Họ Hòa thảo hay họ Lúa hoặc họ Cỏ ("cỏ" thực thụ) là một họ thực vật một lá mầm (lớp Liliopsida), với danh pháp khoa họcPoaceae, còn được biết dưới danh pháp khác là Gramineae. Trong họ này có khoảng 668 chi và khoảng 10.035 loài cỏ. Người ta ước tính rằng các đồng cỏ chiếm khoảng 20% toàn bộ thảm thực vật trên Trái Đất. Họ này là họ thực vật quan trọng nhất đối với toàn bộ nền kinh tế của loài người, bao gồm cả các bãi cỏ và cỏ cho gia súc cũng như là nguồn lương thực chủ yếu (ngũ cốc) cho toàn thế giới, hay các loại tre, trúc được sử dụng rộng rãi ở châu Á trong xây dựng.

Họ Hòa thảo
Thời điểm hóa thạch: Creta muộn[1] - nay
Hoa của cỏ đuôi cáo
(Alopecurus pratensis)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Poaceae
(R.Br.) Barnh., 1895
Chi điển hình
Poa
L., 1753
Phân họ

Các loài thuộc họ Hòa thảo có các đặc điểm sau:

  • Cây thân cỏ, sống lâu năm, ít khi 1 hay 2 năm, một số có dạng thân gỗ thứ sinh (tre, nứa v.v). thân khí sinh chia gióng (cọng) và mấu (đốt): gióng thường rỗng (trừ một số loài như nứa, kê, ngô có thân đặc), không phân nhánh (trừ tre) mà chỉ phân nhánh từ thân rễ hoặc từ gốc.
  • Lá mọc cách (so le), xếp hai dãy theo thân (trên cùng một mặt phẳng), ít khi có dạng xoắn ốc, gân lá song song. Bẹ lá to, dài, hai mép của bẹ không dính liền nhau. Lá không có cuống (trừ tre), phiến lá hình dải hẹp. Giữa bẹ và phiến lá có lưỡi bẹ nhỏ hình bản mỏng hay hình dãy lông mi. nguồn gốc của lưỡi không rõ ràng, một số tác giả cho là do hai lá kèm dính nhau biến đổi thành. Vai trò sinh học của nó là cản bớt nước chảy vào thân non ở đốt. Gốc bẹ lá hơi phồng lên, mép ôm chặt lấy thân và che chở cho mô phân sinh đốt, nhờ đó mà mô này duy trì hoạt động được khá lâu.
  • Hoa nhỏ, thụ phấn nhờ gió, tập trung thành cụm bông, cơ sở là các hoa nhỏ. Các hoa nhỏ này lại hợp thành những cụm bông phức tạp hơn như bông kép, chùm, chùy v.v nhưng không có các cánh hoa.
  • Mỗi bông mang từ 1 - 10 hoa nhỏ. Ở gốc bông nhỏ thường có 2 mày (lá bắc) bông xếp đối nhau: còn ở gốc mỗi hoa có 2 mày hoa, mày hoa dưới ôm lấy mày hoa trên, nhỏ và mềm hơn, mày hoa dưới chỉ có 1 gân ở chính giữa, còn mày hoa trên có 2 gân bên. Ở nhiều loài, mày hoa dưới kéo dài ra thành chỉ ngón. Phía trong 2 mày hoa còn 2 mày cực nhỏ rất bé và mềm. Như vậy, thông thường mỗi hoa có 4 mày, nhưng trong thực tế số lượng này có khi không đầy đủ. Nhị thường là 3 (đôi khi 6), chỉ nhị dài bao phấn đính lưng, hai bao phấn khi chín thường xòe ra thành hình chữ X. Bầu trên có một ô, 1 noãn, 2 vòi nhụy ngắn và 2 đầu nhụy dài mang chùm lông quét, thường màu nâu hoặc tím.
  • Quả là loại quả thóc (caryopsis).

Cho đến thời gian gần đây, các loài cỏ được cho là đã tiến hóa vào khoảng 55 triệu năm trước, khi người ta căn cứ vào các mẫu hóa thạch đã có. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây về các loại thực vật hóa đá 65 triệu năm tuổi, bao gồm các tổ tiên của lúatre trong phân hóa đá của khủng long thời kỷ Phấn trắng ([1], [2]), đã đặt sự đa dạng của các loài cỏ về thời kỳ sớm hơn.

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài của họ Hòa thảo so với các họ khác trong bộ Hòa thảo liệt kê dưới đây là lấy theo APG III.

Poales 
Typhaceae s. l. 

Typhaceae s. s.

Sparganiaceae (Sparganium)

Bromeliaceae

Rapateaceae

Xyridaceae

Eriocaulaceae

Mayacaceae

Thurniaceae

Juncaceae

Cyperaceae

Anarthriaceae

Centrolepidaceae

Restionaceae

Flagellariaceae

Joinvilleaceae

Ecdeiocoleaceae

Poaceae

Cây phát sinh chủng loài trong nội bộ họ Hòa thảo như liệt kê dưới đây là lấy theo APG III.

Poaceae 

Anomochlooideae

Pharoideae

Puelioideae

Nhánh BEP 

Bambusoideae

Ehrhartoideae

Pooideae

Nhánh PACCMAD 

Aristidoideae

Danthonioideae

Arundinoideae

Chloridoideae

Centothecoideae

Panicoideae

Micrairoideae

Trồng trọt và sử dụng

sửa

Các loài cỏ được trồng để cung cấp lương thực cho loài người được gọi chung là ngũ cốc. Các loại ngũ cốc cung cấp phần lớn năng lượng để nuôi sống con người và có lẽ cũng là nguồn cung cấp chính về protein. Các loại ngũ cốc bao gồm lúaNamĐông Nam Á, ngôTrungNam Mỹ, lúa mìlúa mạchchâu Mỹ và khu vực miền bắc đại lục Á-Âu. Nhiều loại cỏ khác cũng được trồng để làm cỏ tươicỏ khô cho gia súc, cụ thể là cho trâu, cừu.

Một số loại "cỏ" được biết đến rộng rãi là:

Xem thêm

sửa
 
Cánh đồng lúa mì.

Chú thích

sửa
  1. ^ Piperno D. R. (2005). Sues H. D. “Dinosaurs Dined on Grass”. Science. 310 (5751): 1126–1128. doi:10.1126/science.1121020. PMID 16293745. Đã bỏ qua tham số không rõ |unused_data= (trợ giúp)

Liên kết ngoài và tham khảo

sửa