La Marseillaise (tạm dịch: Bài ca Marseille) là quốc ca của Pháp. Bài hát này do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg vào đêm 25 sáng 26 tháng 4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Lúc mới ra đời mang tên Chant de guerre pour l'armée du Rhine (Hành khúc quân Rhine).

La Marseillaise
Tiếng Việt: Bài ca Marseille

Quốc ca của  Pháp
LờiClaude Joseph Rouget de Lisle, 1792
NhạcClaude Joseph Rouget de Lisle, 1792
Được chấp nhận1795
Mẫu âm thanh
La Marseillaise
La Marseillaise (1907).

Hoàn cảnh ra đời sửa

 
Rouget de Lisle hát bài ca Marseillaise của ông lần đầu tiên

Mùa xuân năm 1792, liên quân Áo-Phổ đã tiến vào đất Pháp và áp sát thủ đô Paris. Để bảo vệ đất nước, người dân Pháp đã lập ra các đạo quân tình nguyện ra chiến trường chiến đấu. Lúc bấy giờ thành phố Strasbourg cũng tổ chức một đội quân tình nguyện. Trước khi đội quân xuất kích, thị trưởng thành phốPhilippe-Frédéric de Dietrich, Nam tước Dietrich (1748 - 1793), muốn tổ chức một buổi tuyên thệ. Ông nghĩ rằng trong buổi lễ tuyên thệ cần phải có một bài chiến ca để phấn khích tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de Lisle, và nói:

- Lisle, nghe nói anh biết sáng tác nhạc và hay làm thơ phải không?
- Vâng, cũng có đôi lúc! Người thanh niên trả lời.
- Anh có thể sáng tác một bài chiến ca thể hiện tinh thần yêu nước được không?
- Để chống lại bọn xâm lược Áo-Phổ, vâng, để tôi thử xem sao.
- Được, tôi hẹn với anh phải hoàn thành ngay trong đêm nay để ngày mai hát trong lúc xuất quân.
- Tôi nhất định hoàn thành.

Lisle đã thức suốt đêm để sáng tác nhạc và viết lời cho bài hát:

Allons! Enfants de la Patrie,
Le jour de gloire est arrivé!
Contre nous de la tyrannie,
L'étendard sanglant est levé!
L’étendard sanglant est levé!
Entendez-vous dans les campagnes,
Mugir ces féroces soldats?
Ils viennent jusque dans vos bras,
Egorger vos fils et vos compagnes!
Aux armes, citoyens!
Formez vos bataillons!
Marchons! Marchons!
Qu'un sang impur,
Abreuve nos sillons!
Nào những người con thân thương, yêu nước lên đường
Hào quang, huy hoàng ấy đang chờ ta
Hãy đánh thắng những bọn dã man hung tàn,
Cờ rướm máu bay cao, phấp phới chào.
Nhân dân ta đồng lòng khúc ca khải hoàn
Liệu bạn có thấy phía xa ngoài cánh đồng,
Giặc thù đang hung hăng tràn vào đây.
Chúng sẽ cắt cổ người thân của ta,
Tiến lên nào, hỡi những đứa con của quê nhà!
Xông pha, hỡi đồng bào ơi!
Chiến đấu, hỡi những đội quân
Vùng lên, vùng lên!
Nguyện đem máu giặc,
Tưới đẫm nương rẫy ruộng đồng

Ban đầu, Rouget de Lisle đặt tên cho bài hát là Chant de guerre de l'armée du Rhine ("Hành khúc quân sông Rhine") với hàm ý các binh lính Pháp sẽ giáp trận với tại sông Rhine và đuổi quân đội liên minh Áo - Phổ ra khỏi nước Pháp cách mạng. Sáng hôm sau, trước đoàn quân tình nguyện và dân chúng thành phố Strasbourg, Lisle đã cất tiếng hát làm mọi người xúc động. Vài ngày sau khi bài hát ra đời, liên quân Áo - Phổ tấn công Strasbourg. Về sau, bài hát được phổ biến nhanh chóng toàn nước Pháp. Đoàn quân tình nguyện của thành phố Marseille kéo về bảo vệ thủ đô Paris ngày 30 tháng 7 năm 1792 đã hát bài ca cách mạng này trên đường phố Paris trước tiên, vì thế công chúng Paris gọi là La Marseillaise ("Bài ca của người Marseille"). Liên quân Áo - Phổ bị đẩy bật khỏi Pháp sau thất bại trong trận Valmy vào ngày 20 tháng 9 năm 1792

Vào ngày 14 tháng 7 năm 1795, Quốc hội Pháp thông qua quyết nghị chính thức lấy bài "La Marseillaise" làm quốc ca nước Cộng hòa Pháp, khiến nó trở thành bài quốc ca đầu tiên của Pháp.[1] Nó bị mất vai trò này dưới thời hoàng đế Napoléon I, và sau này bị các vua Louis XVIIICharles X cấm chỉ. Bài hát chỉ được phục hồi trong một thời gian ngắn sau Cách mạng Tháng Bảy năm 1830.[2] Dưới sự trị vì của Napoleon I, Veillons au Salut de l'Empire là quốc ca không chính thức của Đế chế thứ nhất, trong khi quốc ca không chính thức của Đế chế thứ hai dưới thời Napoléon IIIPartant pour la Syrie. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, "La Marseillaise" được công nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế – một ví dụ là nó đã được Công xã Paris sử dụng vào năm 1871. 8 năm sau (1879), nó được khôi phục như là quốc ca của Pháp.

