Leontodon là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).[5]

Leontodon
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Asterales
Họ (familia)Asteraceae
Phân họ (subfamilia)Cichorioideae
Tông (tribus)Cichorieae
Phân tông (subtribus)Hypochaeridinae
Chi (genus)Leontodon
L., 1753 nom. cons.[1][2]
Loài điển hình
Leontodon hispidus
L., 1753 typ. cons.[2][3][4]
Các loài
41. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Dens-leonis Ség., 1754 nom. superfl.
  • Antodon Neck., 1790 nom. inval.
  • Apargia Scop., 1771
  • Asterothrix Cass., 1827
  • Bohadschia F.W.Schmidt, 1795 nom. illeg.
  • Colobium Roth, 1796
  • Microderis DC., 1838
  • Plancia Neck., 1790 nom. inval.
  • Streckera Sch.Bip., 1834
  • Thrincia Roth, 1796
  • Thrixa Dulac, 1867 nom. superfl.
  • Virea Adans., 1763
Leontodon saxatilis.

Phân loại sửa

Trước năm 1753 sửa

Năm 1671, Gaspar Bauhin đề cập tới Dens Leonis với 8 loài được mô tả, trong đó loài số 1 là Dens Leonis latiore folio với dẫn chiếu tới Taraxacon minus.[6]

Năm 1700 (in 1719 sau khi tác giả mất), Joseph Pitton de Tournefort công bố hình minh họa cho Dens Leonis.[7]

Năm 1721, Sébastien Vaillant công bố Dens-LeonisTaraxaconoïdes.[8][9], trong đó loài số 1 của Dens Leonis mô tả như sau: Dens-Leonis qui Taraxacon officinarum. Dens-Leonis latiore folio. B. Pinn. 126. I. R. H. 468.

Năm 1737, Carl Linnaeus công bố Leontodon trong cả Flora Lapponica[10]Hortus Cliffortianus[11]. Mô tả của Leontodon trong Flora Lapponica như sau: "Leontodon calice inferne reflexo. Dens leonis, latiore folio. Bauh. Pin. 126." còn trong Hortus Cliffortianus thì gồm 2 loài như sau: 1. Leontodon calyce inferne reflexo... Dens leonis, qui Taraxacon officinarum... 2. Leontodon calyce toto erecto hispido, foliis hispidis dentatis, dentibus integerrimis. Taraxaconoides perennis & vulgaris." Như thế, trong Hortus Cliffortianus thì Linnaeus coi Leontodon bao gồm cả Dens LeonisTaraxaconoides. Trong ấn bản 2 năm 1742 của Genera Plantarum, Linnaeus một lần nữa ghi nhận Leontodon,[12] và nó cũng bao gồm cả Dens Leonis lẫn Taraxaconoides.

Cũng trong năm 1742, Albrecht von Haller công bố Taraxacum hợp nhất cả Dens Leonis của Tournerfort và Vaillant lẫn Taraxaconoides của Vaillant cũng như Leontodon của Linnaeus (1737),[13] trong đó Dens Leonis có mô tả "Pappo simplici, in stipite calycis squamis imis reflexis" với 3 loài còn Taraxaconoides có mô tả là "Pappo plumoso, (Malpigh. ic. 294.) sessili, calycis squamis erectis" với 5 loài.

Năm 1751, một lần nữa Carl Linnaeus ghi nhận Leontodon như là Dens Leonis.[14]

Cần lưu ý rằng chỉ các danh pháp công bố kể từ Species Plantarum năm 1753 của Carl Linnaeus mới ghi nhận việc áp dụng danh pháp hai phần một cách kiên định và nó được coi là điểm khởi đầu trong việc đặt tên thực vật.

Từ năm 1753 trở đi sửa

Năm 1753, Carl Linnaeus công bố 6 loài Leotodon,[15] theo trật tự bao gồm L. taraxacum (dẫn chiếu tới Leontodon mà ông mô tả năm 1737 trong Flora Lapponica, nay là Taraxacum officinale hoặc gần đây ghi nhận như là phức hợp loài tạo thành tổ Taraxacum sect. Taraxacum), L. bulbosum (= Aetheorhiza bulbosa), L. dandelion (= Krigia dandelion), L. autumnale (= Scorzoneroides autumnalis), L. tuberosum (= Leontodon tuberosus) và L. hispidum (dẫn chiếu tới loài số 2 trong Hortus Cliffortianus, = Leontodon hispidus).

Năm 1754, Carl Linnaeus cung cấp mô tả chung cho Leotodon,[16] dẫn chiếu cả Dens Leonis của Tournerfort và Vaillant lẫn Taraxaconoides của Vaillant, theo đó Dens Leonis có mô tả "Pappo simplici seu capillari gaudet et calycis squamis exterioribus reflexis" còn Taraxaconoides có mô tả "Pappo plumoso seu radiato et calycis squamis omnibus erectis distinguitur".

Năm 1757, Johann Gottfried Zinn công bố danh pháp Taraxacum.[17] Tuy nhiên, danh pháp này là tên gọi bị loại bỏ (nomen rejiciendum) do nó đơn giản chỉ là tên gọi thay thế cho Leontodon của Linnaeus (1753) mà không có bất kỳ thay đổi nào. Điều tương tự diễn ra với Taraxacum của Christian Gottlieb Ludwig năm 1760.[18]

Năm 1763, Michel Adanson chia Leontodon của Linnaeus (1753) thành 2 chi là LeontodonVirea, trong đó ông giữ Leontodon cho Dens Leonis còn Virea cho Taraxaconoides.[19][20] Năm 1772, Giovanni Antonio Scopoli chia Leontodon của Linnaeus (1753) thành Hedypnois (cho Dens Leonis) với 1 loài là Hedypnois taraxacum (= Taraxacum officinale) và Leontodon cho Taraxaconoides gồm 5 loài là L. hispidum, L. hirtum, L. chondrillaefolium, L. ciliatumL. autumnale.[21][22] Tuy nhiên, Hedypnois của Scopoli là danh pháp không hợp lệ (nomen illegitimum) do Philip Miller đã sử dụng danh pháp này từ năm 1754 để chỉ nhóm các loài khác cùng phân tông Hypochaeridinae trong họ Asteraceae.[23]

Năm 1780, Friedrich Heinrich Wiggers thiết lập chi Taraxacum với loài Taraxacum officinale (là Leontodon taraxacum của Linnaeus).[24] Các danh pháp TaraxacumTaraxacum officinale của Wiggers đều là danh pháp được bảo toàn (nom. cons.) so với Taraxacum Zinn, 1757 nom. rej.[25] Do vậy, Leontodon nghĩa rộng ngày nay được hiểu như là Taraxaconoïdes của Sébastien Vaillant.

Khi hiểu theo nghĩa rộng (sensu lato) thì chi này là đa ngành[26] và bao gồm cả các loài thuộc phân chi Oporinia mà kể từ năm 2006 trở đi đã được xếp lại trong chi được phục hồi là Scorzoneroides.[26][27]

Một số tác giả chia Leotodon nghĩa hẹp (sensu stricto) thành 3 tổ là Leotodon sect. Asterothrix, Leotodon sect. LeontodonLeotodon sect. Thrincia.[4]

Phân bố sửa

Các loài Leotodon là bản địa châu Âu, Bắc Phi, miền tây châu Á từ Thổ Nhĩ Kỳ, Syria ở phía tây tới Iran, Turkmenistan ở phía đông.[28] Một số loài đã du nhập vào Australia, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, New Zealand, Zimbabwe.[28][29][30]

Các loài sửa

Chi Leontodon nghĩa hẹp (sensu stricto) gồm khoảng 41 loài:[28]

Lai ghép sửa

Sinh thái học và sử dụng sửa

Hạt của các loài Leontodon là nguồn thức ăn quan trọng cho một số loài chim.[31]

Tại Crete, loài Leontodon tuberosus được gọi là γλυκοβύζια (glykovyzia), γλυκοράδικα (glykoradika) hay βυζάκια (vyzakia) và người ta lấy rễ của nó để ăn tươi còn lá thì ăn ở dạng luộc.[32]

Chất chuyển hóa thứ cấp sửa

Chi Leontodon nghĩa hẹp là nguồn phong phú các hypocretenolide, dạng guaiene độc đáo của các lactone sesquiterpen với vòng 12,5-lactone thay thế cho vòng 12,6 lactone thông thường.[33]

Các phenolic tìm thấy trong Leontodon bao gồm luteolin, một loại flavonoid và các dẫn xuất của acid caffeoylquinic như acid chlorogenicacid 3,5-dicaffeoylquinic. Ngoài ra, các loài Leontodon cũng chứa các dẫn xuất của acid caffeoyl tartaricacid chichoric.[34][35]

