Sclerocarya birrea, thường được gọi là marula, là một loài cây đơn tính cỡ vừa và là loài cây bản địa của rừng miombo, miền Nam châu Phi, trải dài đến Tây Phi và Madagascar.

Marula
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Anacardiaceae
Chi (genus)Sclerocarya
Loài (species)S. birrea
Danh pháp hai phần
Sclerocarya birrea
(A. Rich.) Hochst.
Danh pháp đồng nghĩa
Poupartia birrea (A. Rich.) Aubrév
Spondias birrea (A. Rich.) [1]
Hình ảnh cây marula được chụp vào tháng 9, cây rụng lá vào mùa đông
Thân cây marula 
Quả marula lúc còn xanh
Quả marula rụng ở Ongwediva, Namibia
Hạt marula
Lớp vỏ hạch cứng bao bên ngoài hạt
Dầu marula

Mô tả sửa

Cây có thân đơn và tán lá vươn rộng ra xung quanh, đặc trưng với những đốm màu xám trên vỏ cây. Cây có thể mọc cao đến 18m, chủ yếu ở các vùng rừng cây thấp và thưa. Loài cây này phân bố rộng khắp châu Phi và Madagascar, theo sự di cư của người Bantu vì nó là một phần trong khẩu phần ăn họ. Hươu cao cổ, tê giác và voi đều có khẩu phần ăn là loài cây này, trong đó, voi là loài tiêu thụ nhiều nhất. Voi ăn cả vỏ cây, nhánh và quả gây tổn hại lớn đến cây. Voi được chứng minh là tác nhân hạn chế sự sinh trưởng của loài cây này, tuy nhiên, chúng cũng mang hạt của loài này phát tán đi thông qua phân.

Mùa quả chín kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3, quả marula chín có vỏ bên ngoài màu vàng, với thịt quả màu trắng. Thịt quả rất giàu vitamin C— gấp khoảng tám lần lượng vitamin C có trong cam. Quả rất mọng nước và chua cùng với một hương vị đặc biệt.[2] Bên trong là một hạch cứng, dày chứa hạt giống. Những hạch này, khi khô sẽ bung ra ở một đầu, để lộ ra từ 2 đến 3 hạt giống. Các hạt marula có vị khá ngon nên được rất nhiều loài vật tìm kiếm, đặc biệt là các loài gặm nhấm nhỏ.

Phân loại sửa

Tên chung Sclerocarya là bắt nguồn từ tiếng hy lạp Cổ từ 'skleros' có nghĩa là 'cứng' và 'karyon' có nghĩa là 'hạt'. Đại ý nói đến hạch cứng bao bên ngoài hạt. Từ 'birrea' đến từ tên gọi chung 'birr', cho loại cây này  ở Senegal.[3]

Marula thuộc cùng một Họ Đào lộn hột  với xoài, điều, hạt dẻ, và liên quan mật thiết với chi Poupartia từ Madagascar.

Sử dụng trong dân gian sửa

Trong khi ít được biết đến trên toàn cầu, thì tại châu Phi, quả marula được sử dụng như là thức ăn từ lâu, và có giá trị kinh tế xã hội quan trọng.[4]

Sử dụng trong thương mại sửa

Nhìn chung, quả marula được thu thập chủ yếu từ các cây mọc hoang bởi những người dân vùng nông thôn. Việc thu hái chỉ diễn ra trong hai đến ba tháng, nhưng lại là một nguồn thu nhập quan trọng của những người dân nghèo. Trái cây được gửi đến nhà máy chế biến nơi thịt quả, hạt, nhân và dầu từ hạt được chiết xuất và lưu trữ.

Trái cây được sử dụng để làm nên rượu kem Amarula, đây là một hỗn hợp nhuyễn, được đông lạnh và sử dụng như một loại gia vị cho các loại nước ép hỗn hợp, điển hình như Marula Mania, dầu marula được dùng như là một thành phần trong một số loại mỹ phẩm.

Văn hóa đại chúng sửa

Các loại đồ uống có cồn (maroela mampoer) làm từ quả marula được nhắc đến trong các câu chuyện của nhà văn Nam Phi  Herman Charles Bosman.

Quả marula cũng được ăn bởi các loài động vật khác ở Nam Phi. Trong phim Animals Are Beautiful People của Jamie Uys, phát hành vào năm 1974, một số cảnh miêu tả voi, đà điểu, lợn bướu và khỉ bị say khi ăn quả merula lên men. Một nghiên cứu sau đó cho rằng tình huống trong phim không thể xảy ra, ít nhất là đối với các động vật kể trên, và nhiều khả năng là do dàn dựng.[cần dẫn nguồn] Voi sẽ phải cần một số lượng rất lớn quả merula lên men thì mới có thể bị ảnh hưởng, hơn nữa, lượng nước mà voi uống vào mỗi ngày cũng sẽ làm giảm những tác động này.[5] Tuy nhiên, các báo cáo về việc voi trở nên say sưa với quả marula vẫn còn tồn tại dai dẳng.[6]

Xem thêm sửa

  • List of Southern African indigenous trees

Tham khảo sửa

  1. ^ “Entry for Sclerocarya birrea”. JSTOR Global Plants. JSTOR. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ Bản sao đã lưu trữ. Non-Wood Forest Products. ISBN 92-5-103748-5. OCLC 34529770. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.|tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ “Sclerocarya birrea Sond. ssp. caffra J.O. Kokwaro”. ecoport.org. ngày 2 tháng 11 năm 2001. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ . Lost Crops of Africa. ISBN 978-0-309-10596-5. OCLC 34344933 http://books.nap.edu/openbook.php?record_id=11879. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)|tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Chú thích tạp chí
  6. ^ Couper, Ross. “Elephants drunk on native fruit at South Africa's Singita Sabi Sand”. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014.