh với kinh nghiệm cá nhân của một điều tra viên độc lập. Ví dụ, Jacqueline Kirby được đưa vào một tình huống bí ẩn trong tiểu thuyết của Elizabeth Peters có tựa đề The Seventh Sinner (1972) nhờ vào nhận thức về môi trường xung quanh của cô. Búi tóc rất thường thấy ở thủ thư, đeo kính, và trang phục giản dị, cùng với một ví tiền to lớn kì lạ, cô điềm tĩnh và biết ứng biến, có kiến thức rộng trong nhiều ngành và giỏi trong việc nghiên cứu[22] Batgirl trong vai Tiến sĩ Barbara Gorden trong truyện tranh DC được miêu tả là làm thủ thư trong Thư viện Công cộng của Thành phố Gotham[18][23].

Các thủ thư cũng xuất hiện trong các thể loại văn học khác. Ví dụ tiểu thuyết Snow Crash của Neal Stephenson miêu tả việc hợp tác thương mại của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Thư viện Quốc hội Mỹ, cùng với một thủ thư ảo hỗ trợ nhân vật chính, và đặt ra những câu hỏi về vai trò của người thủ thư trong một thế giới mà thông tin ngày càng tăng một cách phong phú[24]. Ngoài ra, nhân vật cùng tên trong Lirael của Garth Nix (2001) là một trợ lý thủ thư, người mà sự tò mò về thư viện mà cô làm việc đã dẫn cô vào rắc rối và kỹ năng nghiên cứu đã cứu mạng cô. Giám đốc Thư viện là người đáng sợ và bản thân thư viện là một nơi nguy hiểm[25]. Đồng thời, trong bộ truyện Sune thì Karin là mẹ của Sune là một thủ thư không thích truyện tranh, một sự đề cập cho cho các cuộc tranh luận về truyện tranh của những thập kỷ trước[26].

Các thủ thư cũng xuất hiện trong các thể loại văn học khác. Allison Carroll trong tác phẩm  Among Others của Jo Walton đóng vai trò như một người hướng dẫn cho nhân vật chính và Madam Irma Pince thủ thư ở Hogwarts trong xuyên suốt loạt phim Harry Potter của JK Rowling. Madam Pince đại diên cho hình mẫu tiêu cực của người thủ thư – bà ta tạo áp lực, đe dọa, yêu cầu giư im lặng, và bà ta coi trọng sách hơn người dùng[27]. Tương tự, The Librarian trong chuỗi truyện tranh giả tưởng Discworld  của Terry Pratchett, một phù thủy người từng là thủ thư tại Đại học Unseen,[25] Lucien phục vụ như thành viên cùa Lâu đài Dream như giám đốc trong chuỗi truyện The Sandman của Neil Gaiman, và Welcome to Nightvale của Rabid. Các thủ thư sẽ bước vào cuộc chiến vĩ đại để đảm bảo cộng đồng duy trì việc đọc[8]. Trong tác phẩm  The Time Traveler's Wife của  Audrey Niffenegger, Henry, một trong hai nhân vật chính, là một thủ thư làm việc trong Thư viện Newberry ; một trong những nỗi sợ của anh về chứng rối loạn Thay Thế Thời Gian là một ngày nào đó ông có thể mắc kẹt trong "Nhà Ngục" của Thư Viện[28]. Cuối cùng, mọi nhân vật chính trong tác phẩm The Library at Mount Char của Scott Hawkins đề cập đến bản thân họ như những thủ thư, mặc dù bộ kĩ năng của họ ảo diệu và bạo lực vượt xa hình tượng thủ thư bình thường[29].

Trên truyền thông sửa

 
Laura Koenig (trái) và Jessi Snow nói chuyện sách với thanh thiếu niên trong sự giám sát của Bộ Dịch vụ Thanh niên tại Thư viện Copley ở Boston, MA vào tháng 10 năm 2013

Các thủ thư thường được mô tả trong các loạt phim truyền hình được phát sóngtruyền hình trực tuyến. CBS, NBC, Cartoon NetworkDisney Channel có một số lượng chương trình mô tả về các thủ thư. Ví dụ, trong mùa 2 phần 6 ("Caged") của CSI: Crime Scene một chương trình của CBS, diễn viên  Michael A. Goorjian trong vai Aaron Pratt, một thủ thư khó gần là nhân chứng trong một vụ án mạng của đồng nghiệp anh, Pratt nói rằng anh có "bằng Thạc sĩ Khoa học Thư viện và cử nhân Anh văn của trường Đại học Neveda, Lasvegas."[30] Ngoài ra, trong một phần khác của chương trình CBS, The Crazy Ones, "The Monster", nữ diễn viên Melody Thomas Scott đóng vai  Flora, một thủ thư nghiện rượu sử dụng ngôn ngữ to tát và khó hiểu, thư viện của cô sắp phải đóng cửa nhưng với sự giúp đỡ của Simon và nhóm bạn, thư viện của cô được cứu.[31]

NBC cũng đưa hình tượng người thủ thư vào một trong những chương trình lớn của họ. Trong năm 2009 phần Parks and Recreation "Ron and Tammy", giấc mơ của Leslie Knope về một công viên địa phương gần như bị đè bẹp bởi Tammy, giám đốc mới của thư viện Pawnee và vợ cũ của Ron Swanson.[18] Tammy xác nhận quyền sở hữu lô đất mà Leslie định sử dụng cho công viên của mình. Tammy sau đó tìm cách quyến rũ Ron để có được hần đấu giá dành cho thư viện. Leslie gọi các thủ thư là "những viên chức khủng khiếp" và "những kẻ cưỡi sách đê tiện." Trong  "Ron and Tammy: II,[17] Leslie nói Tammy "chỉ là một kẻ buôn sách dối trá, tâm thần, cuồng tình dục, ác quỷ." Tammy cũng có những cuốn sách trên những kệ "Ủng hộ" và "Từ chối", những thứ ám chỉ thư viện hoạt động trong một thái độ thành kiến. Những miêu tả về thư viện trong Parks and Recreation "làm rõ bản chất nỗi lo lắng của thư viện."[32] Một mô tả tích cực hơn xuất hiện trong một tập phim We Bare Bears của Cartoon Network, có tựa đề "The Library". Trong tập này, bà thủ thư già giúp Panda in bài kiểm tra thực hành của Chloe, với sự trợ giúp của công nghệ lỗi thời trong một phân cảnh.[33] Cuối cùng, kênh Disney Channel khắc họa những thủ thư trong chương trình truyền hình Big City Greens. Trong phần nhan đề "Quiet Please," một thủ thư ở thư viện thành phố đề nghị các nhân vật chính im lặng và đe dọa đuổi họ ra nếu họ gây ra tiếng ồn.[34] Vì vậy, các nhân vật chính giao tiếp với nhau bằng hệ thống ra dấu  ASL sau khi thấy hai bạn đọc khiếm thính giao tiếp bằng cách này.

