Leonid "Leo" Hurwicz (sinh 21 tháng 8 năm 1917 – mất 24 tháng 6 năm 2008) Giáo sư kinh tế danh dự, ủy viên hội đồng quản trị Đại học Minnesota. Ông khởi xướng sự phát triển của lý thuyết thiết kế cơ chế[1] được sử dụng trong kinh tế học, khoa học chính trịkhoa học xã hội; ông cũng là một người tiên phong trong việc ứng dụng lý thuyết trò chơi cho kinh tế học[2]. Nhờ cống hiến đó, ông đã được tặng Giải Nobel Kinh tế năm 2007, và trở thành người nhận giải lớn tuổi nhất trong số những người đã đoạt Giải Nobel[3].

Leo Hurwicz
Sinh21 tháng 8 năm 1917 (90 tuổi)
Moskva, Nga
Mất24 tháng 6 năm 2008 (90 tuổi)
Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ
Quốc tịch Mỹ
Trường lớpĐại học Warszawa
Học viện Kinh tế - Chính trị London
Nổi tiếng vìLý thuyết thiết kế cơ chế
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước về Khoa học, Hoa Kỳ
Giải Nobel Kinh tế (2007)
Sự nghiệp khoa học
NgànhKinh tế học
Nơi công tácĐại học Minnesota

Hurwicz nhận chung giải Nobel Kinh tế với Eric MaskinRoger Myerson, những người làm cho tác phẩm của ông tinh tế hơn trong các kỹ thuật phân tích các thị trường bất hoàn hảo[1]. Tác phẩm của họ được sử dụng để tìm ra "cách phân bổ hiệu quả nhất các tài nguyên với những thông tin sẵn có, bao gồm các động cơ của những người có liên quan"[4].

Tiểu sử

sửa

Hurwicz sinh năm 1917 trong một gia đình Do Thái từ Ba Lan, họ là những người tị nạn Chiến tranh thế giới thứ nhất từ Vương quốc Lập hiến Ba Lan dời đến Moskva, vài tháng trước cuộc Cách mạng tháng Mười. Ngay sau đó, gia đình ông đã quay lại Warszawa, Ba Lan. Năm 1938, ông đã nhận bằng LL.M. tại Đại học Warszawa. Năm 1939, ông đã học tại Trường Kinh tế London, sau đó đến Genève. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, ông bị buộc dời đến Bồ Đào Nha, và cuối cùng đến Hoa Kỳ. Ông đã tiếp tục học tại Đại học HarvardĐại học Chicago[5]. Cha mẹ và em trai ông đã chạy đến Warszawa, và bị bắt và đưa đến các trại lao động Liên Xô.

Hurwicz và vợ Evelyn (sinh 3 tháng 10 năm 1921) sống ở nam Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ[6]. Họ có bốn con: Sarah, Michael, Ruth và Maxim.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Ohlin, Pia (15 October 2007). “US trio wins Nobel Economics Prize”. AFP via Yahoo! News. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ Higgins, Charlotte (15 October 2007). “Americans win Nobel for economics”. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ “U of M Economist Wins Nobel Prize”. Minnesota Public Radio. ngày 15 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Bergman, Jonas and Kennedy, Simon (15 October 2007). “Hurwicz, Maskin and Myerson Win Nobel Economics Prize”. Bloomberg. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Hughes, Art (15 October 2007). “Leonid Hurwicz -- commanding intellect, humble soul, Nobel Prize winner”. Minnesota Public Radio. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ Tong, Vinnie (Associated Press) (15 October 2007). “U.S. Trio Wins Nobel Economics Prize”. Forbes.com. Forbes. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa