Omurice

món ăn Nhật Bản chịu ảnh hưởng của phương Tây bao gồm trứng tráng với cơm

Omurice hay omu-rice (オムライス Omu-raisu?) là một ví dụ về yōshoku (phong cách ẩm thực Nhật Bản chịu ảnh hưởng của phương Tây[1]) gồm một món ốp lết được làm từ cơm chiên với trứng bác chiên mỏng, thường được rưới ketchup lên trên.[2][3] Đây là một món ăn phổ biến trong gia đình và thường thấy tại các quán ăn phong cách phương Tây ở Nhật Bản. Trẻ em đặc biệt thích omurice. Nó thường được xuất hiện trong bữa ăn dành cho trẻ em phiên bản Nhật, okosama-ranchi (お子様ランチ?).[1]

Omurice
Tên khácTrứng cuộn cơm
LoạiTrứng gà, cơm, sốt cà chua
Xuất xứ Nhật Bản
Biến thểOmu Curry, Omuhayashi (cơm thịt bò băm), Omu-Soba, Tampopo omurice (タンポポオムライス)

Nguyên từ học sửa

Hai từ omuraisu bắt nguồn từ cách phát âm các từ tiếng Anh omelet and rice của người Nhật,[4] tên gọi là một ví dụ về wasei-eigo.

Lịch sử sửa

Món Omurice được ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 20[4] tại một nhà hàng kiểu phương Tây ở quận Ginza, Tokyo gọi là Renga-tei, lấy cảm hứng từ chakin-zushi - một loại sushi.[5] Món ăn sau đó lan sang bán đảo Triều TiênĐài Loan và trở lên phổ biến.[6] Tại Nhật Bản, trẻ em đặc biệt thích omurice, và nó thường được đặc trưng trong okosama-ranchi (子 様, cơm hộp) hoặc bữa ăn của trẻ em.[1]

Tên gọi món ăn xuất phát vào năm 1925 (năm Đại Chính thứ 14), ông Shigeo Kitahashi chủ một nhà hàng ở Namba, Osaka là người đã đặt tên cho món ăn này.[7]

Trước đó, có một nhà hàng đã làm món ăn tương tự này. Đó là một món ăn gồm trứng chiên trộn với cơm, được xem như một phong cách cơm trứng. Nó được làm bằng cách trộn trứng trắng, nguyên liệu băm nhỏ và gia vị vào trứng và đánh đều, được ra đời vào năm 1900 (năm Minh Trị thứ 33). Nó là món ăn của các nhân viên làm bếp[8][9] nhưng vì khách hàng muốn ăn nó, nên món đã được thêm vào thực đơn với tên gọi Trứng Omelette chanh vào năm 1901 (năm Minh Trị thứ 34). Nó nổi tiếng trong năm 1903 và đã được nói đến bởi Gensai Murai trong cuốn tiểu thuyết "Shokudoraku". Món tương tự như trứng chiên gạo của Renga-tei là "món trứng tráng gạo".[10][11] Ngoài ra, cơm Omelette dùng với sốt cà chua cũng từng bước được áp dụng, sốt cà chua lan truyền ở Nhật Bản từ năm 1908 (năm Minh Trị thứ 41).[10] Vào thời điểm đó, sốt cà chua không được sử dụng trong món trứng tráng.

Chế biến sửa

Đến nay có rất nhiều nhà hàng làm món Omurice nhưng nhà hàng Osaka Shinsaibashi "Polaris" hay "Tokyo Ginza"của "Renga-tei" là nổi tiếng nhất.

Phần cơm bên dưới là loại cơm rang với các nguyên liệu tùy ý, nhưng tiêu biểu nhất thường là thịt gà cùng các loại rau củ như nấm, cà rốt, đậu Hà Lan. Phần trứng tráng phủ lên phần cơm và trên cùng dưới tương cà ketchup, tương nâu Demi-glace hoặc các loại nước xốt khác.[12]

Điểm độc đáo của Omurice nằm ở phần trứng tráng. Người đầu bếp khéo léo khuấy đảo và bác trứng đến khi chín một phần nhất định tạo thành hỗn hợp sánh đặc sau đó dùng thao tác lắc chảo linh hoạt làm cho phần trứng tự cuộn kín lại, bề mặt bên ngoài đủ chín để bao bọc phần trứng sánh đặc bên trong. Sau đó phần trứng được phủ lên phần cơm và người đầu bếp rạch cuộn trứng ra, phần trứng sánh đặc bên trong tràn phủ ra ngoài.[13]

Biến thể sửa

Các món ăn thường bao gồm chikin raisu (cơm gà: cơm chiên với sốt cà chua và thịt gà) được bọc trong một miếng trứng chiên mỏng. Các thành phần hương vị gạo khác nhau. Thông thường, cơm được chiên với nhiều loại thịt (nhưng thường là thịt gà) và/hoặc rau, và có thể được nêm với thịt bò, sốt cà chua, tương nâu Demi-glace, nước sốt trắng hoặc đơn giản là muối và hạt tiêu. Đôi khi, gạo được thay thế bằng mì xào (yakisoba) để làm món omusoba. Một biến thể ở Okinawaomutako, bao gồm một món trứng tráng trên cơm taco. Xúc xích chiên và Spam cũng là hai loại thịt phổ biến để đưa vào món ăn.

Các món ăn tương tự sửa

 
Phiên bản Indonesian, nasi goreng pattaya tại Pekanbaru, Sumatra.

Món ăn tương tự giống Omurice có khắp nơi ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Malaysia, IndonesiaSingapore, được gọi là nasi goreng pattaya. Đó là một món cơm chiên Đông Nam Á, bao gồm cơm chiên với thịt gà, trong trứng chiên mỏng hoặc trứng tráng.

Cơm Volga là một món ăn tương tự.[14]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c "Omuraisu (còn được gọi là omurice hay cơm omu, cơm trứng ốp lết kiểu Nhật)", JustHungry.com.
  2. ^ Nishimoto, Miyoko (June 1992). "Ngoài Sushi: Nấu ăn Nhật Bản theo truyền thống kiểu gia đình tuyệt vời", Vegetarian Times, No. 178. ISSN 0164-8497.
  3. ^ Paxton, Norbert (2008). The Rough Guide to Korea, p.249. ISBN 978-1-4053-8420-9.
  4. ^ a b Shimbo, Hiroko (2000). The Japanese Kitchen, p.148. ISBN 1-55832-177-2.
  5. ^ Kishi Asako (15 tháng 3 năm 2002). "NIPPONIA No.20: Omuraisu", Web-Japan.org.
  6. ^ Triều Tiên trong thời kỳ thuộc Nhật (Sohn, Ho-min (2006). Korean language in culture and society, tr.59. ISBN 9780824826949), là món thường thấy trong thực đơn của các nhà hàng gimbap của Hàn Quốc, nó được gọi là "오므라이스 (omeuraiseu)" trong Hangul (Gail Jennings (tháng 10 năm 2005). “Shokudo - An Unlikely Marriage of Comfort Foods”. hawaiidiner.com. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2010.)
  7. ^ オムライスの誕生までの由来, truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019
  8. ^ ぐるなびPRO for 飲食店 煉瓦亭「元祖オムライス」 - 伝説の店 -
  9. ^ あのメニューが生まれた店 tr.30
  10. ^ a b ニッポン定番メニュー事始め
  11. ^ 村井弦斎『食道楽』夏の巻, Thư viện Quốc hội Nhật Bản, tr.2-3; 『村井弦斎『食道楽』秋の巻, Thư viện Quốc hội Nhật Bản, tr.37-38
  12. ^ “13 món ăn nhìn là thèm của Nhật Bản”. Báo Vnexpress.
  13. ^ “The wonder of omurice”. theweek.com.
  14. ^ “Volga Rice - 【郷土料理ものがたり】”. kyoudo-ryouri.com. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2019.

Tham khảo sửa

  • 菊地武顕 (Tháng 11 năm 2013), あのメニューが生まれた店, 平凡社, ISPN 978-4582634860
  • 小菅桂 (Tháng 12 năm 1983), にっぽん洋食物語, 新潮社, ISPN 978-4103502012
  • 澁川祐 (Tháng 9 năm 2013), ニッポン定番メニュー事始め, 彩流社, ISPN 978-4779119347

Liên kết ngoài sửa