Olympiad cờ vua online là một giải đấu cờ vua trực tuyến được Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) tổ chức từ 25 tháng 7 đến 30 tháng 8 năm 2020. Có tổng cộng 163 quốc gia tham dự. Chủ tịch FIDE quyết định Nga và Ấn Độ cùng vô địch sau sự cố mạng ở trận thứ hai chung kết khiến các kỳ thủ Ấn Độ bị mất kết nối và hết thời gian.

Olympiad cờ vua online 2020
Fide Online Chess Olympiad
Thời gian 24 tháng 7 – 30 tháng 8
Đội tuyển 163
Quốc gia 163
Hình thức Trực tuyến
Địa điểm Chess.com
Danh sách huy chương
Hỗn hợp 1  Nga Ấn Độ

3  Hoa Kỳ Ba Lan

Bối cảnh sửa

Trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 lan tràn, hàng loạt giải đấu cờ vua truyền thống phải hủy hoặc hoãn. Olympiad cờ vua lần thứ 44 theo kế hoạch được tổ chức vào tháng 8 năm 2020, nhưng do dịch bệnh nên phải hoãn sang năm 2021[1]. Vì vậy FIDE đã quyết định tổ chức một giải đấu trực tuyến vào cùng thời gian để thay thế cho giải đấu đồng đội lớn nhất thế giới này[2]. Giải đấu có tên Olympiad cờ vua online.

Thể thức sửa

Cấu trúc đội tuyển và thời gian sửa

Giải đấu theo thể thức đồng đội. Mỗi trận đấu đội tuyển đưa ra 6 kỳ thủ, trong đó có ít nhất 2 kỳ thủ nữ, 1 kỳ thủ trẻ không quá 20 tuổi (U20) và 1 kỳ thủ nữ trẻ U20. Khác với Olympiad truyền thống, mỗi liên đoàn thành viên có thể cử hai đội tuyển nam nữ, mỗi trận đấu có 4 kỳ thủ, gồm những kỳ thủ xuất sắc nhất không phân biệt tuổi tác, giải đấu này là sự kết hợp của kỳ thủ bình thường và kỳ thủ trẻ. Mỗi đội tuyển có thể gồm tối đa 12 kỳ thủ gồm 6 chính thức và 6 dự bị.

Giải đấu theo thể thức cờ nhanh, mỗi ván đấu là 15 phút + 5 giây lũy tiến. Điều này cũng khác với Olympiad truyền thống là thi đấu cờ tiêu chuẩn. Điểm số mỗi trận đấu tính theo 6 bàn, thắng (từ 3,5 điểm ván trở lên) được 2 điểm, hòa (3 điểm ván) được 1 điểm và thua (2,5 điểm ván trở xuống) được 0 điểm[3]. Giải thi đấu trên nền tảng chess.com, một trong những trang web chơi cờ trực tuyến hàng đầu thế giới.

Các hạng đấu sửa

Nếu như Olympiad truyền thống tất cả các đội tuyển đánh cùng nhau theo hệ Thụy Sĩ, giải đấu này thi đấu phân theo hạng. Có tất cả năm hạng đấu: từ hạng cơ sở (hạng thấp nhất), hạng 4, 3, 2 và hạng cao nhất. Thứ hạng các đội tuyển dùng để phân hạng được tính theo kết quả của Cúp Gaprindashvili tại Olympiad cờ vua lần thứ 43, tức tổng điểm của hai đội tuyển nam và nữ tại Olympiad cờ vua năm 2018.

Với 163 đội tuyển đăng ký tham dự, sự phân hạng được sắp xếp như sau[3]:

Vòng đánh theo hạng

Hạng cơ sở gồm 30 đội tuyển có thứ hạng thấp nhất, chia làm 3 bảng, mỗi bảng 10 đội thi đấu vòng tròn một lượt. Ở mỗi bảng chọn 4 đội đứng đầu thăng lên hạng 4.

Hạng 4 gồm 38 đội tuyển có thứ hạng cao hơn hạng cơ sở, cùng 12 đội tuyển từ hạng cơ sở thăng hạng, tổng cộng 50 đội, chia thành 5 bảng, mỗi bảng 10 đội. Mỗi bảng chọn 3 đội đứng đầu thăng hạng 3.

Hạng 3 và hạng 2 mỗi hạng gồm 35 đội, cùng 15 đội thăng lên từ hạng dưới, tổng cộng 50 đội, chia thành 5 bảng, mỗi bảng 10 đội. Mỗi bảng chọn 3 đội đứng đầu thăng hạng trên.

Hạng cao nhất gồm 5 đội tuyển đứng đầu Cúp Gaprindashvili, cùng 20 đội được đề cử từ 4 châu lục (Âu, Á/Đại Dương, Mỹ và Phi), mỗi châu lục 5 đội. 25 đội này cùng 15 đội thăng từ hạng 2 tổng cộng 40 đội, chia thành 4 bảng, mỗi bảng 10 đội. Mỗi bảng chọn 3 đội đứng đầu vào vòng loại trực tiếp.

Các đội cùng bảng ở hạng dưới khi được thăng hạng sẽ thường được xếp khác bảng ở hạng trên. Các đội vô địch bảng đấu hạng dưới sẽ không cùng bảng ở hạng trên (trừ hạng 2 có 5 đội lên hạng cao nhất có 4 bảng).

Vòng loại trực tiếp

Ở vòng loại trực tiếp, 4 đội đầu bảng được vào thẳng tứ kết. 8 đội hạng nhì và hạng ba đấu với nhau ở vòng đấu tiền tứ kết. 4 đội thắng vòng tiền tứ kết vào tứ kết

Các vòng đấu tứ kết, bán kết và chung kết tiếp tục thi đấu theo thể thức loại trực tiếp.

Các sự cố sửa

Đây là giải đấu online nên điều quan trọng nhất là chống gian lận, vì sức tính toán của các phần mềm hàng đầu đã vượt xa con người trong môn cờ vua. Mặc dù các kỳ thủ tham dự phải quay trực tiếp địa điểm thi đấu của mình, họ vẫn có thể bí mật sử dụng sự trợ giúp của phần mềm. Ban tổ chức sử dụng một hệ thống chống gian lận tự động, ngoài ra còn đánh giá những ván đấu của các kỳ thủ có hiệu suất thi đấu cao bất ngờ, vượt hơn nhiều Elo của họ. Hai hạng đầu tiên đã có 4 kỳ thủ của Mali, Hồng Kông, Brunei và Nicaragua bị loại vì gian lận[4]. Ở hạng 3 có thêm hai kỳ thủ của Hàn Quốc, Bồ Đào Nha bị loại[5]. Các kỳ thủ gian lận chỉ bị phạt ở mức độ cá nhân là không được phép tiếp tục tham gia giải, các ván đấu bị xử thua toàn bộ. Đội tuyển của họ không bị loại, chỉ bị mất điểm nếu kết quả của họ ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Vì vậy Hồng Kông và Bồ Đào Nha vẫn thăng hạng dù có kỳ thủ bị loại.

Sau khi từ hạng 4 thăng hạng 3, đội Nigeria bỏ giải vì bất đồng giữa kỳ thủ với liên đoàn. Đội Angola gặp trục trặc về đường truyền Internet nên ngoài trận thắng Nigeria (bỏ cuộc), họ chỉ có thêm được một trận hòa, thua tất cả các trận còn lại[5].

Tại tứ kết, ở cặp đấu Ấn Độ gặp Armenia, tại trận thứ nhất, khi tỉ số đang hòa 2,5–2,5 và còn một bàn nam trẻ thi đấu, kỳ thủ Armenia đứt kết nối và hết giờ, bị xử thua. Bên Armenia cho rằng mạng của họ ổn định nên khiếu kiện, đề nghị được đấu tiếp với hình cờ và thời gian tại thời điểm rớt mạng. Đề nghị này không được ban tổ chức chấp nhận. Để phản đối, Armenia đã bỏ cuộc trận thứ hai và thua chung cuộc.[6]

Tại chung kết giữa Nga và Ấn Độ, trận đầu tiên kết thúc với tỉ số 3–3. Ở trận đấu thứ hai, khi tỉ số đang là 2,5–1,5 nghiêng về Nga, hai bàn đấu trẻ của Ấn Độ mất kết nối và thua vì hết giờ. Ấn Độ nộp đơn khiếu kiện, cho rằng lỗi không phải ở mạng của họ. Sau khi xem xét, FIDE thấy nguyên nhân do Cloudflare, nền tảng mạng của chess.com, gặp trục trặc vào thời điểm đó. Chủ tịch FIDE quyết định trao huy chương vàng cho cả hai đội tuyển.[7]

Kết quả sửa

Hạng cơ sở sửa

Hạng cơ sở thi đấu trong ba ngày 25 đến 27 tháng 7. 30 đội tuyển tham dự được phân chia theo khu vực địa lý để tiện sắp xếp thời gian thi đấu.

Bảng A sửa

Bảng A gồm 9 đội châu Á và 1 đội châu Phi[8].

Bảng B sửa

Bảng B gồm 3 đội châu Á, 6 đội châu Phi và 1 đội châu Âu[9].

Bảng C sửa

Bảng C gồm 3 đội châu Phi, 6 đội châu Mỹ và 1 đội châu Âu[10].

Hạng 4 sửa

Hạng 4 thi đấu trong ba ngày 31 tháng 7, 1 và 2 tháng 8[11]. Như hạng cơ sở, 50 đội tuyển tham dự được phân chia theo khu vực địa lý để tiện sắp xếp thời gian thi đấu.

Bảng A sửa

Bảng A gồm 8 đội châu Á và 2 đội châu Phi[12]:

Bảng B sửa

Bảng B gồm 4 đội châu Á, 4 đội châu Phi và 2 đội châu Âu[13]:

Bảng C sửa

Bảng C gồm 8 đội châu Phi và 2 đội châu Á[14]:

Bảng D sửa

Bảng D gồm 5 đội châu Mỹ, 4 đội châu Phi và 1 đội châu Á[15]:

Bảng E sửa

Bảng E gồm 8 đội châu Mỹ và 2 đội châu Phi[16]:

Hạng 3 sửa

Hạng 3 thi đấu trong ba ngày 7 đến 9 tháng 8[17].

Bảng A sửa

Bảng A gồm 7 đội châu Á / châu Đại Dương và 3 đội châu Âu[18]:

Bảng B sửa

Bảng B gồm 4 đội châu Á, 3 đội châu Phi, 2 đội châu Âu và 1 đội đặc biệt[19]:

Bảng C sửa

Bảng C gồm 4 đội châu Á, 4 đội châu Âu và 2 đội châu Phi[20]:

Bảng D sửa

Bảng D gồm 6 đội châu Mỹ, 3 đội châu Phi và 1 đội châu Âu[21]:

Bảng E sửa

Bảng E gồm 10 đội châu Mỹ[22]:

Hạng 2 sửa

Hạng 2 thi đấu trong ba ngày 14 đến 16 tháng 8[23].

Bảng A sửa

Bảng A gồm 6 đội châu Á / châu Đại Dương và 4 đội châu Âu[24]:

Bảng B sửa

Bảng B gồm 7 đội châu Âu, 2 đội châu Á và 1 đội đặc biệt[25]:

Bảng C sửa

Bảng C gồm 9 đội châu Âu và 1 đội châu Á[26]:

Bảng D sửa

Bảng D gồm 8 đội châu Âu và 2 đội châu Mỹ[27]:

Bảng E sửa

Bảng E gồm 6 đội châu Mỹ và 4 đội châu Âu[28]:

Hạng cao nhất sửa

Hạng cao nhất thi đấu trong ba ngày 21 đến 23 tháng 8[29].

Chú thích màu trong bảng
Đội nhất bảng, vào thẳng tứ kết
Đội nhì và ba bảng, vào đấu vòng tiền tứ kết

Bảng A sửa

Bảng A gồm 7 đội châu Á, 2 đội châu Âu và 1 đội châu Phi[30]:

TT Đội Trận Thắng Hòa Thua Điểm Điểm ván
1   Ấn Độ 9 8 1 0 17 39,5
2   Trung Quốc 9 8 0 1 16 39
3   Đức 9 5 1 3 11 28,5
4   Iran 9 4 1 4 9 30
5   Mông Cổ 9 3 2 4 8 27,5
6   Gruzia 9 3 2 4 8 27,5
7   Indonesia 9 3 2 4 8 27
8   Uzbekistan 9 3 1 5 7 22,5
9   Việt Nam 9 3 0 6 6 27
10   Zimbabwe 9 0 0 9 0 1,5

Bảng B sửa

Bảng B gồm 9 đội châu Âu và 1 đội châu Á[31]:

TT Đội Trận Thắng Hòa Thua Điểm Điểm ván
1   Azerbaijan 9 7 0 2 14 37
2   Hungary 9 7 0 2 14 32
3   Ukraina 9 6 1 2 13 35,5
4   Kazakhstan 9 6 1 2 13 34
5   Tây Ban Nha 9 6 1 2 13 33,5
6   Hà Lan 9 4 1 4 9 29
7   Slovakia 9 4 0 5 8 23,5
8   Pháp 9 2 0 7 4 20
9   Na Uy 9 1 0 8 2 17
10   Nam Phi 9 0 0 9 0 8,5

Bảng C sửa

Bảng C gồm 7 đội châu Âu và 3 đội châu Phi[32]:

TT Đội Trận Thắng Hòa Thua Điểm Điểm ván
1   Nga 9 9 0 0 18 43,5
2   Bulgaria 9 5 3 1 13 34,5
3   Armenia 9 6 0 3 12 37,5
4   Romania 9 6 0 3 12 33
5   Croatia 9 5 1 3 11 33,5
6   Anh 9 5 0 4 10 25
7   Thổ Nhĩ Kỳ 9 3 1 5 7 25,5
8   Ai Cập 9 2 1 6 5 21
9   Maroc 9 1 0 8 2 9,5
10   Algérie 9 0 0 9 0 6

Bảng D sửa

Bảng D gồm 7 đội châu Mỹ và 3 đội châu Âu[33]:

TT Đội Trận Thắng Hòa Thua Điểm Điểm ván
1   Mỹ 9 7 1 1 15 39,5
2   Hy Lạp 9 7 1 1 15 32
3   Ba Lan 9 6 1 2 13 33
4   Peru 9 5 2 2 12 32,5
5   Ý 9 5 0 4 10 29,5
6   Canada 9 3 1 5 7 21,5
7   Brasil 9 2 1 6 5 21,5
8   Argentina 9 1 3 5 5 21,5
9   Cuba 9 2 1 6 5 20,5
10   Paraguay 9 0 3 6 3 18,5

Vòng loại trực tiếp sửa

Vòng loại trực tiếp diễn ra từ 27 đến 30 tháng 8, gồm 4 vòng đấu: tiền tứ kết, tứ kết, bán kết và chung kết[34]. Mỗi cặp đấu gồm 2 trận đấu. Nếu tỉ số hòa sau hai trận đấu thì sẽ có một ván cờ Armageddon bốc thăm ngẫu nhiên bàn đấu (nam, nữ, nam trẻ hoặc nữ trẻ). Bên đi trước có 5 phút còn bên đi sau có 4 phút, nếu hòa thì bên đi sau thắng chung cuộc. Kết cục Nga và Ấn Độ đồng vô địch sau khi hòa trận thứ nhất và trận thứ hai gặp trục trặc ở chung kết[7].

  Tiền tứ kết Tứ kết Bán kết Chung kết
                                                     
  A1   Ấn Độ +    
  C3   Armenia -    
D2   Hy Lạp    
C3   Armenia  
  A1   Ấn Độ 2 1  
  D3   Ba Lan 4 0  
  B1   Azerbaijan 2 0
  D3   Ba Lan 4 1  
C2   Bulgaria 2    
D3   Ba Lan 4  
  A1   Ấn Độ 3 +  
  C1   Nga 3 +  
  C1   Nga 5 3    
  B2   Hungary 1 3    
B2   Hungary 1  
A3   Đức 0
  C1   Nga 3  
  D1   Mỹ 3    
  D1   Mỹ 4  
  B3   Ukraina 2    
A2   Trung Quốc 3 3 0  
B3   Ukraina 3 3 1

Chú thích sửa

  1. ^ “Statement by the FIDE Council regarding the Chess Olympiad (Quyết định của Hội đồng FIDE về Olympiad cờ vua)”. FIDE. 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020. (tiếng Anh)
  2. ^ “FIDE announces Online Olympiad 2020 (FIDE công bố Olympiad cờ vua online 2020)”. ChessBase. 1 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020. (tiếng Anh)
  3. ^ a b “FIDE Online Olympiad Launches July 25 On Chess.com (Olympiad cờ vua online bắt đầu từ 25 tháng 7 trên Chess.com)”. Chess.com. 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020. (tiếng Anh)
  4. ^ “FIDE Statement on anti-cheating cases at Online Olympiad (Quyết định của FIDE về các trường hợp gian lận ở Olympiad online)”. FIDE. 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  5. ^ a b “Division 3: Day 2 Round-up (Hạng 3: tóm tắt ngày đấu thứ hai)”. FIDE. 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  6. ^ “India, Russia, USA and Poland advance to semifinals (Ấn Độ, Nga, Mỹ và Ba Lan vào bán kết)”. FIDE. 28 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  7. ^ a b “Online Olympiad: India and Russia win gold medals (Online Olympiad: Ấn Độ và Nga giành huy chương vàng)”. FIDE. 30 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  8. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Base Division Pool A (Olympiad online hạng cơ sở bảng A)”. Chess-Results. 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020.
  9. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Base Division Pool B (Olympiad online hạng cơ sở bảng B)”. Chess-Results. 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020.
  10. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Base Division Pool C (Olympiad online hạng cơ sở bảng C)”. Chess-Results. 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  11. ^ Sam Copeland (3 tháng 8 năm 2020). “Hong Kong, Angola Perfect; Eid Brilliant In Olympiad Division 4 (Hồng Kông, Angola hoàn hảo; Eid tỏa sáng ở Olympiad hạng 4)”. Chess.com. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  12. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 4 Pool A (Olympiad online hạng 4 bảng A)”. Chess-Results. 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 4 Pool B (Olympiad online hạng 4 bảng B)”. Chess-Results. 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  14. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 4 Pool C (Olympiad online hạng 4 bảng C)”. Chess-Results. 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 4 Pool D (Olympiad online hạng 4 bảng D)”. Chess-Results. 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  16. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 4 Pool E (Olympiad online hạng 4 bảng E)”. Chess-Results. 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  17. ^ Sam Copeland (11 tháng 8 năm 2020). “GM Zaibi Plays Brilliant Checkmate In Olympiad Division 3 (Đại kiện tướng Zaibi tỏa sáng với nước chiếu hết ở Olympiad hạng 3)”. Chess.com. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  18. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 3 Pool A (Olympiad online hạng 3 bảng A)”. Chess-Results. 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  19. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 3 Pool B (Olympiad online hạng 3 bảng B)”. Chess-Results. 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  20. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 3 Pool C (Olympiad online hạng 3 bảng C)”. Chess-Results. 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 3 Pool D (Olympiad online hạng 3 bảng D)”. Chess-Results. 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  22. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 3 Pool E (Olympiad online hạng 3 bảng E)”. Chess-Results. 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  23. ^ Peter Doggers (17 tháng 8 năm 2020). “Shirov On Fire As Online Olympiad Gets Set For Top Division (Shirov thi đấu bốc lửa khi Olympiad online giành vé lên hạng cao nhất)”. Chess.com. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  24. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 2 Pool A (Olympiad online hạng 2 bảng A)”. Chess-Results. 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  25. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 2 Pool B (Olympiad online hạng 2 bảng B)”. Chess-Results. 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  26. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 2 Pool C (Olympiad online hạng 2 bảng C)”. Chess-Results. 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  27. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 2 Pool D (Olympiad online hạng 2 bảng D)”. Chess-Results. 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  28. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Division 2 Pool E (Olympiad online hạng 2 bảng E)”. Chess-Results. 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  29. ^ Peter Doggers (26 tháng 8 năm 2020). “FIDE Online Olympiad Playoff Starts Thursday (Vòng loại trực tiếp Olympiad online bắt đầu vào thứ Năm)”. Chess.com. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020. (tiếng Anh)
  30. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Top Division Pool A (Olympiad online hạng cao nhất bảng A)”. Chess-Results. 24 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  31. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Top Division Pool B (Olympiad online hạng cao nhất bảng B)”. Chess-Results. 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  32. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Top Division Pool C (Olympiad online hạng cao nhất bảng C)”. Chess-Results. 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  33. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Top Division Pool D (Olympiad online hạng cao nhất bảng D)”. Chess-Results. 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  34. ^ “2020 FIDE Online Olympiad Knockout Stage Bracket (Olympiad online vòng loại trực tiếp)”. Chess-Results. 24 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2020.

Liên kết ngoài sửa