Lời sửa

Nguyên văn tiếng Pháp sửa

Allons ! Enfants de la Patrie,
Le jour de gloire est arrivé!
Contre nous de la tyrannie,
L'étendard sanglant est levé!
L’étendard sanglant est levé!
Entendez-vous dans les campagnes
Mugir ces féroces soldats?
Ils viennent jusque dans vos bras
Egorger vos fils et vos compagnes!
Aux armes, citoyens!
Formez vos bataillons!
Marchons! Marchons!
Qu'un sang impur
Abreuve nos sillons!

Dịch sang tiếng Việt sửa

Hãy tiến lên những người con của Tổ quốc,

Ngày vinh quang đã đến rồi!

Chúng ta hãy chống lại sự áp bức,

Ngọn cờ nhuốm máu đã giương lên! (2 lần)

Có nghe không trên những cánh đồng

Những tên lính khát máu đang gào thét?

Chúng đang tiến vào giữa chúng ta, để cắt cổ vợ con ta!

Chúng muốn gì, những bầy lũ nô lệ đó,

Những tên phản nghịch, những tên vua mưu phản?

Dành cho ai, những gông cùm đê hèn này,

Những xiềng xích đã được chuẩn bị từ lâu? (2 lần)

Này dân Pháp, cho chúng ta, ôi! Nhục nhã thay!

Có cách gì chúng ta phải làm?

Vì chính chúng ta mà họ dám tính

Đẩy ta về cảnh nô lệ cổ xưa!

Tại sao! Lũ người vọng ngoại này

Lại sẽ làm luật cho nước nhà của chúng ta!

Tại sao! Những kẻ hám lợi này

Lại quật ngã những dũng sĩ của chúng ta! (2 lần)

Lạy Chúa! Bởi vì tay bị xiềng xích

Mà vầng trán ta hàng phục ách áp bức!

Những kẻ bạo ngược xấu xa sẽ trở thành

Những chủ nhân của vận mệnh chúng ta!

Run sợ đi, những bạo chúa và ngươi, những kẻ phản bội

Điều sỉ nhục đến từ mọi phía

Run sợ đi! Những âm mưu giết cha mẹ của các ngươi

Cuối cùng sẽ phải nhận lấy cái giá phải trả của nó! (2 lần)

Tất cả đều là lính để chống các ngươi

Nếu như họ ngã xuống, những anh hùng trẻ của ta

Nước Pháp sẽ sinh ra những người con mới,

Tất cả sẵn sàng chiến đấu chống lại các ngươi.

Hỡi người Pháp, những chiến binh đang thức tỉnh,

Hãy chịu đựng, và giáng lại một đòn!

Hãy tha cho những nạn nhân xấu số

Những người đã hối hận khi chống lại chúng ta. (2 lần)

Nhưng không phải những tên điên cuồng khát máu

Những tên đồng lõa với Bouillé.

Cả những con hổ không chút khoan dung,

Xé phang ngực những người mẹ của chúng ta.

Với tình yêu thiêng liêng cho Tổ quốc

Dẫn dắt, hưởng ứng công cuộc rửa thù của ta.

Nền tự do, nền tự do thân yêu

Hãy chiến đấu chống những kẻ thủ cựu! (2 lần)

Dưới lá cờ của ta, khi chiến thắng

Mau chóng làm nên điểm sáng kiên cường.

Để quân thù tàn bạo kia

Thấy được vinh quang chiến thắng của chúng ta.

Chúng ta sẽ tham gia vào sự nghiệp

Khi tre già không còn ở đó.

Phía kia, ta chỉ thấy cát bụi

Những vết tích, tiết tháo sáng ngời (2 lần)

Phải kiên định để niềm tin sáng mãi

Còn hơn sẻ chia phận ta cùng chiếc quan tài.

Sẽ là thứ danh dự cao cả Để đền ơn nước, trả thù nhà.

Điệp khúc:

Cầm vũ khí, hỡi đồng bào!

Lập thành những đoàn quân!

Cùng tiến bước! Tiến bước!

Máu quân thù ô uế

Sẽ tưới đẫm ruộng ta!

Năm 1882, nhà soan nhạc Nga nổi tiếng Pyotr Ilyich Tchaikovsky đã trích dẫn "La Marseillaise" để mô tả đội quân xâm lược Pháp trong bản Giao hưởng 1812 của ông. Ông cũng trích dẫn bài "Bozhe, Tsarya khrani!" (Chúa phù hộ Sa hoàng) để mô tả quân đội Nga. Trên thực tế, cả hai bản quốc ca này đều không được sử dụng vào năm 1812. Thêm nữa, có một số ca khúc có giai điệu của bài La Marseillaise như:

Ngoài ra, bài hát còn xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng của Mỹ Casablanca, khi toàn bộ khách trong quán Rick's Café Américain dưới sự bắt nhịp của Victor Laszlo, một lãnh tụ kháng chiến người Tiệp Khắc, hát át tiếng các sĩ quan Đức Quốc xã đang hát vang bài hát "Die Wacht am Rhein" (Bảo vệ sông Rhein). Điều này dẫn tới việc viên thiếu tá Đức Strasser đóng cửa quán. Năm năm sau, hai bài hát này lại cùng xuất hiện trong bộ phim của Jean Renoir – Grand Illusion năm 1937. Renoir đã phác họa lịch sử bài La Marseillaise trong bộ phim cùng tên một năm sau đó[3].

Chú thích sửa

  1. ^ Mould, Michael (2011). The Routledge Dictionary of Cultural References in Modern French. New York: Taylor & Francis. tr. 147. ISBN 978-1-136-82573-6. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.
  2. ^ Modern History Sourcebook: La Marseillaise, 1792 Lưu trữ 2014-08-14 tại Wayback Machine.
  3. ^ La Marseillaise (1938)

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa