Natri peoxit
Natri peoxit là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Na2O2. Đây là một sản phẩm của phản ứng đốt natri với oxy.[1] Nó là một oxit bazơ và là chất oxy hóa mạnh. Nó tồn tại trong nhiều dạng hydrat và pehydrat như Na2O2·2H2O2·4H2O, Na2O2·2H2O, Na2O2·2H2O2, và Na2O2·8H2O.[2]
Natri peroxit | |
---|---|
![]() Cấu trúc của natri peoxit | |
![]() | |
![]() Mẫu natri peoxit | |
Tên khác | Natri đioxit Flocool Solozone Đinatri peoxit Natri monoxit |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Số RTECS | WD3450000 |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Na2O2 |
Khối lượng mol | 77,9768 g/mol (khan) 114,00736 g/mol (2 nước) 222,09904 g/mol (8 nước) |
Bề ngoài | bột vàng nhạt |
Khối lượng riêng | 2,805 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 675 °C (948 K; 1.247 °F) |
Điểm sôi | phân hủy |
Độ hòa tan trong nước | phản ứng mãnh liệt |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | lục phương |
Nhiệt hóa học | |
Entanpi hình thành ΔfH | -513 kJ/mol |
Entropy mol tiêu chuẩn S | 95 J K-1 mol-1 |
Các nguy hiểm | |
MSDS | External MSDS |
Phân loại của EU | Chất oxy hóa (O) Chất ăn mòn (C) |
Chỉ mục EU | 011-003-00-1 |
NFPA 704 |
|
Chỉ dẫn R | R8, R35 (xem Danh sách nhóm từ R) |
Chỉ dẫn S | S1/2, S8, S27, S39, S45 (xem Danh sách nhóm từ S) |
Điểm bắt lửa | không cháy |
Các hợp chất liên quan | |
Cation khác | Liti peoxit Kali peoxit Rubiđi peoxit Xesi peoxit |
natri oxit liên quan | Natri oxit Natri supeoxit |
Hợp chất liên quan | Natri hydroxit Hydro peoxit |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Đặc tínhSửa đổi
Natri peoxit kết tinh ở dạng cấu trúc lục phương.[3] Trên nhiệt độ nóng chảy, cấu trúc lục phương chuyển qua quá trình quá độ sang một cấu trúc chưa được biết đến ở 512 °C.[4] Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy 675 °C, hợp chất phân hủy, giải phóng O2, trước khi đạt đến điểm sôi.[5]
Natri peoxit bị thuỷ phân tạo ra natri hydroxit và hydro peoxit theo phản ứng:
- Na2O2 + 2H2O → 2NaOH + H2O2
Điều chếSửa đổi
Phương pháp tổng hợp không còn quan trọng nữa vì sự phát triển của các phương pháp hiệu quả theo hydro peoxit.[2] Ban đầu natri peoxit được điều chế với khối lượng lớn bằng phản ứng giữa natri và oxi ở 130–200 °C, một quá trình trong đó sinh ra natri oxit, một chất trung gian:[4]
- 4Na + O2→ 2Na2O
- 2Na2O + O2→ 2Na2O2
Một số cách chuyên môn hóa hơn được phát triển. Ở nhiệt độ thấp (0–20 °C), O2 phản ứng với hỗn hống NaHg loãng (0,1–5%). Nó còn được điều chế bằng cách dẫn khí ozon qua dung dịch natri iotua trong ống platin hay palađi. Ozon oxy hóa natri tạo ra natri peoxit. Iot được giải phóng dưới dạng tinh thể, có thể thăng hoa khi đun nóng nhẹ. Platin hay palađi làm xúc tác cho phản ứng và không bị natri peoxit tấn công.
Sử dụngSửa đổi
Natri peoxit được dùng để tẩy bột giấy gỗ trong sản xuất giấy và in ấn. Gần đây nó được dùng chủ yếu trong các hoạt động thí nghiệm chuyên môn, ví dụ như tách kim loại khỏi quặng. Natri peoxit có thể tìm với tên thương mại Solozone[4] và Flocool.[5] Trong các phản ứng điều chế, natri peoxit dùng làm chất oxy hóa. Nó còn làm nguồn cung cấp oxi bởi phản ứng giữa nó với cacbon đioxit giải phóng oxy và tạo ra natri cacbonat; vì thế nó rất hữu ích trong các thiết bị lặn, tàu ngầm,… Liti peoxit cũng có ứng dụng tương tự.
Nó còn dùng trong điều chế mẫu thử bởi tổng hợp peoxit (peroxide fusion) và phân tích sau đó bởi AA hay ICP.
Tham khảoSửa đổi
- ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1984), Chemistry of the Elements, Oxford: Pergamon, tr. 98, ISBN 0-08-022057-6Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a ă Harald Jakob, Stefan Leininger, Thomas Lehmann, Sylvia Jacobi, Sven Gutewort "Peroxo Compounds, Inorganic" Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2007, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a19_177.pub2
- ^ Tallman, R. L.; Margrave, J. L.; Bailey, S. W. (1957). “Cấu trúc tinh thể của natri peoxit”. J. Am. Chem. Soc. 79: 2979–80. doi:10.1021/ja01568a087.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a ă â Macintyre, J. E., ed. Dictionary of Inorganic Compounds, Chapman & Hall: 1992.
- ^ a ă Lewis, R. J. Sax's Dangerous Properties of Industrial Materials, 10th ed., John Wiley & Sons, Inc.: 2000.