CBS, NBC, Cartoon Network và Disney Channel không đơn độc trong việc có các nhân vật là thủ thư. Trong loạt phim múa rối PBS Between the Lions, phát sóng từ năm 2000 đến năm 2010, và phát triển khá sớm việc đọc cho thiếu nhi, tạo hình Theo and Cleo Lion là những thủ thư. Ngoài ra, trong một phần của chương trình Are You Afraid of the Dark? Có tên là "The Tale of the Quiet Librarian", một thủ thư đứng tuổi tên là Mercy MacGregor ám thư viện trong giờ đóng của và dung một cái hộp để đánh cắp giọng nói của bạn đọc thư viện, hầu hết là những đứa trẻ ồn ào. Mặt khác, một chương trình SyFy mang tên The Magicians (dựa trên bộ truyện của Lev Grossman) tập trung nhiều vào các thư viện. Trong chương trình, Thư viện Hà Lan là một kho lưu trữ chứa tất cả các kiến thức trong vũ trụ. Các thủ thư đã thành lập các nhóm Thủ Thư, một nhóm bảo vệ kiến thức đó. Thư Viện được điều hành bởi Zelda Schiff, một hru thư đeo kính cận đồi mồi, có mối quan tâm lớn nhất về việc ghi bừa bải lên các cuốn sách của thư viện. Đặc biệt, khi tạo ra loạt phim The Librarians, các nhà đồng sản xuất và viết kịch bản Wayne Hope và Robyn Butler được tư vấn bởi những thủ thư đời thật trong việc nghiên cứu và nghe góp ý của họ những nhân vật thủ thư yêu cầu giữ im lặng và mặc áo len[35]. Điều này đối lập với hình tượng người thủ thư trường học, Rupert Giles trong sê ri phim Buffy the Vampire Slayer. Nhân vật này mặc đô truyền thống và đeo kính, trí thức và đọc tốt dù ông không thích máy vi tính, và nghĩ ngợi quá nhiều trong việc theo đuổi nguyên tắc, dù sau này ông được cho một cơ hội để vượt thoát khỏi hình mẫu này[18]. Cũng có một sê ri trên TNT, The Librarians, một phiên bản mở rộng của phim nói về các thủ thư cùng tên. Phim theo chân các một nhóm mới các thủ thư tìm cách giải quyết các hiện tượng bí ẩn, khôi phục các sản vật quyền năng, và chiến đấu chống lại các mối đe dọa siêu nhiên[36] Ngoài ra, Belle đóng vai một thủ thư bị biến thành công chúa trong " Once Upon A Time ", phát sóng trên ABC[17]

Nhiều chương trình truyền hình cũng có sự xuất hiện các thủ thư. Ví dụ, trong phim Hilda, có một nhân vật được biết như "The Librarian." Một người bình luận, một thủ thư có tên Burkely Hermann, gọi nhân vật của cô là "nằm trong những mô tả trong văn hóa pop tích cực nhất về những người thủ thư", khác biệt với các thư viện trong Cleopatra in Space và She-Ra and the Princesses of Power.[37]. Hermann cũng tuyên bố rằng chín phút trong mùa đầu tiên của Hilda trong một cảnh thư viện gây một "ấn tượng mạnh," vì nó có cảnh một phòng "tài liệu đặc biệt". Họ tranh luận xa hơn rằng sê ri phim làm rõ "tầm quan trọng của các thủ thư và các thư viện trong những năm sắp tới." Trong một bài báo khác của Hermann,  họ xem xét mùa 2 của Hilda, gọi nhân vật này, người có một cái tên trong mùa này là "người thủ thư ấn tượng nhất trong chương trình truyền hình gần đây", người có thời gian lên sóng nhiều hơn[38]. Bình luận này nói thêm rằng mùa giải tiếp tục nhấn mạnh giá trị của các thư viện và thủ thư liên tục, cùng với kiến thức và sự tổ chức hợp lý. Trong một bài báo khác, Hermann nhìn vào hệ thống thư viện trong phim  Cleopatra in Space và She-Ra and the Princesses of Power. Liên quan đến chương trình về sau, họ chú ý phần cuối mùa 2 tập trung "xung quanh 2 thủ thư da đen trung niên đồng tính," George và Lance trường hợp đối lập với mô tả về một hình mẫu thủ thư da trắng tóc dài trong phim She-Ra: Princess of Power, và tranh luận rằng sê ri phim, như một tổng thể, "cho thấy các thủ thư là làm tốt công việc, thân thiện, và khác biệt"[39].