Chú thích sửa

  1. ^ Carl Linnaeus, 1753. Leontodon. Species Plantarum 2: 798.
  2. ^ a b Vuilleumier B. S., 1969. (263). Proposal for the conservation of the generic name (9574) Leontodon L. with L. hispidus L. as typus conservandus against Virea Adanson. Taxon Vol. 18, 3: 343-345.
  3. ^ Carl Linnaeus, 1753. Leontodon hispidum. Species Plantarum 2: 799.
  4. ^ a b Widder F. J., 1975. Die Gliederung der Gattung Leontodon. Phyton (Austria) 17(1-2): 23– 29.
  5. ^ The Plant List (2010). Leontodon. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ Gaspar Bauhin, 1671. Dens Leonis. Pinax theatri botanici: 126.
  7. ^ Joseph Pitton de Tournefort, 1700 in 1719. Dens Leonis – La dent de Lion. Institutiones rei herbariae: Tab. 266.
  8. ^ Sébastien Vaillant, 1721. Dens-Leonis. Dent-de-Lion, ou pissenlit. De l'etablissement de nouveaux caractères de plantes à fleurs composées. Classe III. Des Cichoracées ou Chicoracées: 176-177.
  9. ^ Sébastien Vaillant, 1721. Taraxaconoïdes. Houssoir-de-plumes. De l'etablissement de nouveaux caractères de plantes à fleurs composées. Classe III. Des Cichoracées ou Chicoracées: 178-179.
  10. ^ Carl Linnaeus, 1737. 280. Leontodon. Flora Lapponica: 228.
  11. ^ Carl Linnaeus, 1737. Leontodon. Hortus Cliffortianus: 386.
  12. ^ Carl Linnaeus, 1742. 747. Leontodon. Genera Plantarum (ấn bản 2): 379.
  13. ^ Albrecht von Haller, 1742. Taraxacum. Enumeratio methodica stirpium Helvetiae indigenarum 1: 739-742.
  14. ^ Carl Linnaeus, 1751. Leontodon. Philosophia Botanica: 160 sec. 221.
  15. ^ Carl Linnaeus, 1753. Leontodon. Species Plantarum 2: 798-799.
  16. ^ Carl Linnaeus, 1754. Leontodon. Genera Plantarum (ấn bản 5): 349.
  17. ^ Johann Gottfried Zinn, 1757. Taraxacum. Catalogus Plantarum Horti Academici et Agri Gottingensis: 425.
  18. ^ Christian Gottlieb Ludwig, 1760. 439. Taraxacum. Definitiones generum plantarum (ấn bản 3a): 175.
  19. ^ Michel Adanson, 1763. Leontodon. Familles des plantes 2: 112, 569.
  20. ^ Michel Adanson, 1763. Virea. Familles des plantes 2: 112, 618.
  21. ^ Giovanni Antonio Scopoli, 1772. 314. Hedypnois. Flora Carniolica 2: 99.
  22. ^ Giovanni Antonio Scopoli, 1772. 318. Leontodon. Flora Carniolica 2: 111.
  23. ^ Philip Miller, 1754. Hedypnois. The gardeners dictionary 2: 606.
  24. ^ Friedrich Heinrich Wiggers, 1780. Taraxacum officinale. Primitiae Florae Holsaticae: 56.
  25. ^ Proposals and Disposals. Tìm Taraxacum.
  26. ^ a b Rosabelle Samuel; Walter Gutermann; Tod F. Stuessy; Claudete F. Ruas; Hans-Walter Lack; Karin Tremetsberger; Salvador Talavera; Barbara Hermanowski; Friedrich Ehrendorfer (2006). “Molecular phylogenetics reveals Leontodon (Asteraceae, Lactuceae) to be diphyletic”. American Journal of Botany. 93: 1193–1205. doi:10.3732/ajb.93.8.1193. PMID 21642184.
  27. ^ Greuter W.; Gutermann W.; Talavera S. (2006). “A preliminary conspectus of Scorzoneroides (Compositae, Cichorieae) with validation of the required new names” (PDF). Willdenowia. 36: 689–692. doi:10.3372/wi.36.36204. ISSN 0511-9618. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2012.
  28. ^ a b c Leontodon trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 9-1-2023.
  29. ^ “52. Leontodon Linnaeus”, Flora of North America
  30. ^ “Leotodon L.”, Flora of New Zealand
  31. ^ D. L. Buckingham; W. J. Peach (2005). “The influence of livestock management on habitat quality for farmland birds”. Animal Science. 81: 199–203. doi:10.1079/asc50700199. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  32. ^ Kleonikos G. Stavridakis (Κλεόνικος Γ. Σταυριδάκης) (2006). Wild edible plants of Crete (Η Άγρια βρώσιμη χλωρίδα της Κρήτης). Rethymnon Crete. tr. 414. ISBN 960-631-179-1.
  33. ^ Zidorn C. (2008). “Sesquiterpene lactones and their precursors as chemosystematic markers in the tribe Cichorieae of the Asteraceae”. Phytochemistry. 69: 2270–2296. doi:10.1016/j.phytochem.2008.06.013. ISSN 0031-9422. PMID 18715600.
  34. ^ Zidorn C.; Stuppner H. (2001). “Evaluation of chemosystematic characters in the genus Leontodon”. Taxon. 50: 115–133. doi:10.2307/1224515. ISSN 0040-0262.
  35. ^ Sareedenchai V.; Zidorn C. (2010). “Flavonoids as chemosystematic markers in the tribe Cichorieae of the Asteraceae”. Biochemical Systematics and Ecology. 38: 935–957. doi:10.1016/j.bse.2009.09.006. ISSN 0305-1978.

Liên kết ngoài sửa

  •   Tư liệu liên quan tới Leontodon tại Wikimedia Commons
  •   Dữ liệu liên quan tới Leontodon tại Wikispecies