Huỳnh Thanh Mỹ (29 tháng 3 năm 193810 tháng 10 năm 1965) tên thực Huỳnh Công Là, là phóng viên chiến trường làm việc cho hãng tin Associated Press (AP) đầu tiên thiệt mạng khi đang tường thuật cuộc chiến tại vùng Đồng bằng sông Cửu LongViệt Nam vào ngày 10 tháng 10 năm 1965.[1] Huỳnh Thanh Mỹ bị trúng đạn súng máy của du kích Việt Cộng hai lần vào bắp tay phải trong một lần tác nghiệp tại quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ ngày 2 tháng 5. Đến ngày 10 tháng 10, ông quay trở lại chiến trường sau khi hồi phục và bị thương lần nữa lúc Việt Cộng tràn ngập vị trí một khu căn cứ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, do vết thương quá nặng nên đã qua đời ở 27 tuổi trong lúc chờ được sơ tán. Vợ và con gái của ông đã được quân đội Mỹ di tản đến Los Angeles ngay sau khi chiến tranh kết thúc. [2][3][4] [5] Ông chính là anh ruột của Huỳnh Công Út, tức Nick Út, người chụp bức hình cô bé Kim Phúc bị bom lửa ở Trảng Bàng, Tây Ninh.[6] [7][8][9][10][11] [12][13] [14]

Huỳnh Thanh Mỹ
Sinh(1938-03-29)29 tháng 3, 1938
Long An, Việt Nam
Mất10 tháng 10 năm 1965
Quốc tịchViệt Nam
Nghề nghiệpPhóng viên chiến trường

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Nick Ut: The Amazing Saga And The Image That Helped End The Vietnam War”. The Leica Camera Blog. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ LA Times, From Vietnam to Los Angeles: Photographer who captured iconic image on one road sees end of another, Aug. 21, 2016
  3. ^ BBC, In pictures: The Vietnam War
  4. ^ thevietnamwar.info Huynh
  5. ^ vanityfair, Photographer Who Took Iconic Vietnam Photo Looks Back, 40 Years After the War Ended, Nick Ut’s photo of Kim Phuc was a transformative moment in a horrible conflict, by Mark Edward Harris Photographs by Mark Edward Harris, ngày 3 tháng 4 năm 2015[liên kết hỏng]
  6. ^ Interviews, Accessed ngày 12 tháng 8 năm 2014
  7. ^ “Nick Ut Announces Upcoming Retirement: "Nicky Didn't Go To The War, The War Came To Him", ngày 12 tháng 7 năm 2016”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “historywars, picture by Huynh Thanh”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ REQUIEM, BY THE PHOTOGRAPHERS WHO DIED IN VIETNAM AND INDOCHINA
  10. ^ Live from the Battlefield, By Peter Arnett, page 180
  11. ^ Saigon Has Fallen, By Peter Arnett, page
  12. ^ SANDLER:PHOTOGRAPHY: ILLUS HIST RLB, By Martin W. Sandler, page 112
  13. ^ Lost Over Laos: A True Story of Tragedy, Mystery, and Friendship, By Richard Pyle, Horst Faas, page 64
  14. ^ Getting It Wrong: Debunking the Greatest Myths in American Journalism, By W. Joseph Campbell, page 280