Ngoài những chương trình truyền hình kể trên, Orange Is the New Black, cũng chiếu trên kênh Netflix, mô tả một thủ thư. Cụ thể, Tasha "Taystee" Jefferson, trong Litchfield Penitentiary với những người phụ nữ khác, là một thủ thư thẳng thắn, người trung thành, có ý chí vươn  lên, và ham học. Một bình luận khác hướng đến một sê ri phim, Too Loud, mô tả nó như một chương trình mà mọi lứa tuổi đều có thể thưởng thức, đặc biệt "thông điệp của nó về giá trị của các thư viện".[40]. Một bình luận vào tháng Ba năm 2021 chỉ bối cảnh thư viện trong sê ri phim Mira, Royal Detective, so sánh với sê ri phim  Hilda, trong khi chú ý rằng phần thứ 22 của chương trình nhấn mạnh "giá trị của các thư viện," hoàn tất với một xư thư viện lưu động, và các nhân vật hát một bài hát về "tầm quan trọng của việc đọc và các thư viện" trong khi nhân vật chính của chương trình và cha của cô là các thủ thư[41] Các nhà bình luận cũng hy vọng rằng sê ri phim tiếp tục làm rõ "tầm quan trọng của các thư viện" trong tương lai. Ông cũng bình luận các thư viện và các thủ thư trong sê ri phim  Welcome to the Wayne vào tháng tư năm 2021. Ông tranh luận rằng trong sê ri này một "thư viện đặc biệt và ấn tượng" là trung tâm, vượt qua những những mô tả tích cực trong những năm gần đây, với thủ thư cao cấp là một phụ nữ da đen có tên Clara Rhone, được lồng tiếng bởi Harriett D. Foy[42]. Điều này bao gồm các phần, ông viết, nơi "vấn đề của các thư viện thiếu hiện đại và giá trị của tri thức," là trung tâm, tập trung vào các thủ thư như những người giữ cổng, và những điều khác giúp làm rõ giá trị của các thủ thư, và các thư viện, "nơi của tri thức và sự sự phong phú. "

Trò chơi điện tử sửa

 
Thư viện Đại học San Francisco Gleeson/Nghệ thuật + Nữ quyền tại Wikipedia Edit-A-Thon để vinh danh Tháng Lịch sử Phụ nữ vào tháng 3 năm 2015

Các thủ thư đã xuất hiện trong các chương trình giải trí tương tác và các phương tiện trực tuyến. Họ thường được mô tả như người hướng dẫn và cung cấp tri thức người giúp người chơi từng bước hoàn thành trò chơi như trong trò The Elder Scrolls V: Skyrim[43] Ví dụ, Monkey Island II: LeChuck's Revenge, một trò chơi máy tính để bàn từ năm 1991, mô tả một thư viện to lớn đặc biệt, kết thúc với một nữ thủ thư di chuyển vòng quanh trong chiếc ghế của mình giữa những kệ sách và đề nghị các nhân vật chính giữ im lặng.[44]. Stardew Valley, một trò chơi độc lập xuất bản năm 2016, mô tả một viện bảo tang và thư viện, được điều hành bởi Gunther, một chuyên viên trong bảo tàng. Viện bảo tàng thì không có gì lúc bắt đầu game, và Gunther yêu cầu người chơi giúp làm đầy nó bằng cách cung cấp các hiện vật và khoáng sản và tìm kiếm các cuốn sách thư viện thất lạc.

Một số trò chơi thật sự chứa những thủ thư như những kẻ thù mà người chơi buộc phải chiến đấu, dù thường những thủ thư này bị biến đổi theo một cách nào đó, có thể từ pháp thuật ma quỷ hay từ công nghệ và không còn là con người. Những ví dụ này gồm có  Dragon Age: Inquisition, ra mắt năm 2014, ở đó việc đóng cửa một thư viện tác động tới các thủ thư từng khá hiền lành và biến đổi họ thành những con quỷ của nỗi sợ hãi, và trò chơi Metro 2033 năm 2010, nơi mà thư viện Quốc Gia Nga được bảo vệ bởi những con quái vật biến đổi gien không lồ được gọi là các thủ thư và được trích dẫn là "một số sinh vật nguy hiểm nhất ở đây"[45]. Trong cảnh mở đầu từ bộ phim 1984, trò chơi điện tử Ghostbusters năm 2009 chứa một mức độ mà đặt những người chơi trong một thư viện bị ám và thử thách họ chiến đấu chống lại các hồn ma thủ thư. Hiếm hoi hơn là trường hợp các thủ thư là nhân vật chính trong các trò chơi điện tử. Một ví dụ là trong trò chơi phiêu lưu ngắn năm 2020, có nhan đề phù hợp là The Librarian[46].

Phương tiện khác sửa

 
Thủ thư hỗ trợ người dùng tin vào tháng 7 năm 2007 tại Ủy ban Lưu trữ và Thư viện Bang Texas

Vào năm 2006, Microsoft đã giới thiệu phiên bản đầu tiên của công cụ tìm kiếm Bing sử dụng hơn 600 video clip quay trước của diễn viên Janina Gavankar, miêu tả nhân vật " Ms Dewey ", được mô tả như một nhân vật thủ thư gợi cảm[47][48]. Ramirose Ilene Attebury, Library Philosophy and Practice, báo cáo rằng cô nhận thấy rằng khuôn mẫu thủ thư gợi cảm phổ biến hơn hình tượng nữ thủ thư đứng tuổi độc thân, trong các video trên YouTube[2].

Tương tự, nhiều ca khúc khác nhau tập trung vào các thủ thư. Ví dụ, album hỗn hợp các bài hát quá khứ của Tori Amos có tên Tales of a Librarian, trong khi album của băng nhạc  My Morning Jacket năm 2008  Evil Urges có bài hát tên "Librarian" và album 2013 bang nhạc thể loại punk của Mĩ là Swingin' Utters, Poorly Formed gồm một bài hát có nhan đề "The Librarians Are Hiding Something." Ngoài ra, ca khúc, "Karen" của album Lee Remick (1978) của Go-Betweens, là một sự ca ngợi dành cho một thủ thư, và album Copacetic(1993) của Velocity Girl chứa ca khúc nhan đề "Lisa Librarian." Cùng chung âm hưởng đó, quý bà Phelps trong Matilda là một thủ thư. Bà làm việc để giúp những bạn đọc trẻ tuổi, cho họ lời khuyên, nói những điều như "ngồi xuống và cho phép từ ngữ tưới sạch ban, như âm nhạc"[17].

Các thủ thư cũng xuất hiện trong các phương tiện truyền thông khác. Vào năm 2003, Archie McPhee đem đến một mô hình người hành động, dựa trên hình tượng thủ thư của Thư viện Công cộng Seattle. Có 28000 mô hình được bán trong tuần đầu tiên khi nó đưa ra thị trường[49] Mặc đồ bộ, tóc búi cao và đeo kính, mô hình này làm dấy lên những tranh cãi, cụ thể nút kích hoạt chuyển động đưa tay lên miện yêu cầu im lặng. Nhiều thủ thư tiếp nhận nó một cách vui vẻ, trong khi những người khác cho nó kéo dài thêm hình tượng tiêu cực.[50] . Phiên bản gốc của mô hình này không còn được sản xuất nữa, nhưng Archie McPhee hiện bán một phiên bản siêu anh hùng của Pearl với một "áo choàng có thể tháo rời và hiểu biết sâu sắc về cách tri thức được tổ chức".

Hình mẫu sửa

Hình mẫu về các thủ thư trong văn hóa đại chúng thường là tiêu cực, các thủ thư được mô tả là giữ gìn đạo đức khắt khe, nghiêm khắc, kỉ cương, không quyến rũ, và sống nội tâm nếu là nữ, hay rụt rè và có yếu tố nữ tính nếu là nam. Những hình mẫu không chính xác này dường như có một tác động tiêu cực lên sự hấp dẫn nghề nghiệp đối với những người trẻ[6][51]. Trong thời hiện đại, mẫu hình về "thủ thư quyến rũ" cũng bắt đầu đạt được một số lực kéo, được giới thiệu trong nỗ lực để dần phá đi hình tượng nữ chiếm đại đa số phổ biến và làm họ hứng thú hơn với những con người trung bình. Cả hai hình tượng đều dẫn tới một quan điểm tương tự, tuy nhiên – một người bảo vệ quyền lực kiên định cho những cuốn sách, những người mà thông qua quyền năng hay vẻ quyến rũ, đe dọa các người dùng tin và nhờ đó duy trì sự bảo vệ duy nhất cho hệ thống trong thư viện[52].

Vào năm 2015, thủ thư Gretchen Keer đã đưa ra một cách nhìn nhận thoáng hơn,[53] khi viết rằng những định kiến này có nguồn gốc từ những lo lắng về chính nghề thủ thư: "Chúng ta không thể chia tách hiểu biết của chúng ta về các hình tượng thư viện trong lịch sử ngành thư viện thứ ảnh hưởng đầu tiên đến sự phát triển của chúng. Có nhiều hình tượng người thủ thư, siêu anh hùng thủ thư, thủ thư hipster hay thủ thư xăm trổ. Những hình tượng này đậm nét nữ tính, phụ nữ da trắng. Những hình tượng thủ thư mới hơn, được mô tả bởi chính các thủ thư, hướng đến việc khai thác mẫu người phụ nữ da trắng trẻ hơn. Hình mẫu thủ thư ban đầu, thứ được thay thế bằng sự giới thiệu của người em gái nhạy cảm về tình dục ông ta, là một người đàn ông lớn tuổi khó tính. Những hình tượng người thủ thư phần nào có thể được tìm hiểu liên quan tới những nỗi lo lắng về mặt văn hóa về sự vật lộn của nghề này. chúng ta có thể kết luận rằng, mặc dù được vô cùng yêu mến bởi một số cá nhân nổi bật hay không quá nổi bật, nghề thư viện như chúng ta biết thường được nhìn nhận trong văn hóa đại chúng là nghề có địa vị không cao hay không hoàn toàn là một nghề... nó là quan trọng để chấp nhận rằng mối đe dọa cho hình tượng trong nghề thư viện khi làm việc là do vấn đề về sắc tộc, giai cấp và giới tính trong cuộc sống cá nhân của mỗi thủ thư".

Chú thích sửa

  1. ^ a b Ashanti White (2012). “Not Your Ordinary Librarian: Debunking the Popular Perceptions of Librarians”. Elsevier. tr. 7–8, 26, 89, 104–105, 141–152, 177. ISBN 9781780632964. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017. Although the spinster image of librarians persisted, the sexy librarian emerged as a formidable rival. She found her way into advertisements and, surprisingly, into politics with the emergence of Sarah Palin. Conservative yet fashionable in dress, she served as a voice for conventional values. That coupled with her recognizable frames made her an example of what the sexy librarian looks like.
  2. ^ a b Ramirose Ilene Attebury (tháng 10 năm 2010). “Perceptions of a Profession: Librarians and Stereotypes in Online Videos”. Library Philosophy and Practice. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Kniffel, Leonard (June–July 2005). “Hollywood Librarian vs. Real Thing”. American Libraries. 36 (6): 22. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Worland, Gayle (4 tháng 10 năm 2007). “Librarians have their day in film Madison director finds more than the "bunned and tightlipped" stereotype”. Wisconsin State Journal. Washington. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ Snoek-Brown, Jennifer (26 tháng 5 năm 2020). “What Hollywood Gets Wrong (and Right!) About Librarians”. American Library Association. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ a b c d Peresie, Michelle; Linda B. Alexander (Fall 2005). “Librarian stereotypes in Young Adult literature”. Young Adult Library Services. 4 (1): 24–31. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2007.
  7. ^ a b c d Gachman, Dina (8 tháng 9 năm 2015). “13 Of The Best Library Scenes In Movies”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ a b c d Gooding-Call, Anna (20 tháng 1 năm 2020). “The History and Debunking of Librarian Stereotypes”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ a b Walker, Stephen; Lawson, V. Lonnie (Spring 1993). “The librarian stereotype and the movies”. MC Journal. 1 (1): 17–28. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009.
  10. ^ a b c Nastasi, Alison (9 tháng 11 năm 2013). “Our Favorite Pop Culture Librarians”. Flavorwire (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2016.
  11. ^ a b O'Neal, Jeff (23 tháng 1 năm 2013). “16 Great Library Scenes in Film”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ Kenigsberg, Ben (4 tháng 4 năm 2019). 'The Public' Review: Emilio Estevez Takes Us to the Library for a Civics Lesson”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2019.
  13. ^ O'Sullivan, Michael (3 tháng 4 năm 2019). “Emilio Estevez's new movie has a good message, if you don't choke on it”. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2019.
  14. ^ Robbins, Louise S. (2000). The Dismissal of Miss Ruth Brown. Norman, Oklahoma: University of Oklahoma Press. ISBN 0-8061-3314-7.
  15. ^ Ruth Kneale, You Don't Look Like a Librarian: Shattering Stereotypes and Creating Positive New Images in the Internet Age, Information Today: 2009, p 77
  16. ^ Cronin, Brian (13 tháng 1 năm 2021). “The Surprisingly Complicated History of Conan the Librarian”. CBR (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  17. ^ a b c d Trombetta, Sadie (2 tháng 3 năm 2015). “11 Of The Coolest Librarians From Pop Culture”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  18. ^ a b c d Wood, Matthew (21 tháng 9 năm 2020). “10 Most Awesome Librarians In Pop Culture”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  19. ^ Irani, Rashid (7 tháng 11 năm 2009). “Review: The Time Traveler's Wife”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  20. ^ Morgan, Alissa (18 tháng 1 năm 2019). “How Evelyn Carnahan's (Rachel Weisz) Role in 'The Mummy' (1999) and 'The Mummy Returns' (2001) Affirmed my Love of Storytelling”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  21. ^ “TNT greenlights 'The Librarians' franchise as a series”. EW. 10 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
  22. ^ Reiman, Lauren (2003). “Solving the mystery: what makes the fictional librarian such a good sleuth?”. Washington State University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2017.
  23. ^ Scarlet, Janina (6 tháng 8 năm 2015). “The Psychology of Inspirational Women: Batgirl”. The Mary Sue. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2019.
  24. ^ Blackmore, Tim (tháng 11 năm 2004). “Agent of Civility: the Librarian in Neal Stephenson's Snow Crash”. SIMILE: Studies in Media & Information Literacy Education. 4 (4): 1–10. doi:10.3138/sim.4.4.001.
  25. ^ a b French, Emma (27 tháng 4 năm 2017). “Best librarian characters in fantasy fiction”. OUPblog. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2017.
  26. ^ Sune och Svarta Mannen, Rabén & Sjögren, 1989, 5-10 - Sunes familj
  27. ^ “Our Favorite Fictional Librarians, Ranked”. The New York Public Library. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
  28. ^ “The Time Traveler's Wife and the Newberry Library”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  29. ^ “The Library at Mount Char [Review]”. Kirkus Reviews. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  30. ^ “Caged”. CSI: Crime Scene Investigation. Mùa 2. Tập 6 (bằng tiếng Anh). 8 tháng 11 năm 2001. CBS. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  31. ^ Logan, Michael (26 tháng 2 năm 2014). “Exclusive: The Young and the Restless' Melody Thomas Scott Guests on The Crazy Ones”. TV Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2020.
  32. ^ Tewell, Eamon. "Punk-Ass Book Jockeys": Library Anxiety in the Television Programs Community and Parks and Recreation”. Library Philosophy and Practice (E-journal). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2020.
  33. ^ Kelley, Shamus (25 tháng 8 năm 2017). “We Bare Bears Does Episodic Cartoons Right”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  34. ^ Appelbaum, Lauren (18 tháng 9 năm 2020). “Disney Channel's Big City Greens Showcases Authentic ASL Representation”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  35. ^ Taffel, Jacqui (29 tháng 10 năm 2007). “Have a lend of us”. Sydney Morning Herald. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  36. ^ Ausiello, Michael (10 tháng 4 năm 2014). “TNT Orders Librarians Series Starring Rebecca Romijn, Leverage Fave; Noah Wyle to Recur”. TVLine. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
  37. ^ Hermann, Burkely (21 tháng 9 năm 2020). “A Mysterious Librarian is the Breakout Star of Netflix's "Hilda". American Library Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  38. ^ Hermann, Burkely (8 tháng 1 năm 2021). “The Mysterious Librarian in Netflix's "Hilda" Finally Gets a Name”. American Library Association. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  39. ^ Hermann, Burkely (11 tháng 8 năm 2020). “These Animated Shows Defy Library Stereotypes”. American Library Association. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  40. ^ Hermann, Burkely (4 tháng 2 năm 2021). “These Animated Librarians Have Big Hearts and Big Heads”. American Library Association. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  41. ^ Hermann, Burkely (4 tháng 3 năm 2021). “Libraries Take the Spotlight in this Disney Junior Show”. American Library Association. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
  42. ^ Hermann, Burkely (22 tháng 4 năm 2021). “This Nickelodeon Show Features a Magical Secret Library”. American Library Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  43. ^ “The Elder Scrolls V: Skyrim Review”. 10 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  44. ^ “Monkey Island 2: LeChuck's Revenge, PC, 1991 [Review]”. 10 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  45. ^ Marshall, Neil (11 tháng 2 năm 2019). “The Good, the Bad and the Ugly- Librarians in Video Games”. Medium (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020. Neil Marshall (Assistant Librarian for the Faculty of Education of the MMU Library is the writer of this article.
  46. ^ “Save 10% on The Librarian (Special Edition) on Steam”. store.steampowered.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
  47. ^ Miriam E. Sweeney (2013). “Not just a pretty (inter)face: A critical analysis of Microsoft's 'Ms. Dewey' (PDF). University of Illinois. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017. As one of my co-workers typed in different words and phrases, the "Ms. Dewey" character (pre-recorded film footage of actress, Janina Gavankar) engages in flirtatious banter, sometimes becoming irritated or condescending if too much time passes before entering a search term: "Hellloooo... type something here!"
  48. ^ Miriam E. Sweeney (2016). Jessie Daniels (biên tập). “Digital Sociologies”. Policy Press. tr. 401. ISBN 9781447329015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
  49. ^ “The History of the Librarian Action Figure and Nancy Pearl”. Archie McPhee (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
  50. ^ “Outcry over librarian doll”. Sydney Morning Herald. 6 tháng 9 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2017.
  51. ^ Nicole Pagowsky; Miriam E. Rigby biên tập (2014). The Librarian Stereotype: Deconstructing Perceptions and Presentations of Information Work. Chicago: Association of College and Research Libraries. ISBN 9780838987049. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2017.
  52. ^ Pagowsky, Nicole; DeFrain, Erica (2014). “Ice ice baby: Are librarian stereotypes freezing us out of instruction?”. In the library with the leadpipe. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2007. In a sense, the long withstanding matron stereotype paired with the newer sexy stereotype could be thought of creating a virgin/whore dichotomy for women librarians, complicating perceptions even further.
  53. ^ Keer, Gretchen (30 tháng 10 năm 2020). “The Stereotype Stereotype”. American Library Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa